Lê Văn Nghĩa - Một thời tuổi trẻ can trường

<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:16px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Sau năm 1975, nhiều người biết đến v&agrave; y&ecirc;u mến anh L&ecirc; Văn Nghĩa khi anh l&agrave;m Ph&oacute; Tổng thư k&yacute; T&ograve;a soạn B&aacute;o Tuổi Trẻ Cười, một đặc sản của b&aacute;o ch&iacute; TP. Hồ Ch&iacute; Minh m&agrave; anh c&oacute; c&ocirc;ng x&acirc;y dựng từ đầu, tờ b&aacute;o tr&agrave;o ph&uacute;ng c&oacute; tuổi đời l&acirc;u nhất trong lịch sử b&aacute;o ch&iacute; Việt Nam, rồi những t&aacute;c phẩm hồi ức về ng&ocirc;i trường xưa anh đi học, về những c&acirc;u chuyện đ&aacute;ng y&ecirc;u về thời tuổi thơ, chuyện mọi ng&atilde; đường g&oacute;c phố của S&agrave;i G&ograve;n xưa. Anh trở th&agrave;nh một c&acirc;y b&uacute;t ch&acirc;m biếm v&agrave; tr&agrave;o ph&uacute;ng đặc sắc được nhiều người &aacute;i mộ, nhất l&agrave; giới trẻ.</span></span></p> <p style="text-align:center"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2021/7/34524/lvn.jpg" style="height:681px; width:654px" /></p> <p style="text-align:center"><em><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Nh&agrave; văn L&ecirc; Văn Nghĩa. Ảnh: T.T.D (Nguồn ảnh: B&aacute;o Tuổi Trẻ)</span></span></em></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:16px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Nhưng bức tranh cuộc đời của anh kh&ocirc;ng phải chỉ tỏa s&aacute;ng bắt đầu từ sau 1975. Anh thuộc thế hệ thanh ni&ecirc;n học sinh S&agrave;i G&ograve;n trưởng th&agrave;nh trong cao tr&agrave;o đấu tranh đ&ocirc; thị 1970 - 1975, anh tham gia cơ sở b&iacute; mật của Th&agrave;nh Đo&agrave;n từ năm 1970, người phụ tr&aacute;ch đầu ti&ecirc;n l&agrave; anh Nguyễn Sĩ Hiền (b&iacute; danh: Ba Đ&igrave;nh, b&uacute;t danh: Hữu Đạo) trong Đo&agrave;n ủy Học sinh. Anh tham gia phong tr&agrave;o đấu tranh của học sinh P&eacute;trus Trương Vĩnh K&yacute; (nay l&agrave; trường THPT L&ecirc; Hồng Phong), th&agrave;nh n&ograve;ng cốt của phong tr&agrave;o học sinh, sinh vi&ecirc;n l&uacute;c bấy giờ. Anh l&agrave; Chủ tịch&nbsp;</span>Ủy ban Bảo vệ Sinh hoạt D&acirc;n chủ Học đường&nbsp;</span><span style="font-size:16px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">v&agrave; Chủ b&uacute;t của tờ b&aacute;o b&aacute;n c&ocirc;ng khai của lực lượng đấu tranh như: Ng&ograve;i B&uacute;t, Vững Niềm Tin v&agrave; Học Đường Mới.</span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:16px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Năm 1971, nhằm đối ph&oacute; với l&agrave;n s&oacute;ng đấu tranh của học sinh sinh vi&ecirc;n v&agrave; đồng b&agrave;o c&aacute;c giới, chế độ S&agrave;i G&ograve;n mở chiến dịch đ&agrave;n &aacute;p bắt bớ h&agrave;ng loạt n&ograve;ng cốt trong lực lượng đấu tranh. D&ugrave; ch&uacute;ng biết cha anh l&agrave; vi&ecirc;n chức trong guồng m&aacute;y an ninh S&agrave;i G&ograve;n, cảnh s&aacute;t S&agrave;i G&ograve;n vẫn tống giam anh v&agrave;o kh&aacute;m Ch&iacute; H&ograve;a. Tại kh&aacute;m Ch&iacute; H&ograve;a anh đ&atilde; gặp những người bạn chiến đấu trong phong tr&agrave;o như c&aacute;c anh: L&ecirc; Văn Nu&ocirc;i, V&otilde; Như Lanh, Trương Văn Khu&ecirc;, Nguyễn Hữu Định, L&acirc;m Th&agrave;nh Qu&iacute;, Hạ Đ&igrave;nh Nguy&ecirc;n&hellip; C&aacute;c anh biến nh&agrave; t&ugrave; th&agrave;nh trận địa đấu tranh, đ&ograve;i trả tự do, đ&ograve;i cải thiện chế độ lao t&ugrave;&hellip; Lực lượng an ninh nh&agrave; t&ugrave; Ch&iacute; H&ograve;a đ&agrave;n &aacute;p dữ dội v&agrave; buộc phải d&ugrave;ng bạo lực chuyển c&aacute;c anh đi giam ở c&aacute;c nh&agrave; t&ugrave; kh&aacute;c. Năm 1972, anh L&ecirc; Văn Nghĩa chuyển sang trại giam T&acirc;n Hiệp (Bi&ecirc;n&nbsp; H&ograve;a) rồi ch&uacute;ng buộc anh l&ecirc;n t&agrave;u ra Nh&agrave; t&ugrave; C&ocirc;n Đảo. Năm 1973, ch&uacute;ng thả anh ra v&agrave; &ldquo;chỉ định nơi cư tr&uacute;&rdquo; tức giam lỏng anh cho đến ng&agrave;y h&ograve;a b&igrave;nh.</span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:16px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Anh L&ecirc; Văn Nghĩa sinh ng&agrave;y 23/5/1953 tại tỉnh Chợ Lớn. D&ugrave; cha anh l&agrave;m trong guồng m&aacute;y an ninh của S&agrave;i G&ograve;n, nhưng anh vẫn x&aacute;c định được con đường l&yacute; tưởng c&aacute;ch mạng, d&aacute;m đương đầu với guồng m&aacute;y bạo quyền của ch&iacute;nh quyền S&agrave;i G&ograve;n, được Th&agrave;nh Đo&agrave;n tin tưởng đưa v&agrave;o căn cứ kh&aacute;ng chiến học tập v&agrave; kết nạp Đo&agrave;n tại bi&ecirc;n giới Việt Nam - Campuchia, được c&aacute;c đồng ch&iacute;&nbsp;l&atilde;nh đạo Th&agrave;nh ủy v&agrave; Th&agrave;nh Đo&agrave;n bồi dưỡng ch&iacute;nh trị. Sau ng&agrave;y giải ph&oacute;ng, anh được Th&agrave;nh ủy v&agrave; Th&agrave;nh Đo&agrave;n cử đi học trường Tuy&ecirc;n huấn Trung ương H&agrave; Nội (nay l&agrave; Học viện B&aacute;o ch&iacute; v&agrave; Tuy&ecirc;n truyền) nhằm đ&agrave;o tạo lực lượng chủ lực của Đảng tr&ecirc;n mặt trận văn h&oacute;a - tư tưởng trong thời kỳ mới&nbsp;(Lớp trưởng l&agrave; đồng ch&iacute; Trương Vĩnh Trọng, sau n&agrave;y l&agrave; Ủy vi&ecirc;n Bộ Ch&iacute;nh trị, Ph&oacute; Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ).</span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:16px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Anh L&ecirc; Văn Nghĩa,&nbsp;nh&agrave; văn, nh&agrave; b&aacute;o c&oacute; t&acirc;m, c&oacute; biệt t&agrave;i, một thời tuổi trẻ can trường đ&atilde; từ biệt ch&uacute;ng ta v&agrave;o l&uacute;c 22g25 ng&agrave;y 25/7/2021 sau thời gian chống chọi với bạo bệnh để lại bao thương tiếc của đồng ch&iacute;, bạn b&egrave; v&agrave; người &aacute;i mộ.</span></span></p> <p style="text-align:right"><span style="font-size:16px"><strong>HO&Agrave;NG Đ&Ocirc;N NHẬT T&Acirc;N</strong></span></p> </body></html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xuất phát từ ý thức trách nhiệm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của toàn Đảng, toàn dân, làm nền tảng giúp đất nước phát triển bền vững, Đoàn Khoa Địa Lý - Đoàn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV) ĐHQG-HCM đã thực hiện mô hình “Cánh tay Tổ quốc”.

Agile Việt Nam
;