Đồng chí Hồ Hảo Hớn - Thủ lĩnh kiên trung của học sinh, sinh viên Sài Gòn – Gia Định

<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body> <div class="imagemain " style="box-sizing: border-box; font-family: Arial, &quot;Helvetica Neue&quot;, Helvetica, sans-serif; text-align: justify;"> <div class="desc " style="box-sizing: border-box; font-size: 16px !important;"> <p>Đồng ch&iacute; Hồ Hảo Hớn c&ograve;n c&oacute; b&iacute; danh l&agrave; Hai Nghị, Ba Lực v&agrave; Nguyễn Văn Chi&ecirc;u; sinh ng&agrave;y 15 th&aacute;ng 10 năm 1926 tại ấp Thanh T&acirc;n, x&atilde; Hương Mỹ, huyện Mỏ C&agrave;y, tỉnh Bến Tre (nay l&agrave; x&atilde; Hương Mỹ, huyện Mỏ C&agrave;y Nam, tỉnh Bến Tre) trong gia đ&igrave;nh nh&agrave; nho y&ecirc;u nước, cha l&agrave; cụ Hồ Văn Mẹo, mẹ l&agrave; cụ Nguyễn Thị Dự; đồng ch&iacute; l&agrave; người con thứ ba trong gia đ&igrave;nh 9 anh chị em (4 g&aacute;i 5 trai). Từ nhỏ, &ocirc;ng đ&atilde; thể hiện sự th&ocirc;ng minh, ham học hỏi, được gia đ&igrave;nh cho đi học trường c&ocirc;ng lập ở x&atilde; Hương Mỹ.</p> <p style="text-align:center"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2021/10/34656/A%20HHH.jpg" style="height:743px; width:500px" /></p> </div> </div> <div class="content " style="box-sizing: border-box; line-height: 28px; font-family: Arial, &quot;Helvetica Neue&quot;, Helvetica, sans-serif; text-align: justify; color: rgb(0, 0, 0) !important; font-size: 16px !important;"> <p>Năm 1939, Hồ Hảo Hớn thi v&agrave;o Trường Trung học Mỹ Tho. Đến khi tốt nghiệp bậc trung học năm 1943, &ocirc;ng l&ecirc;n S&agrave;i G&ograve;n, tiếp tục v&agrave;o học tại Trường Petrus K&yacute; (nay l&agrave; Trường Trung học phổ th&ocirc;ng chuy&ecirc;n L&ecirc; Hồng Phong). Năm 1945, Hồ Hảo Hớn vừa tốt nghiệp t&uacute; t&agrave;i th&igrave; Nhật đảo ch&iacute;nh Ph&aacute;p ở Đ&ocirc;ng Dương, Trường Petrus K&yacute; bị Nhật chiếm đ&oacute;ng, &ocirc;ng rời khỏi trường. Trở về qu&ecirc; nh&agrave;, trong kh&iacute; thế s&ocirc;i sục của Nh&acirc;n d&acirc;n Bến Tre bị v&ugrave;ng l&ecirc;n khởi nghĩa gi&agrave;nh ch&iacute;nh quyền, th&aacute;ng 5 c&ugrave;ng năm, đồng ch&iacute; gia nhập tổ chức &ldquo;Thanh ni&ecirc;n Tiền phong&rdquo; do Xứ ủy Tiền phong chủ trương th&agrave;nh lập, sau đổi th&agrave;nh &ldquo;Thanh ni&ecirc;n Cứu quốc&rdquo;.</p> <p>Năm 1947, Hồ Hảo Hớn tho&aacute;t ly gia đ&igrave;nh đi kh&aacute;ng chiến với b&iacute; danh Hai Nghị. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng ch&iacute; Trần Bạch Đằng, đồng ch&iacute; c&ocirc;ng t&aacute;c tại Viện Văn h&oacute;a Kh&aacute;ng chiến Nam bộ. Năm 1948, Viện s&aacute;p nhập v&agrave;o Sở Gi&aacute;o dục Nam Bộ, đồng ch&iacute; được ph&acirc;n c&ocirc;ng giữ chức Ph&oacute; ph&ograve;ng Sưu tầm t&agrave;i liệu, với nhiệm vụ sưu tầm những t&agrave;i liệu về gi&aacute;o dục v&agrave; văn h&oacute;a, gi&aacute;o dục truyền thống lịch sử d&acirc;n tộc. Đồng thời, &ocirc;ng c&ograve;n được ph&acirc;n c&ocirc;ng giảng dạy trực tiếp tại Trường Trung học kh&aacute;ng chiến Nguyễn Văn Tố, thực hiện đ&agrave;o tạo c&aacute;n bộ kh&aacute;ng chiến, x&acirc;y dựng nền tảng văn h&oacute;a kh&aacute;ng chiến Nam Bộ. Năm 1950, đồng ch&iacute; Hồ Hảo Hớn vinh dự kết nạp v&agrave;o Đảng Cộng sản Đ&ocirc;ng Dương.</p> <p>Năm 1954, Hiệp định Gen&egrave;ve được k&yacute; kết, đồng ch&iacute; được điều về nội đ&ocirc; S&agrave;i G&ograve;n hoạt động b&iacute; mật, được tổ chức giao nhiệm vụ vận động tập hợp c&aacute;c lực lượng tr&iacute; thức. S&agrave;i G&ograve;n l&agrave; trung t&acirc;m đầu n&atilde;o của ch&iacute;nh quyền tay sai, cũng l&agrave; nơi tập trung phong tr&agrave;o đấu tranh ch&iacute;nh trị đ&ocirc; thị s&ocirc;i nổi. Với b&iacute; danh Nguyễn Văn Chi&ecirc;u, đồng ch&iacute; dạy ở c&aacute;c trường Trung học tư thục: Việt Nam học đường, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Huệ&hellip; c&ocirc;ng việc n&agrave;y vừa gi&uacute;p &ocirc;ng trang trải cuộc sống, vừa thuận lợi cho hoạt động c&aacute;ch mạng, tuy&ecirc;n truyền, gi&aacute;c ngộ c&aacute;ch mạng cho đội ngũ tr&iacute; thức học sinh, sinh vi&ecirc;n.</p> <div class="article-photo" style="box-sizing: border-box; position: relative;"><img alt="Học sinh sinh viên đấu tranh trước dinh Thủ hiến Nam phần chống đàn áp, đóng cửa trường ngày 9/1/1950 (Nguồn: Ảnh tư liệu)" src="https://images.hcmcpv.org.vn//Uploads/Image/15102021E5ED21B1/15-10-2021HHHon_2.jpg" style="border:0px; box-sizing:border-box; display:block; font-size:0px; line-height:0; margin:15px auto 0px; max-width:100%; vertical-align:middle" /><em>Học sinh sinh vi&ecirc;n đấu tranh trước dinh Thủ hiến Nam phần chống đ&agrave;n &aacute;p, đ&oacute;ng cửa trường ng&agrave;y 9/1/1950. (Nguồn: Ảnh tư liệu)</em></div> <p>Năm 1957, ch&iacute;nh quyền độc t&agrave;i Ng&ocirc; Đ&igrave;nh Diệm ph&aacute; bỏ Hiệp định Gen&egrave;ve, tiến h&agrave;nh triển khai chiến dịch &ldquo;tố cộng, diệt cộng&rdquo;; Hồ Hảo Hớn được Khu ủy điều động v&agrave; ph&acirc;n c&ocirc;ng giữ chức vụ Ph&oacute; B&iacute; thư Ban C&aacute;n sự thanh ni&ecirc;n, học sinh, sinh vi&ecirc;n S&agrave;i G&ograve;n - Gia Định hoạt động với b&iacute; danh mới l&agrave; Ba Lực. Dưới sự l&atilde;nh đạo trực tiếp của đồng ch&iacute; B&iacute; thư Trần Quang Cơ, đồng ch&iacute; Ba Lực t&iacute;ch cực x&acirc;y dựng, tổ chức, l&atilde;nh đạo hoạt động của phong tr&agrave;o học sinh, sinh vi&ecirc;n S&agrave;i G&ograve;n - Chợ Lớn xuống đường biểu t&igrave;nh đấu tranh chống Mỹ x&acirc;m lược v&agrave; ch&iacute;nh quyền Diệm cũng như phong tr&agrave;o học sinh, sinh vi&ecirc;n giải ph&oacute;ng dưới ngọn cờ Mặt trận D&acirc;n tộc Giải ph&oacute;ng miền Nam Việt Nam những năm 1960 trở đi.</p> <p>Năm 1962, đồng ch&iacute; Hồ Hảo Hớn được bổ nhiệm l&agrave;m B&iacute; thư Ban C&aacute;n sự thay cho đồng ch&iacute; Trần Quang Cơ đ&atilde; hy sinh (th&aacute;ng 8 năm 1961), trực tiếp huấn luyện phần lớn c&aacute;n bộ đảng, đo&agrave;n sinh vi&ecirc;n, học sinh. Thời gian n&agrave;y, đồng ch&iacute; Ba Lực chủ động củng cố lại tổ chức, b&aacute;m s&aacute;t chỉ đạo phong tr&agrave;o học sinh, sinh vi&ecirc;n, nắm c&aacute;c tổ chức hoạt động c&ocirc;ng khai; đặc biệt, đồng ch&iacute; đẩy mạnh đấu tranh v&agrave; gi&agrave;nh lại vai tr&ograve; l&atilde;nh đạo Tổng Hội sinh vi&ecirc;n S&agrave;i G&ograve;n từ bọn phản động tay sai Mỹ ngụy đội lốt sinh vi&ecirc;n để ph&aacute; hoại tổ chức. Cũng từ đ&acirc;y, Tổng Hội sinh vi&ecirc;n S&agrave;i G&ograve;n trở th&agrave;nh ngọn cờ c&ocirc;ng khai cho phong tr&agrave;o th&agrave;nh thị miền Nam, phong tr&agrave;o học sinh, sinh vi&ecirc;n hoạt động s&ocirc;i nổi, hiệu quả v&agrave; c&oacute; uy t&iacute;n, tạo tiếng vang trong nước v&agrave; quốc tế.</p> <p>Năm 1963, đồng ch&iacute; Nguyễn Văn Chi&ecirc;u b&agrave;n bạc c&ugrave;ng tập thể Ban C&aacute;n sự vận động học sinh, sinh vi&ecirc;n hưởng ứng phong tr&agrave;o đấu tranh của hội Phật gi&aacute;o chống Mỹ - Diệm, gi&aacute;c ngộ quần ch&uacute;ng, mở rộng cơ sở hội đo&agrave;n kh&ocirc;ng ngừng đẩy mạnh phong tr&agrave;o đấu tranh chống bắt l&iacute;nh, đấu tranh đ&ograve;i hỏi h&ograve;a b&igrave;nh, chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam&hellip; Khi ch&iacute;nh quyền Diệm sụp đổ, tận dụng thời cơ, đồng ch&iacute; B&iacute; thư Ban C&aacute;n sự thanh ni&ecirc;n, học sinh, sinh vi&ecirc;n S&agrave;i G&ograve;n - Gia Định chỉ đạo c&aacute;c cơ sở tại c&aacute;c trường học loại bỏ phần tử phản động tay ch&acirc;n của Mỹ - Diệm c&agrave;i cắm, nhanh ch&oacute;ng th&agrave;nh lập tổ chức mới v&agrave; hoạt động c&ocirc;ng khai.</p> <p>Trước t&igrave;nh h&igrave;nh đ&oacute;, địch tăng cường phong tỏa, d&ugrave;ng r&agrave;o kẽm gai, đạn cay, phi tiễn, hỏa m&ugrave;, v&ograve;i rồng đ&agrave;n &aacute;p nhưng học sinh, sinh vi&ecirc;n vẫn ki&ecirc;n cường s&aacute;t c&aacute;nh c&ugrave;ng nhau đấu tranh. Sự việc đỉnh điểm l&agrave; trong lần xuống đường biểu t&igrave;nh ng&agrave;y 24 th&aacute;ng 1 năm 1965, bọn cảnh s&aacute;t d&atilde; chiến ngụy đ&atilde; bắn chết học sinh L&ecirc; Văn Ngọc tại Viện H&oacute;a đạo. Nhận được tin, đồng ch&iacute; Hai Nghị chỉ đạo phải bảo vệ cho được thi h&agrave;i học sinh L&ecirc; Văn Ngọc, kh&ocirc;ng để địch cướp x&aacute;c; đồng thời tổ chức đo&agrave;n tới chia buồn, xin ph&eacute;p gia đ&igrave;nh v&agrave; được sự đồng &yacute; để đo&agrave;n thể học sinh, sinh vi&ecirc;n được l&agrave;m tang lễ.</p> <div class="article-photo" style="box-sizing: border-box; position: relative;"><img alt="Trao giải thưởng Hồ Hảo Hớn 2020 cho cho Đoàn Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM với mô hình “Mang bảo tàng đến với Trường học” (Nguồn: Thanhuytphcm.vn)" src="https://images.hcmcpv.org.vn//Uploads/Image/15102021E5ED21B1/15-10-2021HHHon_3.jpg" style="border:0px; box-sizing:border-box; display:block; font-size:0px; line-height:0; margin:15px auto 0px; max-width:100%; vertical-align:middle" /><em>Trao giải thưởng Hồ Hảo Hớn 2020 cho cho Đo&agrave;n Sở Văn h&oacute;a - Thể thao TPHCM với m&ocirc; h&igrave;nh &ldquo;Mang bảo t&agrave;ng đến với Trường học&rdquo; (Nguồn: Thanhuytphcm.vn)</em></div> <p>S&aacute;ng ng&agrave;y 26 th&aacute;ng 1 năm 1965, cuộc biểu t&igrave;nh đưa tang L&ecirc; Văn Ngọc được h&agrave;ng chục vạn quần ch&uacute;ng hưởng ứng tham gia trong kh&iacute; thế căm th&ugrave; bọn tay sai, ủng hộ phong tr&agrave;o học sinh, sinh vi&ecirc;n v&agrave; ch&iacute;nh quyền c&aacute;ch mạng.</p> <p>Th&aacute;ng 5 năm 1965, Khu Đo&agrave;n S&agrave;i G&ograve;n - Gia Định được th&agrave;nh lập, Hồ Hảo Hớn được bổ nhiệm l&agrave;m Ph&oacute; B&iacute; thư Khu Đo&agrave;n, rồi b&iacute; thư Khu Đo&agrave;n năm 1966 . C&ugrave;ng với vai tr&ograve; l&atilde;nh đạo phong tr&agrave;o học sinh, sinh vi&ecirc;n ph&aacute;t triển, đồng ch&iacute; c&ograve;n trực tiếp chỉ đạo xuất bản b&aacute;o b&iacute; mật, nắm b&aacute;o c&ocirc;ng khai, phụ tr&aacute;ch c&aacute;c tờ b&aacute;o: Suối Th&eacute;p, Lửa Thi&ecirc;ng, Cờ giải ph&oacute;ng ngay trong nội đ&ocirc;.</p> <p>Năm 1967, đồng ch&iacute; Hồ Hảo Hớn được bổ sung v&agrave;o Ban Chấp h&agrave;nh Khu ủy S&agrave;i G&ograve;n - Gia Định. Th&aacute;ng 10 năm 1967, đồng ch&iacute; được điều ra căn cứ để dự họp chuẩn bị nhiệm vụ cho cuộc tiến c&ocirc;ng v&agrave; nổi dậy Tết Mậu Th&acirc;n năm 1968. Tại cuộc họp n&agrave;y Trung ương Cục miền Nam đ&atilde; ra Nghị quyết về tổng c&ocirc;ng k&iacute;ch - tổng khởi nghĩa (Nghị quyết Quang Trung), quyết định lấy miền Đ&ocirc;ng Nam Bộ v&agrave; S&agrave;i G&ograve;n l&agrave;m trọng điểm tiến c&ocirc;ng v&agrave; nổi dậy, hướng tiến c&ocirc;ng chủ yếu l&agrave; S&agrave;i G&ograve;n. Song, tr&ecirc;n đường trở v&agrave;o lại S&agrave;i G&ograve;n, một t&ecirc;n phản bội biết kh&aacute; r&otilde; đồng ch&iacute; đ&atilde; chỉ điểm, đồng ch&iacute; bị địch bắt v&agrave; giam ở b&oacute;t B&agrave; H&ograve;a (Quận 5). Trải qua 5 ng&agrave;y đ&ecirc;m li&ecirc;n tục, bọn địch tra tấn d&atilde; man, d&ugrave;ng mọi thủ đoạn cực h&igrave;nh nhưng tuyệt nhi&ecirc;n đồng ch&iacute; kh&ocirc;ng hề h&eacute; miệng, kh&ocirc;ng hề khai b&aacute;o, quyết giữ b&iacute; mật tới c&ugrave;ng để bảo vệ đồng đội, bảo vệ cơ sở, giữ trọn kh&iacute; tiết của người cộng sản ki&ecirc;n trung cho tới l&uacute;c tr&uacute;t hơi thở cuối c&ugrave;ng. 22 năm tham gia c&aacute;ch mạng, trực tiếp hoạt động v&agrave; chiến đấu trong l&ograve;ng địch, đồng ch&iacute; Hồ Hảo Hớn đ&atilde; thể hiện được bản lĩnh của một c&aacute;n bộ gương mẫu, một đảng vi&ecirc;n bất khuất ki&ecirc;n cường, d&agrave;nh cả cuộc đời phụng sự d&acirc;n tộc, lu&ocirc;n giữ vững sự trung th&agrave;nh với Đảng, với sự nghiệp c&aacute;ch mạng.</p> <p>Ng&agrave;y 15 th&aacute;ng 4 năm 1996, di h&agrave;i đồng ch&iacute; Hồ Hảo Hớn được cải t&aacute;ng về nghĩa trang Liệt sĩ Th&agrave;nh phố Hồ Ch&iacute; Minh.</p> <p>Ghi nhận v&agrave; tưởng nhớ những đ&oacute;ng g&oacute;p của đồng ch&iacute;, ng&agrave;y 4 th&aacute;ng 4 năm 1985, Ủy ban nh&acirc;n d&acirc;n Th&agrave;nh phố Hồ Ch&iacute; Minh đ&atilde; ra quyết định đổi t&ecirc;n đường Huỳnh Quang Ti&ecirc;n th&agrave;nh đường Hồ Hảo Hớn thuộc địa b&agrave;n phường C&ocirc; Giang, Quận 1. Từ năm 2002 đến nay, h&agrave;ng năm Đo&agrave;n Thanh ni&ecirc;n Cộng sản Hồ Ch&iacute; Minh Th&agrave;nh phố đều tổ chức trao giải thưởng Hồ Hảo Hớn cho c&aacute;c tập thể, c&aacute; nh&acirc;n c&oacute; s&aacute;ng kiến mới, &aacute;p dụng th&agrave;nh c&ocirc;ng v&agrave;o thực tiễn hoặc c&oacute; đề t&agrave;i nghi&ecirc;n cứu về thanh ni&ecirc;n đ&oacute;ng g&oacute;p cho sự ph&aacute;t triển của tổ chức Đo&agrave;n v&agrave; vinh danh những c&aacute;n bộ Đo&agrave;n ho&agrave;n th&agrave;nh xuất sắc nhiệm vụ c&ocirc;ng t&aacute;c.</p> <p>Ng&agrave;y 22 th&aacute;ng 11 năm 2011, Chủ tịch nước Cộng h&ograve;a X&atilde; hội chủ nghĩa Việt Nam đ&atilde; k&yacute; quyết định số 2164/QĐ-CTN truy tặng Danh hiệu Anh h&ugrave;ng Lực lượng vũ trang Nh&acirc;n d&acirc;n cho Liệt sĩ Hồ Hảo Hớn.</p> </div> <div style="box-sizing: border-box; font-family: Arial, &quot;Helvetica Neue&quot;, Helvetica, sans-serif; text-align: right; font-weight: bold; font-size: 18px; color: rgb(0, 0, 0);"> <p>Ph&ograve;ng L&yacute; luận ch&iacute;nh trị - Lịch sử Đảng</p> <p>Ban Tuy&ecirc;n gi&aacute;o Th&agrave;nh ủy TPHCM</p> <p>Theo Website Th&agrave;nh ủy TPHCM</p> </div> </body></html>

BÌNH LUẬN

Agile Việt Nam
;