<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body>
<p style="text-align:justify"><strong><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="color:rgb(52, 58, 64)">“Cần cảnh giác những biến tấu của hội, nhóm Yêu đồ lính”. Đó là tựa đề của một bài viết vừa đăng tải trên tài khoản Facebook “Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh yêu nước”, ngay lập tức đã được chia sẻ bởi hàng trăm tài khoản mạng xã hội.</span></span></span></strong></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><strong><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Lan tỏa sức mạnh cộng đồng</span></strong></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Bài viết “Cần cảnh giác những biến tấu của hội, nhóm Yêu đồ lính” đã chỉ ra hoạt động bất thường của các hội nhóm “Yêu đồ lính” xuất hiện tràn lan trên các kênh YouTube, Facebook được chia sẻ lên các nhóm “Yêu đồ lính”, “Yêu đồ lính Việt Nam Cộng hòa”…</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Nội dung bài viết trong các nhóm này mời chào cộng đồng mạng tham gia vào các nhóm khác, có tên: “Yêu đồ lính thành phố Phúc Yên”, “Yêu đồ lính Thành Nam”, “Chơi đồ lính xứ Lạng”…</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Sự bất thường trong các nhóm này cũng nhanh chóng được cộng đồng mạng chỉ rõ tiềm ẩn những vấn đề về an ninh xã hội, văn hóa dân tộc, có mục đích tuyên truyền cho việc khôi phục tàn dư của chế độ Việt Nam Cộng hòa trước đây; đồng thời đánh tráo khái niệm, bôi lem, bóp méo hình ảnh người chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Thấy rõ được sự bất thường này, nhiều bạn trẻ đã lên tiếng phản bác kịch liệt, tạo thành sức mạnh dư luận trong cộng đồng mạng. Bạn Quang Thanh chia sẻ trên tài khoản Facebook của mình khi thấy hình ảnh một số đối tượng trong bộ đồ lính Việt Nam Cộng hòa: “Đây là những thành phần suy đồi đạo đức, lối sống, là mầm mống thế lực chống đối lại Đảng và Nhà nước ta. Cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh tay với những hội nhóm yêu đồ lính như thế này”.</span></span></p>
<p style="text-align:center"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2023/6/35967/3.1.jpg" style="height:595px; width:600px" /></p>
<p style="text-align:center"><span style="font-size:12px"><em><span style="color:rgb(52, 58, 64); font-family:arial,helvetica,sans-serif">Một diễn đàn thanh niên phản bác lại các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch</span></em></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif; font-size:14px">Các tài khoản khác kêu gọi cộng đồng mạng cảnh giác với các tài khoản rao bán trang phục lính nhân danh “yêu đồ lính”, không mắc mưu thủ đoạn của các đối tượng này mà mất tiền mua, mặc khi đi ra đường, hay vào những địa danh lịch sử ở các địa phương.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Ở các tài khoản Facebook Hoa Bàng Vuông, Cờ Đỏ, Cột Cờ Thủ Ngữ, Hương Sen Việt… đã có rất nhiều câu chuyện phản bác lại những tin tức phản động, xuyên tạc sự thật của các hội nhóm, tổ chức phản động đưa lên mạng xã hội, được đông đảo bạn trẻ tương tác, chia sẻ và bình luận với những lời lẽ phản bác mạnh mẽ.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Ở bài viết “Không thể xuyên tạc chính sách hòa hợp dân tộc của Việt Nam” được chia sẻ đến nhiều tài khoản Facebook, YouTube trong dịp kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã được nhiều bạn trẻ đồng tình và trích dẫn một số nội dung trong bài viết để phản bác lại những luận điệu xuyên tạc của các phần tử phản động về Ngày chiến thắng 30-4-1975.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Bạn Le Huyen viết trên trang Facebook của mình: “Hòa hợp không đồng nghĩa với xuyên tạc lịch sử, với vi phạm pháp luật”. Cũng trong nội dung bài viết này, các tài khoản Võ Hải, Nguyen Bình, Hải Nam…, chỉ rõ cho đối tượng phản động Trương Nhân Tuấn và những thành phần “cờ vàng” chống phá: “Đất nước cương quyết không chào đón những kẻ cơ hội, phản động như Trương Nhân Tuấn trở về nhằm mục đích chia rẽ, phạm pháp và phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><strong><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Tạo làn sóng phản bác mạnh mẽ</span></span></strong></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Thời gian qua, trên không gian mạng xuất hiện nhiều cá nhân, hội nhóm thanh niên lập các nhóm, tài khoản Facebook, Zalo, YouTube, TikTok…, đưa lên nhiều bài viết, thông tin tích cực của đất nước và các địa phương. Cùng với đó, có rất nhiều chia sẻ, bình luận phản bác các thông tin xấu độc của các tổ chức phản động đưa lên mạng xã hội.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Nhiều nhóm, tài khoản đã thu hút được lượng lớn người theo dõi, tương tác, chia sẻ, bình luận, trong đó có khá đông người trẻ tích cực tham gia theo dõi, phản bác lại những thông tin xấu độc, tạo thành làn sóng đấu tranh mạnh mẽ với các thế lực thù địch, các hội nhóm phản động.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Đơn cử như trong dịp kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vừa qua, các nhóm, tài khoản của các tổ chức, cá nhân phản động đưa lên thông tin xuyên tạc lịch sử Ngày chiến thắng 30-4-1975, đã bị làn sóng mạng xã hội phản bác kịch liệt. Việt Tân đưa lên bài “Đường Duy Tân ở Sài Gòn bị xóa tên sau 1975 - tại sao?”. Tài khoản Le Van Quy hùa theo bài viết trên tài khoản của mình: “Vì sao? Họ phải xóa tên đường một vị vua yêu nước?”. Những thông tin trên bị cộng đồng mạng lên tiếng phản bác mạnh mẽ.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Tài khoản Minh Hạnh nói: “Đường Duy Tân có ở phường 8 (quận Tân Bình) và phường 10 (quận Phú Nhuận) mà nói không có cái gì. Nhiều đô thị ở Việt Nam có đường Duy Tân mà”. Tài khoản Minh Thao cũng kịch liệt phản bác một bài viết của Duong Thu Huong có nội dung xuyên tạc lịch sử. Những lời lẽ ngắn gọn, mạnh mẽ của Minh Thao đã có sức thu hút cộng đồng mạng và giúp người trẻ hiểu hơn sự thật về nhân vật chống đối và âm mưu của các thế lực thù địch, phản động đứng đằng sau.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Để những thông tin đấu tranh, phản bác đến được đông đảo cộng đồng mạng, nhất là trong giới trẻ, nhiều ý kiến trong các nhóm, tài khoản đưa ra phương thức và cách làm có sức lan truyền mạnh mẽ trên không gian mạng.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Trong đó, như ý kiến của tài khoản Thu Hà nêu: “Bài viết giới thiệu các hoạt động tích cực, những sự kiện, nhân vật lịch sử, ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước đăng trên các nhóm, tài khoản mạng xã hội cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trích dẫn phản bác lại những nội dung sai sự thật, xuyên tạc lịch sử của các phần tử phản động”.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Một bạn trẻ khác nêu: “Các thông tin xấu độc có thể ở dạng một clip ngắn trên YouTube, TikTok, một mẩu tin hoặc hình ảnh trên Facebook gây sốc dễ thu hút người xem, theo dõi, rồi vào bình luận, chia sẻ. Những thông tin tích cực và các ý kiến phản bác lại các bài viết có nội dung sai trái, thù địch cũng nên có cách thức mới tạo sức hấp dẫn với cộng đồng mạng”.</span></span></p>
<div class="notebox ncenter cms-note" style="box-sizing: border-box; margin: 0px auto 16px; padding: 10px; background: rgb(241, 241, 242); font-weight: 700; color: rgb(33, 37, 41); text-align: justify; font-family: Arial, Helvetica, -apple-system, BlinkMacSystemFont, "Segoe UI", Roboto, "Helvetica Neue", sans-serif, "Apple Color Emoji", "Segoe UI Emoji", "Segoe UI Symbol", "Noto Color Emoji"; font-size: 14px;">
<p><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Giới trẻ hiện nay đã có những thay đổi, hiểu biết nhất định khi tham gia mạng xã hội, không còn tâm lý a dua, chạy theo đám đông, mà có sự quan tâm, dám đứng ra đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, phản động, cảm thấy bị xúc phạm khi ai đó nói xấu về hình tượng Bác Hồ, xuyên tạc Ngày chiến thắng lịch sử 30-4-1975. Nhiều tài khoản, Fanpage, nhóm tự lập trên mạng xã hội như: Theo chân Bác, Bác Hồ kính yêu của dân tộc, Chống luận điệu xuyên tạc, Đấu tranh chống lại luận điệu xuyên tạc trên không gian mạng, Phản bác quan điểm sai trái, thù địch…, đã lan tỏa mạnh mẽ những thông tin chính thống và coi đấu tranh, phản bác không chỉ là công việc của cơ quan Nhà nước mà là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có lực lượng tuổi trẻ.</span></span></p>
<p style="text-align:right"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Nguồn: Thành đoàn TPHCM</span></span></p>
</div>
<div class="article__author" style="box-sizing: border-box; display: flex; flex-flow: row wrap; justify-content: end; margin: 0px auto 16px; color: rgb(52, 58, 64); font-family: Arial, Helvetica, -apple-system, BlinkMacSystemFont, "Segoe UI", Roboto, "Helvetica Neue", sans-serif, "Apple Color Emoji", "Segoe UI Emoji", "Segoe UI Symbol", "Noto Color Emoji"; font-size: 14px;">
<div class="author" style="box-sizing: border-box; display: flex; position: relative; margin: 0px; max-width: 100%; border-left: none; padding-left: 0px; width: fit-content;">
<div class="info" style="box-sizing: border-box; margin-bottom: 0px;"><strong><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Nguồn: HOÀI NAM - Báo SGGP</span></span></strong></div>
</div>
</div>
</body></html>