<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Hỏi</title>
</head>
<body>
<p align="justify"><b><span style="font-family: Arial"><font size="2">Hỏi: Thế
nào là nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử?</font></span></b></p>
<p align="justify"><font size="2"><b><span style="font-family: Arial">Đáp:</span></b></font></p>
<p align="justify"><span style="font-family: Arial"><font size="2">Bình đẳng
trong bầu cử là nguyên tắc nhằm bảo đảm để mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau
tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Nguyên
tắc này được thể hiện trong các quy định của pháp luật về quyền bầu cử và ứng cử
của công dân:</font></span></p>
<p align="justify"><span style="font-family: Arial"><font size="2">- Mỗi cử tri
chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở một nơi cư trú; </font></span></p>
<p align="justify"><span style="font-family: Arial"><font size="2">- Mỗi người
chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử; </font></span></p>
<p align="justify"><span style="font-family: Arial"><font size="2">- Mỗi cử tri
chỉ được bỏ một phiếu bầu.</font></span></p>
<p align="justify"><span style="font-family: Arial"><font size="2">Nguyên tắc
bình đẳng còn đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng đại
biểu Quốc hội để bảo đảm tiếng nói đại diện của các vùng, miền, địa phương, các
tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu số và phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu thích
đáng trong Quốc hội. </font></span></p>
</body>
</html>