<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong>Với 29 tuổi đời, hơn 13 năm tham gia cách mạng, 7 năm bị giam cầm trong nhà tù đế quốc, mặc dù chỉ trong khoảng thời gian 2 năm trên cương vị là nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã có những cống hiến hết sức to lớn trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, đã để lại những tài sản tinh thần vô cùng quý giá trong công tác xây dựng Đảng. Trong đó, có tác phẩm “Tự chỉ trích” - một tài liệu giáo dục chính trị - tư tưởng quan trọng cho cán bộ, đảng viên. Đây là một đóng góp có giá trị vào kho tàng lý luận của Đảng ta.</strong></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 09/7/1912 trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống khoa bảng ở làng Phù Khê, xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, nay là phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là hậu duệ đời thứ 17 của đại thi hào - danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ là người có khả năng lý luận sâu sắc và uyên bác. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, ông đã để lại những tài sản tinh thần vô cùng quý giá trong công tác xây dựng Đảng. Trong đó, có tác phẩm <em>“Tự chỉ trích”</em>.</span></span></p>
<p style="text-align:center"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2024/7/37117/Nguyen%20Van%20Cu%20v%C3%A0%20t%C3%A1c%20ph%E1%BA%A9m%20t%E1%BB%B1%20ch%E1%BB%89%20tr%C3%ADch.jpg" style="height:256px; width:550px" /></span></span></p>
<p style="text-align:center"><span style="font-size:12px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><em><span style="color:rgb(17, 17, 17)">Đồng chí Nguyễn Văn Cừ (sinh ngày 9/7/1912, mất ngày 28/8/1941)Tổng bí thư Đảng từ tháng 3/1938 đến tháng 1/1940 với Tác phẩm "Tự chỉ trích"</span></em></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Tác phẩm được viết trong bối cảnh lịch sử có những biến động mau lẹ và phức tạp; cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II có nguy cơ bùng nổ, thực dân Pháp trở mặt, ra sức đàn áp phong trào dân chủ ở các nước. Còn trong nước, nội bộ Đảng và phong trào cách mạng xuất hiện những khuynh hướng có thể gây chia rẽ, mất đoàn kết, vai trò lãnh đạo của Đảng có nguy cơ bị suy yếu, đòi hỏi Đảng phải nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc trong sinh hoạt và tổ chức, làm tốt công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Trong đó vấn đề phê bình và tự phê bình cần được nhìn nhận, đánh giá và thực hiện thực chất, hiệu quả hơn.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Trong hoàn cảnh đó, nhận thấy cần thiết phải nêu ra quan điểm để mỗi đảng viên nhận rõ nguyên tắc phê bình trong Đảng để tạo được sự thống nhất tư tưởng trong nội bộ Đảng, chuẩn bị cho các kế hoạch tiến công lâu dài của cách mạng, Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ đã sử dụng bút danh Trí Cường viết tác phẩm <em>“Tự chỉ trích”</em>. Tháng 7/1939, trước khi ông vào Nam chỉ đạo và chuẩn bị Hội nghị Trung ương tháng 11/1939, ở trong gác xép nhỏ trên sân thượng của Nhà băng Đông Dương (nay là Trụ sở của Ngân hàng quốc gia Việt Nam), đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng bí thư của Đảng đã viết ra một áng văn lý luận sâu sắc về xây dựng Đảng – “<em>Tự chỉ trích”. </em>Cuốn sách được Nhà xuất bản Dân chúng phát hành cuốn sách này vào ngày 20/7/1939 tại Hà Nội.</span></span></p>
<p style="text-align:center"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2024/7/37117/3.jpg" style="height:676px; width:550px" /></span></span></p>
<p style="text-align:center"><span style="font-size:12px"><em><span style="color:rgb(17, 17, 17); font-family:calibri,sans-serif">Trang bìa tác phẩm: Tự chỉ trích của tác giả Trí Cường (tức Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ)</span></em></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Tác phẩm <em>Tự chỉ trích</em> gồm 4 phần:</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">1. Nguyên tắc tự phê bình và phê bình của Đảng;</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">2. Bài học về cuộc tuyển cử Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ;</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">3. Đấu tranh về bảo vệ đường lối Mặt trận Dân chủ của Đảng chống tả khuynh và hữu khuynh;</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">4. Tóm tắt đường lối chiến lược và sách lược của Mặt trận Dân chủ Đông Dương.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Trong phần mở đầu sách, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã viết: <em>“Cũng như tất cả các đồng chí cộng sản khác tôi thấy có bổn phận phải phân tích xác thực hoàn cảnh, không bi quan hoảng hốt mà cũng không đắc chí tự mãn, để tìm ra những nguyên nhân thất bại và nghiên cứu phương pháp sửa lỗi và tiến thủ”. </em>Điều đó cho thấy người đứng đầu Đảng đã không tránh né trước một vấn đề phức tạp về mặt nhận thức và cố gắng lý giải, định hướng bằng một cách hợp lý nhất, thuyết phục nhất, cầu thị nhất.<a href="#_ftn1" name="_ftnref1" title="">[1]</a></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Với tác phẩm <em>“Tự chỉ trích”,</em> Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã nêu một tấm gương sáng về tinh thần tự phê bình và phê bình trong Đảng. <em>“Tự chỉ trích”</em> bôn-sơ-vích đã giúp Đảng ta kịp thời đấu tranh, uốn nắn những lệch lạc về tư tưởng trong Đảng, vạch mặt bọn tờ-rốt-kít giả danh cách mạng, xây dựng và củng cố Đảng trên phạm vi cả nước, đề ra những chủ trương mới phù hợp với tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Tác phẩm <em>Tự chỉ trích với </em>lời nhắn nhủ: <em>“Chúng ta phải biết nhìn nhận những khuyết điểm về chủ quan mà chính ta gây ra, chính ta phải chịu hoàn toàn trách nhiệm”</em>, là <em>“công khai, mạnh dạn, thành thực vạch những nhầm lỗi của mình và tìm phương châm sửa đổi, chống những xu hướng hoạt đầu thỏa hiệp, như thế không phải làm yếu Đảng, mà là làm cho Đảng được thống nhất, mạnh mẽ”</em>… là một tài liệu giáo dục chính trị - tư tưởng quan trọng cho cán bộ, đảng viên, đấu tranh trực diện với tư tưởng giáo điều “tả” khuynh và “hữu” khuynh, cải lương, thỏa hiệp, đả phá căn bệnh ích kỷ, hẹp hòi trong Đảng, là một đóng góp có giá trị vào kho tàng lý luận của Đảng ta. Cụ thể như sau:</span></span></p>
<p style="text-align:center"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2024/7/37117/4.jpg" style="height:672px; width:550px" /></span></span></p>
<p style="text-align:center"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:12px"><em><span style="color:rgb(17, 17, 17)">Một số nội dung trong tác phẩm "Tự chỉ trích" (hiện cuốn "Tự chỉ trích" đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia)</span></em></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Trong phần 1 tác phẩm, đồng chí nhấn mạnh: để tạo được sự thống nhất tư tưởng, mỗi đảng viên cần nhận rõ nguyên tắc phê bình trong Đảng. Đảng còn trẻ nên còn nhiều khuyết điểm, sai lầm, nhưng Đảng sẽ luôn luôn tự chỉ trích thành thật và mạnh dạn, không phải là làm yếu Đảng, mà để Đảng ngày càng thống nhất tư tưởng và hành động.Từ đó, chấn chỉnh những tư tưởng lệch lạc, sai trái, thực hiện đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Trong phần 2, tác phẩm đã đi thẳng vào vấn đề có tính chất thời sự lúc bấy giờ. Tác phẩm ra đời đã kịp thời lãnh đạo và giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân lao động đang tranh luận và bàn tán về nguyên nhân thất bại của Mặt trận Dân chủ trong việc tranh cử vào Hội đồng Quản hạt ở Nam Kỳ. Qua tác phẩm, đồng chí đã chỉ ra những nguyên nhân chủ quan góp phần dẫn đến thất bại trong cuộc tổng tuyển cử: Mặt trận Dân chủ chưa thành lập được vì ta chưa mạnh; ta còn những khuyết điểm về cách tuyên truyền và ứng dụng chính sách Đảng: “nói chung, sự tuyên truyền vận động của ta từ trước đến giờ vẫn còn nhiều tính chất trừu tượng; nhiều di tích cô độc”; sự khinh thường Tờrốtkít “sự khinh thường này đã thành một cái bệnh ăn sâu trong đầu óc nhiều đồng chí ta”.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Trong phần 3, đồng chí phê phán hai khuynh hướng sai lầm trong Đảng và nhấn mạnh: Đảng phải chiến thắng những xu hướng sai lầm trong hàng ngũ làm cho Đảng cách xa quần chúng, lãng quên sự tuyên truyền chủ nghĩa Mác <em>- </em>Lênin, rời bỏ những nguyên tắc cách mạng.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Trong phần cuối cùng về đường lối chiến lược và sách lược của Mặt trận, đồng chí nêu bật những vấn đề về mối quan hệ hữu cơ giữa nhiệm vụ chiến lược và chỉ đạo thực hiện chiến lược của Đảng trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đó là “cái cốt yếu của chính sách Mặt trận Dân chủ mà Đảng Cộng sản đề xướng và đang thực hành”. Muốn lãnh đạo Mặt trận Dân chủ Đông Dương, Đảng phải giữ độc lập về chính trị và tổ chức, giữ quyền lãnh dạo của giai cấp công nhân. Mặt trận phải được xây dựng trên cơ sở quần chúng rộng rãi lấy liên minh công nông làm nền tảng. Để thành lập được Mặt trận Dân chủ Đông Dương, phải phát động một phong trào đấu tranh sâu rộng trong quần chúng, chống lại khuynh hướng “tả” và “hữu”, biết lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, phân biệt kẻ thù nguy hiểm cụ thể trước mắt với kẻ thù nói chung.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><em>“Tự chỉ trích” </em>có ý nghĩa và tác dụng quan trọng trong cuộc đấu tranh tư tưởng trong Đảng; tác phẩm chỉ rõ những nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn dân ta trong cao trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, hoà bình. Tác phẩm <em>“Tự chỉ trích”</em> có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn, đóng góp có giá trị vào kho tàng lý luận cách mạng của Đảng ta. Đây thực sự là một công cụ sắc bén trong cuộc đấu tranh phê bình và tự phê bình trong Đảng, làm cho Đảng ngày càng thống nhất về tư tưởng và hành động, quần chúng nhân dân càng tin tưởng vào đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng.<a href="#_ftn2" name="_ftnref2" title="">[2]</a></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Đến nay, những nội dung trong tác phẩm này vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự; đặc biệt trong bối cảnh toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Với 29 tuổi đời, hơn 13 năm tham gia cách mạng, 7 năm bị giam cầm trong nhà tù đế quốc, mặc dù chỉ trong khoảng thời gian 2 năm trên cương vị là nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã thể hiện tư chất của một lãnh tụ tài năng, sáng tạo. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã đi vào lịch sử như một nhà lãnh đạo xuất sắc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, một chiến sĩ cộng sản có tầm nhìn chiến lược, tư duy khoa học nhạy bén, một nhà tổ chức và chỉ đạo thực tiễn lỗi lạc, sâu sát; một nhà chính trị có bản lĩnh kiên định, luôn kết hợp nhuần nhuyễn lý luận và thực tiễn; một nhà chỉ đạo chiến lược và sách lược tài tình, giải quyết chính xác, mau lẹ, đúng đắn, sáng tạo những vấn đề chính trị cực kỳ phức tạp, hợp quy luật, sát thực tiễn các mối quan hệ lớn, như quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, quốc gia và quốc tế, chiến lược và sách lược.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Năm 2012, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng xúc động đánh giá về bậc tiền bối: <em>“Nhà lãnh đạo trẻ tuổi đầy tài năng của cách mạng Việt Nam, một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của dân tộc, suốt đời chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân”</em>. Dịp này, Đảng - Nhà nước ta xây dựng khu tưởng niệm gồm tượng đài, Nhà lưu niệm, khuôn viên rất khang trang tại quê hương đồng chí. Trường Chính trị tỉnh Bắc Ninh, nhiều trường học, công viên, đường phố của tỉnh Bắc Ninh được mang tên đồng chí Nguyễn Văn Cừ. Trước đó, từ năm 1976, tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, tỉnh Bắc Ninh đã cho dựng khu di tích Nguyễn Văn Cừ.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Nhân kỷ niệm 112 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (09/7/1912 – 09/7/2024), chúng con – những thanh niên được sinh ra trong thời bình xin kính cần nghiêng mình tưởng nhớ công ơn của Người Chiến sĩ Cộng sản lỗi lạc, Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Cách mạng Việt Nam và Nhà Lý luận sâu sắc của Đảng.</span></span></p>
<p style="text-align:right"><strong><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">NGÔ THỊ THÙY TRANG</span></span></strong></p>
<p style="text-align:justify"><strong><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">TÀI LIỆU THAM KHẢO:</span></span></strong></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">1. Đảng Cộng sản Việt Nam: <em>Văn kiện Đảng toàn tập, </em>Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 6, tr. 617-645.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">2. Đào Hồng Lan (2022), <em>Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh, </em>Tạp chí Cộng sản, Link: <a href="https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chinh-tri-xay-dung-dang/-/2018/825598/tong-bi-thu-nguyen-van-cu---nha-lanh-dao-xuat-sac-cua-dang-va-cach-mang-viet-nam%2C-nguoi-con-uu-tu-cua-que-huong-bac-ninh.aspx">https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chinh-tri-xay-dung-dang/-/2018/825598/tong-bi-thu-nguyen-van-cu---nha-lanh-dao-xuat-sac-cua-dang-va-cach-mang-viet-nam%2C-nguoi-con-uu-tu-cua-que-huong-bac-ninh.aspx</a> (truy cập ngày 09/7/2024)</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><em>3.</em> Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, tr.653-655, NXB Chính trị Quốc gia, 2008.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">4. <em>Nguyễn Văn Cừ - Một người lãnh đạo xuất sắc của Đảng, </em>Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 57-72.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">5. Văn Tâm (2022), <em>Bài học từ tác phẩm Tự chỉ trích (Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ (09/7/1912 – 09/7/2022), </em>Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Link: <a href="https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/bai-hoc-tu-tac-pham-tu-chi-trich-1491896369">https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/bai-hoc-tu-tac-pham-tu-chi-trich-1491896369</a> (truy cập ngày 09/7/2024).</span></span></p>
<div>
<hr />
<div id="ftn1">
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:12px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><a href="#_ftnref1" name="_ftn1" title="">[1]</a> Văn Tâm (2022), <em>Bài học từ tác phẩm Tự chỉ trích (Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ (09/7/1912 – 09/7/2022), </em>Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Link: <a href="https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/bai-hoc-tu-tac-pham-tu-chi-trich-1491896369">https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/bai-hoc-tu-tac-pham-tu-chi-trich-1491896369</a> (truy cập ngày 09/7/2024).</span></span></p>
</div>
<div id="ftn2">
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:12px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><a href="#_ftnref2" name="_ftn2" title="">[2]</a> Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, tr.653-655, NXB. Chính trị Quốc gia, 2008.</span></span></p>
</div>
</div>
<p> </p>
</body></html>