<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>TRÒ CHƠI NHỎ</title>
</head>
<body>
<span id="PageContent_News_NewsDetail0">
<p align="center"><font style="FONT-SIZE: 10pt" face="Arial"><b>
<font color="#0066ff">TRÒ CHƠI NHỎ</font></b></font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Trò chơi nhỏ là một hoạt động
giải trí có tính chất cộng đồng, trong đó những người tham gia đều tìm cách để
đi đến một giải pháp chung được mọi người thừa nhận. Trong quá trình diễn biến
trò chơi, tính tình người chơi được bộc lộ ra hết như: bạo dạn, nhút nhát, nóng
nảy, điềm đạm... Vì thế, người ta sử dụng trò chơi nhỏ như là một phương tiện
giáo dục để phát huy những tính tốt và đồng thời sửa lại những tính xấu.</font></p>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">I.-
GIÁ TRỊ CỦA TRÒ CHƠI NHỎ</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">1.- Giá trị hàng đầu của trò chơi
nhỏ là giải trí, vì trò chơi nhỏ thường đem đến cho tập thể bầu không khí vui
tươi, thoải mái, thân mật sau những giờ học tập, lao động, hội họp căng thẳng
hay trong những buổi sinh nhật, cắm trại, tham quan, du lịch... Ngoài ra, thông
qua trò chơi nhỏ cũng là dịp để mọi người hiểu biết về nhau, từ đó đưa đến sự
cảm thông, đoàn kết trong tập thể.<br>
<br>
2.- Giá trị về mặt giáo dục: trò chơi nhỏ được xem là một phương tiện giáo dục
sinh động, vì mục đích của trò chơi nhỏ là giáo dục những cá nhân cụ thể. Do
vậy, người làm công tác giáo dục (quản trò) cần phải xác định được mục đích, ý
nghĩa của trò chơi để đem lại hiệu quả giáo dục đối với tập thể tham gia chơi.</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ví dụ: Nhân dịp 22/12 tổ chức
trò chơi "Hát về người lính" nhằm đi vào chủ đề truyền thống Quân đội nhân
dân Việt Nam. Nếu quản trò không giới hạn luật chơi thì người chơi có khả
năng dẫn đến hiện tượng hát những bài hát cũ về lính cộng hòa, đây chính là
hiện tượng phản tác dụng giáo dục.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">3.- Một số giá trị khác:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Phát triển trí thông minh,
trí tưởng tượng, óc quan sát nhạy bén, tự chủ, tháo vát, ứng xử nhanh nhẹn,
khéo léo.<br>
- Rèn luyện sức khỏe, tính chịu đựng bền bỉ, phát triển các giác quan khác.<br>
- Rèn luyện tính thẳng thắn, trung thực, bạo dạn, hòa đồng, đoàn kết, kỷ
luật, tinh thần đồng đội.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">II.-
PHÂN LOẠI:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">1.- Phân loại theo sự vận động:
(tức trò chơi nhỏ vận động)</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Trò chơi động: là trò chơi
vận dụng nhiều đến cơ bắp, yêu cầu người chơi phải di chuyển nhiều.<br>
- Trò chơi tĩnh (tức trò chơi nhỏ tĩnh): là trò chơi vận dụng nhiều đến trí
óc, ít di chuyển.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">2.- Phân loại theo địa điểm:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Trò chơi nhỏ ngoài trời: có
thể sử dụng hầu hết các trò chơi. Tuy nhiên phải chú ý sân chơi.<br>
- Trò chơi nhỏ trong phòng (hội trường, trên xe, tàu): thường sử dụng những
trò chơi tĩnh, những trò chơi mà người chơi không phải di chuyển...</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">3.- Phân loại trò chơi nhỏ theo
nội dung giáo dục và rèn luyện năng khiếu: trò chơi về trí tuệ, trò chơi khéo
léo, trò chơi rèn luyện tính cách: tự chủ, quyết đoán, trung thực...</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Mục đích của việc phân loại
trò chơi là giúp cho quản trò lựa chọn trò chơi nhỏ phù hợp đối tượng, địa
điểm, thể trạng...</font></p>
</blockquote>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">
III.- QUY TRÌNH THỰC HIỆN TRÒ CHƠI NHỎ</font><font face="Arial" size="2"><br>
<br>
1.- Chuẩn bị:</font></p>
<ul>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Nắm đối tượng: Nam hay nữ? Ăn
mặc, tuổi trung bình, nghề nghiệp, số lượng... đặc biệt đã từng chơi trò
chơi chưa... để từ đó đưa ra trò chơi cho phù hợp.</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Địa điểm: trong nhà hay ngoài
sân? Có ảnh hưởng gì đến xung quanh, chướng ngại vật: nắng, gió, sỏi?... cần
quan sát kỹ xem chơi được loại trò chơi nào?</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thời gian: thời gian có được
của tập thể (giờ giải lao, đầu giờ đại hội, giờ tập hợp...) thời gian chơi
dự kiến, sẽ chơi bao nhiêu trò trong thời gian cho phép...</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Các vật dụng đã chuẩn bị: nếu
trò chơi cần đến vật dụng như banh, chanh, tăm, bong bóng... thì cần phải
chuẩn bị sẵn (quản trò chuẩn bị), còn nếu vật dụng do người chơi chuẩn bị
thì phải xem có đủ hay không? Người chơi có thực hiện được hay không?</font>
</li>
</ul>
<blockquote>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ví dụ: trò chơi tôi cần:
đồng hồ, bút... (người chơi có sẵn).</font></p>
</blockquote>
</blockquote>
<ul>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Nội dung chơi: qua trò chơi
đó giáo dục cho người chơi nội dung gì? Nội dung đó cần được trang bị thêm
kiến thức (qua giải đáp của quản trò) hay gợi mở để người chơi tự nhớ ra...</font>
</li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Tính liên tục của trò chơi
nhỏ để hấp dẫn, nâng dần thành cao trào.</font> </li>
</ul>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">2.- Thực hiện trò chơi nhỏ:</font></p>
<ul>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ổn định: có thể bắt 1 bài
hát, hò 1 băng reo, chia tổ, nhóm, chia vị trí đứng để mọi người nhìn thấy.<br>
</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Giới thiệu trò chơi: nói sơ
qua ý nghĩa, yêu cầu của cuộc chơi: giải thích luật chơi thật rõ ràng (nếu
không sẽ không chơi được hoặc chơi không kết quả), tuyên bố khen thưởng,
phạt để tăng tính hấp dẫn.<br>
</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Chơi thử: nếu trò chơi nhỏ
hơi phức tạp có thể chơi thử một vài lần, trò chơi dễ không cần phải chơi
thử, mà chỉ cần nói rõ cách chơi.<br>
</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Chơi thật:</font> </li>
</ul>
<blockquote>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Quan sát kỹ xem ai chơi
sai, ai chơi đúng.<br>
Quan sát trò chơi có quá dễ hoặc quá khó hay không để có thể điều chỉnh,
giúp mọi người đều chơi được.</font></p>
</blockquote>
</blockquote>
<ul>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Kết thúc: góp ý nhẹ nhàng cho
người chơi sai (có thể phạt cho vui), khen thưởng, tổ nhóm chơi đúng (tự rút
kinh nghiệm trong lúc tổ chức trò chơi của mình để lần sau được tốt hơn).</font>
</li>
</ul>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">I<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt">V.-
QUẢN TRÒ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN CÓ Ở NGƯỜI QUẢN TRÒ</font></font><font face="Arial" size="2"><br>
<br>
Quản trò là người điều hành, tổ chức trò chơi nhỏ. Trò chơi diễn ra thành công
hay thất bại phần lớn phụ thuộc vào tài năng, bản lĩnh khéo léo của người quản
trò. Do đó, người quản trò cần phải có các phẩm chất và khả năng sau đây:<br>
<br>
1.- Tính sư phạm: vì trò chơi cũng là hình thức giáo dục cho nên người quản trò
phải biết qua trò chơi này trang bị cho đối tượng điều gì, ngoài ra, người quản
trò phải có tính công minh, biết thuyết phục mọi người... qua từng cử chỉ hành
vi của mình, qua cách mời gọi người chơi.<br>
<br>
2.- Tính phán đoán và quan sát nhanh: để ứng xử kịp thời trước tình huống, giúp
trò chơi diễn ra thành công.<br>
<br>
3.- Biết nhiều trò chơi, biết sáng tạo, sáng tác trò chơi<br>
<br>
4.- Các đặc điểm khác: người quản trò cần có giọng nói to, rõ, có tính hòa đồng,
tự chủ, biết kiên nhẫn, nhanh nhạy, hoạt bát.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">* Muốn rèn luyện được những điều
trên, quản trò cần:</font></p>
<ul>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thường xuyên sưu tầm các loại
trò chơi nhỏ; Tìm tòi sáng tạo trò chơi mới. </font></li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Tập nói chuyện trước tập thể
(nhất là nói đùa).</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Học và tích lũy kiến thức ở
mọi lĩnh vực (lịch sử, văn hóa, địa lý...) hỗ trợ lúc chơi.</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thường xuất hiện trước tập
thể, xem tập thể là môi trường tốt nhất để nâng cao nghiệp vụ quản trò của
mình.</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Tự rút kinh nghiệm kịp thời
qua mỗi trò chơi mà mình đã thực hiện.</font> </li>
</ul>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">* Những điều quản trò cần tránh:</font></p>
<ul>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Trò chơi khi chơi phải đi từ
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Phạt trong lúc chơi là cách
nhắc nhở nhau, đồng thời qua đó động viên người chơi cố gắng hơn nên hình
phạt phải nhẹ nhàng, tế nhị...; tránh trở thành "nhục hình" cho người chơi
sai.</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Lúc chơi mọi người đều bình
đẳng trước luật chơi. Nên tránh hiện tượng thiên vị, hoặc cố tình bắt cho
được một người nào đó vì ý định riêng của quản trò.</font> </li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Tránh không chơi những trò
chơi nhỏ khi mình không đủ hoặc không vững kiến thức về nội dung đó.</font>
</li>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Tránh xem trò chơi chỉ đơn
thuần là để giải trí vì như vậy có thể dẫn đến phản tác dụng, không lành
mạnh, thiếu văn hóa.</font> </li>
</ul>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">V.-
CÁCH SƯU TẦM VÀ CẢI BIÊN TRÒ CHƠI NHỎ</font><font face="Arial" size="2"><br>
<br>
1.- Các hình thức sưu tầm trò chơi:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Một quản trò giỏi thì yêu cầu tối
thiểu là phải biết thật nhiều trò chơi.<br>
<br>
Để có nhiều trò chơi nhỏ có thể sưu tầm theo các hình thức sau đây:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">a) Thông qua sách, báo, các
phương tiện thông tin đại chúng hiện hành (chú ý các loại trò chơi cho phù
hợp theo đối tượng).<br>
b) Ghi chép lại những trò chơi hay trong những lần sinh hoạt dã ngoại hoặc
những lần sinh hoạt cộng đồng.<br>
c) Trao đổi với quản trò khác về những loại trò chơi nhỏ, nhất là những loại
trò chơi mới, có sáng tạo.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Sưu tầm cũng chưa đáp ứng đủ các
nhu cầu hoạt động cộng đồng mỗi ngày mỗi cao nên không chỉ sưu tầm mà người quản
trò còn phải biết sáng tạo và cải biên các loại trò chơi đang có sẵn.<br>
<br>
2.- Cải biên những trò chơi nhỏ đã có sẵn:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ví dụ: Trò chơi: THI ĐỐ VỀ
TRÁI CÂY</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">a) Cách cải biên:</font></p>
<ul>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Cách chơi: chia ra nhiều nhóm
ngồi từng vị trí riêng biệt, trọng tài sẽ ra một mẫu tự, sau đó trọng tài sẽ
chỉ định 2 nhóm, 2 nhóm này phải trả lời lần lượt qua lại từng tên trái cây
có mẫu tự đầu giống mẫu tự trọng tài đã cho. Sau câu trả lời của nhóm này,
nhóm kia phải trả lời ngay, trong thời gian trọng tài đếm từ 1 đến 5, nếu
không trả lời được thì xem như thua cuộc. Luật chơi: không được lặp lại tên
trái cây mà nhóm kia đã trả lời rồi.</font> </li>
</ul>
<blockquote>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thí dụ: trọng tài ra chữ
M, thì 2 nhóm sẽ tìm tên loại trái nào có mẫu tự là M như: me, mít, mãng
cầu, mơ... cho đến khi kết thúc cuộc chơi.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Giống như hình thức trên, ta
có thể thay đổi tên gọi cho phù hợp theo trình độ người chơi như: </font>
</p>
</blockquote>
<ul>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thi đố về thú vật.</font>
</li>
</ul>
<blockquote>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thí dụ vần B: ba ba, bò,
beo...</font></p>
</blockquote>
</blockquote>
<ul>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thi đố về anh hùng lịch sử
Việt Nam:</font> </li>
</ul>
<blockquote>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thí dụ gọi tên một anh
hùng như "Trần Hưng Đạo", lấy mẫu tự đầu của tên là chữ "Đ" để đối lại
thành mẫu tự đầu của họ một tên anh hùng khác như "Đào Duy Từ", kế tiếp
có thể là "Trần Bình Trọng"...</font></p>
</blockquote>
</blockquote>
<ul>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thi đố về tên tỉnh, thành
phố, huyện nước Việt Nam:</font> </li>
</ul>
<blockquote>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thí dụ như Hà Nội, Hải
Hưng, Hòn Gai...</font></p>
</blockquote>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">b) Nguyên tắc cải biên một trò
chơi nhỏ:</font></p>
<ul>
<li>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Muốn cải biên được một trò
chơi nhỏ, người quản trò phải nắm vững những yêu cầu sau đây:</font> </li>
</ul>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Nắm rõ luật và cách chơi
trò chơi cũ.<br>
- Trò chơi chưa đủ hấp dẫn, nhưng đối tượng chơi vẫn có nhu cầu chơi trò đó.<br>
- Luật mới phải rõ ràng, không quá phức tạp so với luật cũ.<br>
- Trò chơi cải biên phải phù hợp với đối tượng, chỗ chơi, vật dụng chơi và
thời gian chơi.</font></p>
</blockquote>
<p><b><font style="FONT-SIZE: 9pt" face="Arial" color="#9d0202">MỘT SỐ TRÒ CHƠI
NHỎ</font></b></p>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">1.-
Hội thi HOA KIỂNG</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Mục đích: kiến thức am hiểu
về hoa<br>
- Số lượng tham gia: 30 người trở lên, chia thành 2 đội<br>
- Tổ chức: 1 người (vừa là trọng tài)<br>
- Địa điểm: trong phòng</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">* Cách chơi: trọng tài chia
số người làm hai nhóm (A, B), mỗi nhóm cử ra 1 đội trưởng. Khi có chỉ định
của trọng tài, mỗi đội phải thống nhất một tên loài hoa và đồng loạt hô tên
hoa đó, đội kia sẽ đáp trả một tên hoa khác nhưng từ này phải có chữ đầu
giống chữ cuối của từ do đội kia xướng lên.</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thí dụ: - Đội A: hoa hồng<br>
- Đội B: hoa giấy<br>
Nếu đội nào không tìm ra tên hoa (trọng tài đếm từ 1 đến 10) là thua,
tương tự có cách chơi khác như: hoa 1 từ, 2 từ, 3 từ hoặc hoa bắt đầu
bằng chữ H, T, B,...</font></p>
</blockquote>
</blockquote>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">2.-
LIÊN KHÚC ĐẦU VÀ ĐUÔI</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Điều kiện chơi: như trò
chơi "Hội thi hoa kiểng", nhưng thay vì gọi tên hoa thì hai đội cùng thi
hát.<br>
<br>
* Cách chơi: đội A ca lên một câu trong bài hát bất kỳ, khi kết thúc ở từ
nào ở cuối câu thì từ đó phải là từ đầu câu của bài hát đội B.</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thí dụ:<br>
- Đội A hát: "Thanh niên ta sẵn sàng vì ngày mai xây dựng tổ quốc yên
vui...<br>
- Đội B phải hát: "Vui đã nhiều rồi bây giờ mình chia tay..."<br>
<br>
Đội nào tới lượt mình mà không tìm được câu hát (trọng tài đếm từ 1 đến
10) là thua. Tương tự có cách chơi hát bài hát có chữ: Hoa, Xuân, Mưa...</font></p>
</blockquote>
</blockquote>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">3<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt">.-
NHÀ BÁO TÌM DŨNG SĨ</font></font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Mục đích: tạo mối thân
thiết giữa những thành viên mới<br>
- Số lượng: từ 10 đến 30 người, không chia đội<br>
- Tổ chức: 1 người vừa là trọng tài<br>
- Địa điểm: trong phòng<br>
<br>
* Cách chơi: trọng tài chỉ định 1 thành viên làm nhà báo sau đó mời nhà báo
ra khỏi phòng (nhà báo không được nhìn vào phòng) - tiếp tục trọng tài chỉ
định một người làm dũng sĩ (mời dũng sĩ đứng lên cho mọi người thấy), sau đó
mời dũng sĩ ngồi xuống và mời nhà báo vào phòng. Nhà báo có nhiệm vụ tìm ra
dũng sĩ bằng 3 đến 5 câu hỏi tùy quy định.</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thí dụ: - Dũng sĩ là nam
phải không?<br>
- Dũng sĩ có mang kiếng không?<br>
(Nếu là đúng thì tất cả vỗ tay - nếu không đúng thì cười, hoặc lắc đầu).</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">* Lưu ý: trọng tài phải biết
hạn chế câu hỏi của nhà báo, biết đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi của
nhà báo.<br>
- Sau 5 câu hỏi nhà báo phải chỉ ra dũng sĩ nếu không tất cả sẽ đếm từ 1 đến
10 và nhà báo thua (phải chịu hình phạt của tập thể đề ra: múa, hát...)<br>
- Nếu nhà báo chỉ ra dũng sĩ thì dũng sĩ phải vào vị trí nhà báo và cuộc
chơi lại tiến hành lại từ đầu.<br>
<br>
Tương tự có thể tìm bạn thân, người yêu, kẻ gian...</font></p>
</blockquote>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">4.-
TÌM NGHỀ NGHIỆP:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Mục đích: tạo sự hài hước,
suy đoán nhanh<br>
- Số lượng: 10 đến 30 người, chia thành 2 - 3 đội.<br>
- Tổ chức: 1 quản trò (trọng tài)<br>
- Địa điểm: trong phòng:<br>
- Vật dụng: viết + nhiều mảnh giấy trắng nhỏ<br>
<br>
* Cách chơi: chia người chơi thành 2 - 3 đội nhóm, trọng tài ghi 1 nghề vào
1 mảnh giấy (chuẩn bị sẵn nhiều nghề trên nhiều mảnh giấy). Mỗi đội cử 2
người (thứ tự) lên bốc thăm - trúng nghề nào thì phải diễn tả nghề đó cho
đồng đội nêu đáp án (chỉ được diễn tả bằng hình thể, không được nói). Sau 30
giây đội đó không trả lời đúng thì các đội khác có quyền trả lời - nếu đúng
thì đội đó thắng, còn đội kia sẽ thua.<br>
<br>
Trò chơi chỉ diễn ra cho từng đội một, mỗi đội chỉ được trả lời 5 lần, người
lên bốc thăm xem xong phải trả giấy thăm lại cho trọng tài. Khi trả lời áp
dụng luật đếm nốc ao (1 - 10).</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><br>
</font>
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">5.-
HƯỚNG VỀ MIỀN TÂY:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Mục đích: rèn kỹ năng hát
hò...<br>
- Số lượng: mỗi lần chơi từ 10 - 15 người...<br>
- Tổ chức: 1 - 2 quản trò<br>
- Địa điểm: trong hội trường<br>
- Vật dụng: 1 đồng hồ bấm số<br>
<br>
* Cách chơi: để tạo sự bất ngờ, hấp dẫn cho người chơi nên mời đại diện mỗi
đội lên sân khấu sau rồi mới công bố trò chơi (không phân biệt nam nữ). Tất
cả đứng dàn hàng ngang trên sân khấu thi hò dài hơi nhất hoặc xuống một câu
vọng cổ, thứ tự từng người một. Người nào hò hay, dài hơi nhất sẽ thắng. Nếu
có số thời gian bằng nhau thì tổ chức thi đấu vòng loại (có thể chấm giải cá
nhân và tập thể có thời gian dài nhất).</font></p>
</blockquote>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">6.-
PHẢN XẠ NHANH</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Mục đích: phát huy trí
tưởng tượng, sự suy luận và tinh thần đồng đội.<br>
- Số lượng: 20 - 30 người, chia thành 2 đội<br>
- Tổ chức: 1 quản trò<br>
- Địa điểm: trong phòng, trên xe<br>
<br>
* Cách chơi: người quản trò chia số người chơi thành 2 đội (A và B), đồng
thời chỉ định đội nào sẽ chơi trước.<br>
Đội A (được chỉ định trước) cử 1 người lên giao đáp án cho trọng tài, sau đó
đội A quay sang đội B kể một vài đặc điểm (giới hạn là 5 đặc điểm).</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thí dụ: Đố con gà - Nó là
vật nuôi, nó có lông, nó có đuôi...<br>
<br>
Bên A kể ra 5 đặc điểm xong, sau 30 giây bên B phải trả lời (cử 1 người
đại diện) và chỉ được trả lời 3 lần (hoặc ít, nhiều hơn tùy quy định).
Trả lời không được là thua.</font></p>
</blockquote>
</blockquote>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">8.-
CỬ ĐẠI DIỆN:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Điều kiện: như trò chơi
"Suy luận"<br>
<br>
* Cách chơi: đội A cử đại diện của mình sang đội B lấy thông tin, sau đó về
truyền lại thông tin cho đội mình bằng diễn đạt động tác cho mọi người hiểu
(không được nói)<br>
Thí dụ: đội B cho thông tin người đại diện đội A là: "Chúng tôi cần 1 chiếc
nón" - sau đó người đại diện sẽ diễn tả bằng hành động, động tác cho đội nhà
đoán nội dung, sau 2 lần đội A phải nêu được thông tin (cho phép nói 2 lần)
- nếu không nói được là thua.<br>
<br>
* Chú ý: nếu đội nào thua phải chịu hình phạt chung cho cả đội.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">9<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt">.-
CÂY SEN:</font></font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Mục đích: rèn luyện phản
ứng nhanh<br>
- Số lượng: 20 - 30 người, không chia đội<br>
- Tổ chức: 1 quản trò<br>
- Địa điểm: trong phòng<br>
<br>
* Cách chơi: người quản trò hô: "Nụ sen" - người chơi úp 2 lòng bàn tay lại
tạo thành nụ sen. Người quản trò hô: "Hoa sen" - người chơi xòe 2 lòng bàn
tay tạo dáng cong như bông hoa sen. Ni quản trò hô: "Lá sen" - người chơi
xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Người quản trò hô "Trái sen" - người
chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành trái...<br>
<br>
Khi tất cả mọi người đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy
định "làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi" - sau
đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò (lời nói làm ngược
động tác).<br>
<br>
* Chú ý: người quản trò cần nhanh nhạy bắt phạt những người làm sai động tác
để tạo không khí lôi cuốn. </font></p>
</blockquote>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">10.-
NẾU - THÌ:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Mục đích: tạo không khí vui
tươi, thân mật<br>
- Số lượng: không hạn chế, chia 2 đội nam và nữ<br>
- Tổ chức: 1 quản trò điều khiển<br>
- Địa điểm: chơi trong phòng học<br>
<br>
* Cách chơi: nam, nữ ngồi riêng biệt, mỗi người trang bị một mảnh giấy nhỏ.
Quy định cho bên nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ "Nếu" - còn bên nữ bắt
đầu bằng chữ "Thì" (hoặc ngược lại). Sau 3 phút lần lượt mời 1 bạn nam và 1
bạn nữ bất kỳ đọc câu của mình theo thứ tự "Nếu" - "Thì"... Trò chơi tiếp
tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình
(như 1 trò chơi hát đối đáp), câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng hoặc
tặng quà lưu niệm.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">11.-
TRÒ CHƠI ĐOÀN KẾT:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Mục đích: rèn cho người
chơi tính nhanh nhạy, tạo sự đoàn kết trong tập theể<br>
- Số lượng: từ 10 người trở lên<br>
- Tổ chức: 1 quản trò<br>
- Địa điểm: ngoài trời<br>
- Thời gian: từ 5 - 7 phút<br>
<br>
* Cách chơi: tập thể kết thành một vòng tròn, người quản trò hô "Đoàn kết -
Đoàn kết", tập thể hỏi "Kết mấy - Kết mấy?". Người quản trò đáp "Kết 2, 3,
4,..." tùy ý. Người quản trò có thể sáng tạo thêm nhiều kiểu như: kết 1 nam
1 nữ, kết theo màu áo...<br>
<br>
Khi nghe hiệu lệnh, tập thể sẽ giải tán và đứng theo từng nhóm đúng với yêu
cầu của người quản trò, nhóm nào không đủ số người hoặc không theo yêu cầu
của quản trò thì nhóm đó vi phạm luật chơi và sẽ bị phạt.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">12.-
SÓNG BIỂN:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Mục đích: tạo sự đoàn kết,
vui tươi, sôi nổi trong tập thể<br>
- Số lượng: từ 20 người trở lên<br>
- Tổ chức: 1 quản trò<br>
- Địa điểm: ngoài trời<br>
- Thời gian: từ 5 - 6 phút<br>
<br>
* Cách chơi: tập thể kết thành một vòng tròn, mọi người đều choàng tay ra
phía sau lưng của 2 người đứng bên cạnh. Tay người thứ nhất nắm lấy tay
người thứ ba, cứ như thế cả vòng tròn sẽ nắm tay thật chặt với nhau (hoặc
tất cả mọi người đều để cả hai tay chống hông và tay người này được ngoắc
nối với tay người kia). Khi quản trò nói "Sóng biển - sóng biển" thì tập thể
đáp "Rì rào - rì rào" đồng thời cả tập thể làm động tác thân người lắc nhẹ
hai bên. Người quản trò có thể điều khiển cho sóng vỗ qua trái, qua phải,
phía trước, sau lưng và cả tập thể sẽ thực hiện theo sự điều khiển của quản
trò (khi vỗ qua trái thì cả tập thể nghiêng người qua trái và cứ thế thực
hiện tương tự qua phải, phía trước và sau lưng).<br>
<br>
Tất cả tập thể phải giữ tay thật chặt với nhau, ai giữ tay không chặt thì
người đó sẽ bị ngã và vi phạm luật chơi.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><br>
</font>
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">13.-
LÀM THEO NGƯỜI NÔNG DÂN</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Mục đích: rèn tính dẻo dai
cho người chơi<br>
- Số lượng: từ 20 người trở lên<br>
- Tổ chức: 1 quản trò<br>
- Địa điểm: ngoài trời<br>
- Thời gian: từ 5 - 7 phút<br>
<br>
* Cách chơi: tập thể kết thành vòng tròn, tay mọi người ngoắc lại với nhau
như trò chơi "Sóng biển", nhưng lúc này cả vòng tròn đều ngồi xổm xuống đất.
Người quản trò hô "Người nông dân, gieo mạ - tưới nước - bón phân - cây nảy
mầm - cây lớn - cây ra một cành - ra một nụ... cây lung lay trước gió, cây
lung lay trước bão - cây ngã" từ động tác cây nảy mầm hướng cho tập thể từ
từ nhổm lên, khi cây ra một cành thì tập thể đưa một chân ra phía trước, cây
lung lay trước gió thì tập thể lắc qua lắc lại, đến khi cây ngã thì tập thể
đều phải ngã xuống.<br>
<br>
Tập thể đồng nói và làm theo quản trò, các động tác phải được làm thật chậm
để tạo sự chịu đựng dẻo dai của tập thể, cá nhân nào không chịu đựng được bị
ngã xuống xem như vi phạm luật chơi.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">14.-
TA LÀ VUA:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Mục đích: rèn cho người
chơi có cách ứng xử linh hoạt<br>
- Số lượng: từ 20 người trở lên<br>
- Tổ chức: 1 quản trò<br>
- Địa điểm: ngoài trời<br>
- Thời gian: từ 5 - 7 phút<br>
<br>
* Cách chơi: tập thể kết thành vòng tròn, khi người quản trò hô "Ta là vua"
thì cả tập thể đáp "Muôn tâu bệ hạ" và người phải cúi xuống làm sao cho đầu
của mình phải thấp hơn đầu của nhà vua. Hoặc ngược lại người quản trò nói
"Muôn tâu bệ hạ" thì cả tập thể đáp lại "Ta là vua". Có thể người quản trò
sẽ chỉ bất cứ một người nào hỏi "Ngươi là ai" thì người đó phải đáp "Ta là
vua", lúc này 2 người 2 bên phải cúi xuống "Muôn tâu bệ hạ". Để trò chơi hấp
dẫn, người bị quản trò chỉ định có thể đứng ngồi hoặc khom người xuống để
hai người hai bên phải luôn luôn thấp hơn mình.<br>
<br>
Đầu của mọi người phải luôn luôn thấp hơn đầu của nhà vua, nếu ai cao hơn
đầu của nhà vua xem như vi phạm luật chơi và bị xử phạt.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">15.-
CHANH CHUA - CUA KẸP:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Mục đích: luyện sự nhanh
nhạy, hoạt bát cho người chơi<br>
- Số lượng: từ 20 người trở lên<br>
- Tổ chức: 1 quản trò<br>
- Địa điểm: ngoài trời<br>
- Thời gian: từ 3 - 7 phút<br>
<br>
* Cách chơi: tập thể kết thành vòng tròn, người chơi dang hai tay ra, tay
phải để lòng bàn tay ngửa, tay trái các ngón tay chụm lại đặt lên lòng bàn
tay ngửa của người bên cạnh. Khi quản trò hô "Chanh" - tập thể đáp "Chua",
khi quản trò hô "Cua" - tập thể đáp "Kẹp", đồng thời với tiếng "Kẹp" tay
phải của mọi người phải nhanh chóng nắm lại thật nhanh sao cho bắt được tay
trái của người bên cạnh mình và đồng thòi cũng rụt tay trái về để không bị
người bên cạnh kẹp mình. Để trò chơi thêm phần hấp dẫn, người quản trò có
thể quy định thêm một số từ như: "Đường - Ngọt", "Muối - Mặn", "Gừng -
Cay"...<br>
<br>
Nếu người nào đáp và thực hiện sai theo tiếng hô của người quản trò thì xem
như người đó bị phạt và người nào tay trái của mình bị tay phải người bên
cạnh nắm được thì người đó cũng bị xử phạt.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">16.-
ĐẾM SỐ:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Mục đích: rèn trí nhớ cho
người chơi<br>
- Số lượng: từ 20 người trở lên<br>
- Tổ chức: 1 quản trò<br>
- Địa điểm: ngoài trời<br>
- Thời gian: từ 5 - 7 phút<br>
<br>
* Cách chơi: tập thể kết thành vòng tròn, quản trò chỉ định bất kỳ một người
nào trong tập thể - người bị chỉ định sẽ đếm bắt đầu từ số đầu tiên là
"một", đồng thời có thể vỗ người bên phải hoặc người bên trái cạnh mình,
người bị vỗ lúc này sẽ đếm số thứ tự tiếp theo là 2 và tiếp tục đếm thứ tự
như thế, nhưng người ở số thứ 3 không được đếm ba mà phải đếm là "Má", tương
tự "Năm" được đếm bằng "Tháng"... "Chín" được đếm bằng "Sống"...<br>
<br>
Tất cả các số phải được đếm liên tục và nhanh, không được ngập ngừng. Nếu ai
đếm sai "Má" bằng "Ba", "Tháng" bằng "Năm"... thì xem như vi phạm luật chơi.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">17.-
QUÂN TA - XÔNG PHA:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Mục đích: tạo sự vui nhộn,
sôi nổi trong tập thể<br>
- Số lượng: từ 20 người trở lên<br>
- Tổ chức: 1 quản trò<br>
- Địa điểm: ngoài trời<br>
- Thời gian: từ 5 - 7 phút<br>
<br>
* Cách chơi: quản trò hướng dẫn cho tập thể bài hát sau: "Nào đoàn ta tiến,
hăng hái theo bước anh hùng. Liều mình xông pha, băng mình vào chốn đạn
tên". Tập thể hát theo quản trò.<br>
<br>
Khi quản trò hô "Quân ta", tập thể đáp "Xông pha" - mỗi lần đáp phải giơ cao
1 cánh tay.<br>
Tập thể lần lượt hô theo quản trò:<br>
Lần hát thứ nhất: "Một cánh tay"<br>
Lần hát thứ hai: "Một cánh tay + một chân"<br>
Lần hát thứ ba: "Hai tay + một chân"<br>
Lần hát thứ tư: "Hai tay + hai chân"...<br>
<br>
Ai làm động tác sai là vi phạm luật chơi.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">18.-
TRỐNG TRƯỜNG:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Mục đích: tạo sự đoàn kết
trong tập thể<br>
- Số lượng: từ 20 người trở lên<br>
- Tổ chức: 1 quản trò<br>
- Địa điểm: ngoài trời<br>
- Thời gian: từ 5 - 7 phút<br>
<br>
* Cách chơi: tập thể vừa đi theo vòng tròn vừa hát "Trống trường thì có
trống da, trống chúng mình thì có trống lưng, đùng - đùng - đùng", khi tới
đoạn 3 tiếng đùng sau thì hai tay đấm lựng cho người phía trước và tiếp tục
đi hát tiếp "Ghế trường thì có 4 chân, ghế chúng mình thì có 2 chân (ta
ngồi)"; tới đoạn "ta ngồi" thì mọi người đều ngồi lên 2 chân củangười phía
sau mình.<br>
Nếu ai không có ghế ngồi và ghế mình không có người ngồi là bị xử phạt.</font></p>
</blockquote>
<p align="justify">
<font style="FONT-WEIGHT: 700; FONT-SIZE: 8pt" face="Arial" color="#3366ff">19.-
NHẢY CÓC:</font></p>
<blockquote>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Mục đích: tạo sự đoàn kết
thân mật trong tậpthể<br>
- Số lượng: từ 20 người trở lên<br>
- Tổ chức: 1 quản trò<br>
- Địa điểm: ngoài trời<br>
- Thời gian: từ 5 - 7 phút<br>
<br>
* Cách chơi: tập thể đứng thành vòng tròn 2 tay vừa vịn vào eo người phía
trước vừa nhảy di chuyển vừa hát "Ra đây mà xem con gì nó ngồi... đó là con
cóc - con cóc... cóc con" khi tới đoạn con cóc lần 2 thì mọi người buông tay
ra đồng thời nhảy xoay người lại 1800 và vịn vào người phía trước mình.<br>
<br>
Nếu ai xoay người không kịp theo nhịp bài hát thì sẽ bị xử phạt.</font></p>
</blockquote>
</span>
</body>
</html>