<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Những nét chính công tác Quốc tế</title>
</head>
<body>
<p align="center"><font face="Arial" color="#000080" size="3"><span id="PageContent_News_NewsDetail0">
<b>Những nét chính công tác Quốc tế Thanh niên qua các thời kỳ</b></span></font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người
đặt nền móng cho công tác quốc tế thanh niên. Hãy cho biết những hoạt động
chính giai đoạn 1911 – 1946?</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Những nét chính của hoạt động
quốc tế thanh niên thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)?</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Những nét chính của hoạt động
quốc tế thanh niên thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)?</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Những nét chính của hoạt động
quốc tế thanh niên giai đoạn 1975 – 1990?</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Những nét chính của hoạt động
quốc tế thanh niên từ năm 1991 – 1997?</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1997, Ban Thường vụ Trung
ương Đoàn khóa VI đã ra Nghị quyết "Về tăng cường công tác quốc tế thanh niên
trong giai đoạn 1997 - 2000. Mục đích và những kết quả đạt được trong giai
đoạn này?</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tăng
cường quan hệ với bạn bè truyền thống như thế nào?</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Công tác quốc tế thanh niên
trong 5 năm trở lại đây tại thành phố Hồ Chí Minh?</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Mục tiêu, nhiệm vụ công tác
quốc tế thanh niên do Đại hội Đoàn thành phố lần VII (2001 – 2005) đề ra là
gì?</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Vị trí, chức năng, nhiệm vụ Ban
Quốc tế Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh?</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Nội dung chính trong chương
trình phối hợp giữa Thành Đoàn với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hồ
Chí Minh?</font></li>
</ul>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial"><b>Câu hỏi: Chủ tịch Hồ Chí Minh
– Người đặt nền móng cho công tác quốc tế thanh niên. Hãy cho biết những hoạt
động chính giai đoạn 1911 – 1946?<br>
</b><br>
1.- Trên con đường tìm đường cứu nước</font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Sau khi phong trào "Đông Du" do
các sĩ phu yêu nước đề xướng nhằm vận động thanh niên sang Nhật học tập để sau
này trở về giúp nước, bị thực dân Pháp và chế độ phong kiến đàn áp. Phong trào
yêu nước thời kỳ này đều lâm vào tình trạng bế tắc.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Giữa lúc đó, Nguyễn Tất Thành
(tức Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này), một thanh niên yêu nước, sinh trưởng trong
một gia đình nhà nho nghèo, đang học trường Quốc học Huế, đã bỏ học vào làm
giáo viên ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) và từ Phan Thiết vào Sàigòn, đến bến
Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5.6.1911. Mười năm sau anh đã trở
thành Nguyễn Ái Quốc, người Cộng sản Việt Nam đầu tiên tham gia thành lập Đảng
Cộng sản Pháp, đưa đất nước ta vào quĩ đạo của cách mạng vô sản thế giới đã
được bắt đầu thành công từ cuộc cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, chấm dứt cuộc
khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài nhiều năm của con thuyền cách mạng
Việt Nam.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Quan hệ đối ngoại mới “Bốn
phương vô sản đều là anh em” đã đặt nhịp cầu để phong trào thanh niên và tổ
chức thanh niên nước ta thắt chặt mối quan hệ với các phong trào thanh niên
tiến bộ và các tổ chức thanh niên các nước trên thế giới.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 7 - 1921, tại nhà số 9
phố Valette (Paris) Nguyễn Ái Quốc cùng với Monnécvin (người Máctiníc – một
thuộc địa của Pháp) đứng ra thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa gồm hơn 200 hội
viên mà phần lớn là thanh niên các thuộc địa của Pháp đang sinh sống, học tập
ở Pháp, do Nguyễn Ái Quốc đứng đầu. <br>
- Tháng 7 – 1924, với tư cách là đại biểu thanh niên Đông Dương, Nguyễn Ái
Quốc tham gia Đại hội Quốc tế Thanh niên Cộng sản lần thứ IV họp tại
Mát-xcơ-va. Nguyễn Ái Quốc là thành viên Đoàn chủ tịch Đại hội, là người chủ
trì và là tác giả chính trong nhóm tác giả soạn thảo “Luận cương về thanh niên
thuộc địa”.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Giữa năm 1925, nhờ sự giúp đỡ
nhiệt tình của các nhà cách mạng Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã từ Liên Xô về
Quảng Châu, tổ chức tại đây các lớp huấn luyện chính trị, truyền bá Chủ nghĩa
Mác – Lênin cho thanh niên Việt Nam. Qua các lớp huấn luyện, Nguyễn Ái Quốc
tuyển chọn và giác ngộ một số thanh niên ưu tú kết nạp vào tổ chức “Việt Nam
Thanh niên cách mạng đồng chí Hội”.</font></li>
</ul>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">2.- Đoàn kết quốc tế từ buổi đầu
tranh đấu:</font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Trong “Nghị quyết về thanh niên
vận động” được công nhận tại Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương,
ngày 28.3.1935, Đảng chỉ rõ một trong những nhiệm vụ cần kíp của Đoàn là “Kéo
thanh niên chống đế quốc chiến tranh, ủng hộ Xô viết liên bang, Xô viết Trung
Quốc”.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Việc mở rộng quan hệ và giao
lưu quốc tế cho thanh niên Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm.
Ngay sau khi Cách mạng tháng 8 - 1945 thành công, người đã nghĩ ngay đến việc
tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam giao lưu với thế giới.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Cuối năm 1946, trong dịp kỷ
niệm ngày thành lập Liên Đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới (10.11.1946), Tổng
Đoàn Thanh niên Việt Nam (sau này đổi tên thành Liên Đoàn TNVN, rồi Hội
LHTNVN) được công nhận là thành viên chính thức của Liên đoàn Thanh niên Dân
chủ thế giới, đánh dấu bước hội nhập ban đầu hết sức quan trọng của thanh niên
Việt Nam với bạn bè tiến bộ khắp năm châu theo đường lối đối ngoại hoà bình,
hữu nghị, độc lập, tự chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Chính phủ ta,
mở ra một trang mới trong công tác quốc tế.</font></li>
</ul>
<p align="justify"><b><font size="2" face="Arial">Câu hỏi: Những nét chính của
hoạt động quốc tế thanh niên thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)?</font></b></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 4.1947, bốn tháng sau khi
cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, trong Nghị quyết Hội nghị cán bộ do Trung
ương triệu tập, bàn về tăng cường công tác Thanh vận có đoạn ghi rõ: “Làm cho
phong trào thanh niên Việt Nam và nói chung phong trào thanh niên Đông Dương
liên lạc mật thiết với phong trào thanh niên thế giới”.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Trong khi quân dân Việt Bắc
đang đánh trả cuộc tiến công Thu – Đông năm 1947 của giặc Pháp, Xứ Đoàn Thanh
niên Cứu quốc Nam Bộ đã cử một đoàn đại biểu thanh niên dự Hội nghị thanh niên
và sinh viên thế giới, tại Cancútta (Calcutta),đoàn đại biểu Việt Nam được
giao châm lửa đốt hình nộm Chủ nghĩa đế quốc. Trong thời gian này, Liên đoàn
Thanh niên Việt Nam Nam Bộ đã tiếp đoàn đại biểu Thanh niên Dân chủ Thượng Hải
(Trung Quốc) sang Sài Gòn bằng đường công khai. Ta đã đưa bạn vào thăm chiến
khu Đồng Tháp Mười, dự sinh hoạt CLB Thanh niên ở Đốc Binh Kiều.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 7.1947, Đại hội Liên hoan
thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ I được tổ chức tại Praha (CHXHCN Tiệp
Khắc trước đây) với sự tham gia của 17.000 đại biểu, đến từ 71 nước trên thế
giới. Khẩu hiệu “Thanh niên thế giới đoàn kết trong cuộc đấu tranh vì một nền
hoà bình lâu dài và bền vững” Do hoàn cảnh đang kháng chiến nên thanh niên
Việt Nam không có đoàn đại biểu từ trong nước đến dự Festival, chỉ có một
thanh niên Việt Nam ở Praha được giới thiệu của đại diện ngoại giao ta ở Tiệp
Khắc Trần Ngọc Danh. Anh đã mang lá cờ đỏ sao vàng chạy quanh sân vận động Thủ
Đô Tiệp Khắc trong tiếng hô vang dậy “Việt Nam, Việt Nam” của hàng chục nghìn
đại biểu có mặt.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1949, Đại hội Liên hoan
thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ II được tổ chức từ ngày 14.7 đến ngày
28.8, tại Budapest (Hunggari) với sự tham gia của 11.000 đại biểu, đến từ 82
nước trên thế giới. Khẩu hiệu “Thanh niên thế giới đoàn kết lại vì một nền hoà
bình bền vững, vì dân chủ, độc lập dân tộc và vì một tương lai tươi sáng”.
Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam tham gia Festival lần thứ II có
10 người, do đồng chí Nguyễn Thương, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam dẫn đầu.
Đoàn đại biểu Việt Nam đã trình bày để đại biểu thanh niên thế giới hiểu rõ về
cuộc chiến đấu chính nghĩa của quân và dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm
lược, thấy rõ tính nhân đạo của nhân dân và nhà nước ta. Nhất là đã làm cho
các bạn thanh niên Pháp hiểu thanh niên và nhân dân Việt Nam, hiểu chính sách
của Hồ Chí Minh, phân biệt rõ giữa Chủ nghĩa thực dân Pháp và nhân dân cũng
như thanh niên Pháp, để từ đó càng đồng tình và ủng hộ cuộc kháng chiến chính
nghĩa của nhân dân Việt Nam.</font></li>
</ul>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Đoàn đại biểu thanh niên ta đã
chuyển lời mời đại biểu thanh niên Pháp và đại biểu Liên Đoàn TNDC thế giới tham
dự Đại hội toàn quốc Đoàn Thanh niên Cứu quốc (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh) Việt Nam và Đại hội Liên Đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất.</font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Ngày 7.2.1950, tại căn cứ địa
kháng chiến Việt Bắc (xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên), Đại hội đại
biểu Đoàn toàn quốc lần thứ nhất khai mạc. Sau đó đến ngày 25.12.1950, Đại hội
đại biểu toàn quốc Liên Đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất đã diễn ra tại
địa điểm trên. Lần đầu tiên có hai đoàn đại biểu quốc tế tham dự hai đại hội
của Đoàn và Hội đều do đồng chí Lêôphighơ, Tổng thư ký Đoàn Thanh niên Cộng
sản Pháp và Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên Đoàn TNDC thế giới, dẫn đầu. Đây là một
sự kiện có ý nghĩa trong quan hệ đối ngoại của thanh niên ta.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 8.1951, Đại hội Liên hoan
thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ III được tổ chức từ ngày 5 đến ngày
20.8 tại Berlin, Thủ đô nước Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ). Khẩu hiệu “Thanh niên
hãy đoàn kết chống hiểm hoạ một cuộc chiến tranh mới, vì một nền hoà bình trên
thế giới”. Có 26.000 đại biểu từ 104 nước ở khắp các châu lục tham dự. Đoàn
đại biểu thanh niên Việt Nam có 30 người do đồng chí Hoàng Tuấn trong Ban lãnh
đạo Liên Đoàn Thanh niên Việt Nam dẫn đầu.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Sau chiến thắng Biên giới cuối
năm 1950, Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc và Liên Đoàn Thanh niên Việt Nam
nhanh chóng thiết lập mối qun hệ thường xuyên với Đoàn Thanh niên Trung Quốc,
Đoàn TNCS Lênin Liên Xô và tổ chức Đoàn thanh niên các nước Đông Âu.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 3.1953, Trung ương Đoàn
TNCQ và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cử một đoàn đại biểu gồm 6 thành
viên do anh Vũ Quang, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đoàn làm trưởng Đoàn đi
Viên, Thủ đô nước Áo, dự Hội nghị quốc tế bảovệ quyền lợi thanh niên. Tham
luận của đại biểu thanh niên Việt Nam đã nhấn mạnh việc nhân dân Việt Nam đã
làm cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, trở thành một quốc gia độc lập từ
ngày 2.9.1945. Chính vì thực dân Pháp không chịu công nhận thực tế đó, đã tiến
hành cuộc chiến tranh xâm lược, cho nên nhân dân Việt Nam chỉ còn có con đường
quyết tâm chiến đấu giành độc lập tự do và thống nhất đất nước.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 8.1953, Đại hội Liên hoan
thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ IV diễn ra tại Bucarest (Rumani).
Khẩu hiệu “Không, thế hệ chúng ta sẽ không phục vụ cho chết chóc và hủy diệt”.
Có 30.000 đại biểu từ 11 nước. Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam tham dự có 40
người do đồng chí Vũ Quang, uỷ viên thường vụ Trung ương Đoàn dẫn đầu. Song
song với Festival còn có Đại hội thường kỳ Liên Đoàn TNDC thế giới (FMJD) họp
3 ngày. Đoàn đại biểu thanh niên ta có cuộc tiếp xúc với chị Raymond Dien
(người đã chặn đoàn xe lửa của thực dân Pháp chở vũ khí sang chiến trường Việt
Nam và anh Henri Martin (là một lính thuỷ vì hoạt động phản chiến trong hải
quân, đã bị toà án binh Pháp kết án tù). Cũng tại cuộc gặp này, đoàn đại biểu
thanh niên Pháp đã trao tặng cho đoàn đại biểu Việt Nam một kỷ vật vô giá – đó
là bức ảnh Bác Hồ phát biểu tại Đại hội Tours năm 1920, và sau đó đồng chí Vũ
Quang đã trân trọng kính chuyển Bác Hồ bức ảnh lịch sử này, Bác rất xúc động
khi được nhìn thấy lại hình ảnh của mình trong Đại hội Tours hơn 30 năm về
trước vẫn được các đồng chí Pháp giữ gìn trọn vẹn.</font></li>
</ul>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Sau Festival IV, các đại biểu
thanh niên, sinh viên Việt Nam tách làm hai bộ phận. Gần một nửa đi Vac-sa-va
(Ba Lan) dự Đại hội thường kỳ của Hội Liên hiệp Sinh viên quốc tế (UIE)</font></p>
<p align="justify"><b><font size="2" face="Arial">Câu hỏi: Những nét chính của
hoạt động quốc tế thanh niên thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 –
1975)?</font></b></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của nhân dân
Việt Nam. Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Mỹ hất cẳng Pháp độc chiếm miền Nam,
biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Cùng với những nhiệm
vụ lịch sử do giai doạn cách mạng mới đặt ra, công tác đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta có những bước phát triển mới.<br>
<br>
Trong điều kiện mới, công tác quốc tế thanh niên cũng được tăng cường mở rộng
hoạt động. Bộ phận công tác quốc tế của Đoàn được hình thành và ngày 10.11.1954
được coi là ngày truyền thống của Ban Quốc tế (Ban đối ngoại) trực thuộc Trung
ương Đoàn.</font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1955, Ban Quốc tế đã ra các
bản tin đối ngoại bằng tiếng Anh và tiếng Pháp thông tin, trao đổi kinh nghiệm
về công tác thanh niên với bạn bè các tổ chức thanh niên các nước.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Ngày 20.2.1955, nhân ngày quốc
tế chống Chủ nghĩa thực dân (21.2) Liên Đoàn Thanh niên Việt Nam đã ra lời kêu
gọi thanh niên Việt Nam đoàn kết và ủng hộ thanh niên các nước thuộc địa và
phụ thuộc chống Chủ nghĩa đế quốc, Chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giành độc lập
dân tộc, dân chủ…</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1955, Đại hội Liên hoan
thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ V diễn ra tại Vácsava (Thủ đô của Ba
Lan) từ ngày 31.7 đến 14.8.1955. Khẩu hiệu “Việt Nam – Hồ Chí Minh – Điện Biên
Phủ” trở thành một trong những chủ đề tiêu biểu của Đại hội được thanh niên
các nước tham gia đông đảo. Có 31.000 đại biểu từ 114 nước. Đoàn đại biểu
thanh niên Việt Nam tham dự có 197 đại biểu. Để đóng góp vào thành công của
Đại hội, chúng ta đã chuẩn bị kỹ trên nhiều mặt, một Ban trù bị quốc gia đã
thành lập. Quan hệ hữu nghị với thanh niên nhiều nước được thiết lập, như với
thanh niên Nam Dương (Inđônêxia), Ấn Độ và nhiều nước Á Phi khác. Quan hệ với
thanh niên Pháp, Lào và Campuchia được thắt chặt.</font></li>
</ul>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Ngay sau hòa bình mới lập lại,
đầu năm 1955 Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam đã cử một đoàn cán bộ
do đồng chí Nguyễn Lam, Bí thư, dẫn đầu sang thăm và làm việc với Đoàn Thanh
niên Cộng sản Lênin Liên Xô. Ngay từ đầu năm 1956, đoàn cán bộ Đoàn đầu tiên của
ta đã được cử sang học tập và đào tạo tại trường Đoàn Kômsômôn (Liên Xô)</font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 2.1956, Ban chấp hành Hội
Sinh viên Việt Nam đã mời đoàn đại biểu sinh viên quốc tế do anh Cáclô Mina
dẫn đầu đã thăm Việt Nam nhằm thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa phong trào
sinh viên Việt Nam và phong trào sinh viên quốc tế.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Từ ngày 25/10 đến ngày 4/11 năm
1956, tại Thủ đô Hà Nội diễn ra Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ hai. Đến với
Đại hội có các đoàn đại biểu thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa, Đoàn đại
biểu thanh niên Cộng sản Pháp, Đoàn đại biểu thanh niên Lào, thanh niên
Campuchia. Đặc biệt các đoàn đại biểu được Bác Hồ tiếp, trong đó Bác Hồ xúc
động tiếp Đoàn đại biểu thanh niên Cộng sản Pháp do anh Henri Martin và chị
Raymond Dien dẫn đầu. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ hai đánh dấu bước phát
triển quan trọng nhiệm vụ quốc tế thanh niên. Trong 4 nhiệm vụ do Đại hội đề
ra có 1 nhiệm vụ quốc tế của Đoàn, nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị với
thanh niên Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội Chủ nghĩa anh em và bạn bè
trên thế giới.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1957, Đại hội Liên hoan
thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ VI diễn ra tại Mátxcơva (Liên Xô) từ
ngày 28.7 đến 11.8. Khẩu hiệu “Vì hoà bình và hữu nghị”. Đoàn đại biểu thanh
niên Việt Nam có 50 thành viên. Các đại biểu thanh niên thế giới tham dự Đại
hội đều bày tỏ sự cảm thông và đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của
nhân dân Việt Nam.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Từ ngày 2 đến ngày 8.2.1959 tại
Lơ-ke, Thủ đô Ai Cập, 500 đại biểu thanh niên của 42 nước Á – Phi đã họp Đại
hội bày tỏ sự đồng tâm chống Chủ nghĩa đế quốc, Chủ nghĩa thực dân dưới nhiều
hình thức. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi điện tới chào mừng Đại hội, đại biểu
thanh niên Việt Nam được bầu làm chủ tịch tiểu ban phụ trách vấn đề hạnh phúc
của thanh niên. Đại hội đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của thanh
niên Việt Nam đòi thống nhất nước Việt Nam bằng con đường hoà bình trên cơ sở
hiệp định Giơnevơ, đòi chấm dứt can thiệp của Mỹ vào miền Nam Việt Nam.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1959, Đại hội Liên hoan
thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ VII diễn ra tại Viên (Thủ đô nước Áo)
từ ngày 26.7 đến 4.8.1959. Có 17.000 đại biểu thanh niên và sinh viên thế giới
từ 130 nước. Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam có 40 thành viên. Trong thời
gian hội nghị, Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam tổ chức gặp gỡ với đại biểu
thanh niên 12 nước xã hội Chủ nghĩa, gặp gỡ các đoàn đại biểu thanh niên Anh,
Pháp, các nước Á - Phi, Trung Cận Đông, Mađagasca, Tuynidi và Marốc, Ấn Độ.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Ngày 5.12.1959, Ban chấp hành
Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã gửi thư cho các tổ chức thanh
niên Nhật Bản như Hội Liên hiệp Thanh niên Nhật Bản, Hội Liên hiệp Thanh niên
công nhân Nhật Bản, Liên đoàn thanh niên dân chủ Nhật Bản, tổ chức thanh niên
của Đảng Xã hội Nhật Bản, Tổng Công hội liên hiệp học sinh tự do toàn Nhật
Bản… bày tỏ sự đồng tình ủng hộ nhân dân và thanh niên Nhật Bản chống lại việc
Mỹ muốn biến Nhật làm căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ và lôi cuốn nhân dân Nhật
vào cuộc hiến tranh nguyên tử và tên lửa khốc liệt mới. Đồng thời bức thư cũng
đòi Chính phủ Nhật Bản huỷ bỏ hiệp định bồi thường chiến tranh riêng rẽ cho
chính quyền miền Nam Việt Nam vừa được ký ngày 13.5.1959.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 9.8.1960 Ban chấp hành
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã lên tiếng và ra tuyên bố ủng hộ cuộc đấu
tranh chính nghĩa của nhân dân và thanh niên Lào chống lại bọn phiến loạn gây
rối ở Lào, vì một nước Lào hoà bình trung lập thật sự.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Từ ngày 10 – 16.11.1960 diễn ra
“Tuần lễ thanh niên quốc tế” và nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Liên Đoàn
Thanh niên Dân chủ thế giới (10.11.1945 – 10.11.1960), Hội Liên hiệp Thanh
niên Việt Nam mở đợt tuyên truyền rộng rãi và tổ chức đợt hoạt động trong
thanh niên cả nước vì hoà bình, thủ tiêu Chủ nghĩa thực dân và Chủ nghĩa đế
quốc.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tối 13.11.1960, Ban chấp hành
Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã long trọng tổ chức mít tinh kỷ
niệm 15 năm ngày thành lập Liên Đoàn TNDC thế giới có 1.300 đại biểu thanh
niên tham dự, bày tỏ niềm tự hào của thanh niên Việt Nam đã có phần đóng góp
trong phòng trào rộng lớn của thanh niên thế giới đấu tranh vì hoà bình và hữu
nghị, cho độc lập và quyền lợi của thanh niên.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Từ ngày 12 đến 30 tháng 12 năm
1960 Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin Liên Xô đã cử một
đoàn cán bộ thanh niên và sinh viên sang thăm và làm việc tại nước ta. Và ngày
27.12.1950 tại Hải Phòng đã diễn ra lễ trao tặng 1 chiếc máy kéo do tự tay
thanh niên Liên Xô làm ra và 16 hòm dụng cụ nông nghiệp, góp cùng thanh niên
nông thôn Việt Nam cải tạo và xây dựng làng quê.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1961 Đại hội Đoàn toàn quốc
lần thứ III diễn ra tại Hà Nội từ ngày 23.3 đến 25.3. Đại hội đã đón tiếp đại
biểu của Đoàn TNCSThanh niên Cộng sản Lênin Liên Xô, Đoàn Thanh niên Cộng sản
Trung Quốc, đại biểu Đoàn Thanh niên các nước xã hội Chủ nghĩa, đại diện Liên
Đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới và Hội Liên hiệp Sinh viên quốc tế, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Pháp…</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 7.1961 theo sáng kiến của
các tổ chức thanh niên Liên Xô, một cuộc “Diễn đàn thanh niên thé giới” đã
được tổ chức tại Mátxcơva. Đại diện của trên 300 tổ chức thanh niên và sinh
viên của 80 nước tham dự. Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam do
đồng chí Vũ Quang, Tổng thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bí thư Trung
ương Đoàn TNLĐ Việt Nam dẫn đầu và đoàn đại biểu thanh niên giải phóng miền
Nam Việt Nam do đồng chí Nguyễn Thị Bình làm trưởng đoàn đã có những đóng góp
tích cực vào thành công của “Diễn đàn thanh niên thế giới”.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Cuối tháng 8.1961, Hội Sinh
viên Việt Nam đã đăng cao tổ chức Hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế tại Hà
Nội. Hơn 30 tổ chức sinh viên khắp các châu lục đã tham dự Hội nghị.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Ngày 20.7.1962, nhân dịp kỷ
niệm 8 năm ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ về lập lại hoà bình Việt nam, thanh
niên và nhân dân nhiều nước trên thế giới đã dấy lên làn sóng mạnh mẽ phản đối
bè lũ Mỹ - ngụy. Hội Sinh viên quốc tế đã tổ chức "Ngày đoàn kết với sinh viên
Việt Nam". Hàng chục bức thư gửi đến Trung ương Đoàn TNLĐ Việt Nam, Trung ương
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam bày tỏ
sự đoàn kết, ủng hộ hết lòng cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc,
thống nhất Tổ quốc của thanh niên và nhân dân Việt Nam, như: Ủy ban Thanh niên
Liên Xô, Hội đồng Sinh viên Liên Xô, Trung ương Đoàn Thanh niên Trung Quốc, Ủy
ban Trung ương Thanh niên Tiệp Khắc, Ủy ban phối hợp các tổ chức Thanh niên Ba
Lan, Đoàn TNCS CuBa, Trung ương Đoàn TNLĐ Triều Tiên, cùng nhiều tổ chức thanh
niên xã hội Chủ nghĩa, các tổ chức thanh niên tiến bộ của các nước khác.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1962, Đại hội Liên hoan
thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ VIII diễn ra tại Henxenki (Thủ đô
Phần Lan) từ ngày 29.7 đến 6.8. Khẩu hiệu "Vì hoà bình và hữu nghị". Có 18.000
đại biểu của 142 nước, đại diện cho 1.500 tổ chức thanh niên và sinh viên thế
giới. Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam có 60 thành viên. Đại biểu thanh niên
Việt Nam đã vạch trần âm mưu phá hoại Hiệp định Giơnevơ, lên án tội ác khủng
bố, tra tấn dã man đồng bào và sinh viên miền Nam Việt Nam, lên án chính sách
trả thù những người kháng chiến cũ của đế quốc Mỹ và Nguỵ quyền tay sai Ngô
Đình Diệm, đòi Ngô Đình Diệm huỷ bỏ bản án đối với Giáo sư trẻ tuổi Lê Quang
Vịnh và các sinh viên, trí thức bị chúng bắt bớ, giam giữ.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Giữa năm 1964, Mắcnamara, Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ, đến miền Nam vạch kế hoạch gây tội ác chống nhân dân ta.
Căm phẫn trước tội ác chồng chất của Mỹ, người thợ điện trẻ tuổi Nguyễn Văn
Trỗi được giao nhiệm vụ đặt mìn trên cầu Công Lý để giết tên Bộ trưởng, không
may anh bị sa vào tay giặc. Cảm phục tinh thần quên mình vì lý tưởng của anh
và căm thù tội ác của Mỹ, quân du kích Vênêduyêla đã bắt tên đại tá Mỹ trên
đường phố Thủ đô Caracát, đòi Mỹ phải trả tự do cho Nguyễn Văn Trỗi. Nhân dân
và thanh niên CuBa dành cho anh và nhân dân Việt Nam những tình cảm sâu nặng.
Chỉ riêng Thủ đô Lahabana đã có một trường học, một công viên, một nhà máy và
một bệnh viện mang tên Nguyễn Văn Trỗi.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Sau khi đế quốc Mỹ gây ra sự
kiện vịnh Bắc Bộ, ngày 5.8.1964, mở rộng chiến tranh, đưa không quân và hải
quân đánh phá miền Bắc và ồ ạt đưa quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam, thực hiện
chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Liên Đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới và Hội
Sinh viên quốc tế, sinh viên các nước đã thành lập Ủy ban sinh viên quốc tế
đoàn kết với Việt Nam và đã tổ chức họp tạo Buđapét (Thủ đô Hungari), tổ chức
nhiều hoạt động giúp đỡ về tinh thần và vật chất cho thanh niên Việt Nam.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1968, Đại hội Liên hoan
thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ IX diễn ra tại Xôphia (Thủ đô
Bungari) từ ngày 28.7 đến 6.8. Khẩu hiệu “Đoàn kết với Việt Nam”. Có 20.000
thanh niên, sinh viên của 143 nước tham dự. Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam
có 200 thành viên thay mặt cho 2 miền Nam – Bắc Việt Nam đang chiến đấu chống
Mỹ do anh Tạ Quang Chiến, Bí thư Trung ương Đoàn TNLĐ Việt Nam dẫn đầu đoàn
thanh niên sinh viên miền Bắc và anh Trần Văn Tư, Anh hùng lực lượng vũ trang
dẫn đầu đoàn đại biểu thanh niên sinh viên miền Nam.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 8
năm 1969 Liên Đoàn TNDC thế giới và Hội LHSV quốc tế đã tổ chức gặp gỡ thanh
niên và sinh viên thế giới vì chiến thắng cuối cùng của nhân dân và thanh niên
Việt Nam tại Henxenki (Thủ đô Phần Lan) với khẩu hiệu "Chúng tôi lên án sự xâm
lược đầy tội ác của đế quốc Mỹ ở Việt Nam".</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Ngày 1.1.1970 hàng vạn thanh
niên, sinh viên Bănglađét đã xuống đường phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ
chống nhân dân Việt Nam.</font></li>
</ul>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Còn Victo Hara, với cây đàn ghita
đã hát vang những bài ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi Việt Nam đã làm rung động trái tim
hàng triệu người trên thế giới.<br>
<br>
Năm 1973, Đại hội Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ X diễn ra
tại Béclin (Thủ đô Công hoà Dân chủ Đức) từ ngày 25.7 đến 5.8. Khẩu hiệu "Đoàn
kết với Việt Nam bây giờ hơn lúc nào hết !". Có trên 25.000 đại biểu từ hơn 130
nước tham dự. Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 200 người do anh
Vũ Quang, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNLĐ Việt Nam dẫn đầu ở
miền Bắc, chị Tạ Thị Kiều, Anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam dẫn
đầu ở miền Nam.</font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1974, Đại hội Liên Đoàn
Thanh niên Dân chủ thế giới họp từ ngày 10 - 17.11 tại Vácna (Bungari), với
hơn 700 đại biểu tham dự đại diện cho hơn 250 tổ chức thanh niên của hơn 100
nước. Đại hội đã ra Nghị quyết về Việt Nam, Lào, Campuchia. Nghị quyết kêu gọi
thanh niên thế giới đẩy mạnh phong trào đòi công nhận Chính phủ Cách mạng lâm
thời CH miền Nam Việt Nam và tháng "Đoàn kết với thanh niên Việt Nam", thu
100.000 đô la xây dựng "Trường học Nguyễn Văn Trỗi" ở vùng giải phóng miền Nam
Việt Nam.</font></li>
</ul>
<p align="justify"><b><font size="2" face="Arial">Câu hỏi: Những nét chính của
hoạt động quốc tế thanh niên giai đoạn 1975 – 1990?</font></b></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Từ những năm 70, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã được bầu làm Phó chủ tịch của Liên Đoàn Thanh
niên Dân chủ thế giới (FMJD hay WFDY) và Hội Sinh viên Việt Nam được bầu làm
Phó Chủ tịch Hội Sinh viên quốc tế (UIE hay IUS).</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1978, Đại hội Liên hoan
thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ XI diễn ra tại Lahabana. Khẩu hiệu
"Vì tình đoàn kết chống đế quốc, vì hoà bình và hữu nghị". Có 18.500 đại biểu
của 145 nước, đại diện cho 2000 tổ chức thanh niên và sinh viên thế giới. Đoàn
đại biểu thanh niên Việt Nam có 300 thành viên do anh Đặng Quốc Bảo, Bí thư
thứ nhất Trung ương Đoàn dẫn đầu.</font></li>
</ul>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tình cảm hữu nghị và hợp tác anh
em giữa Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin
Liên Xô được thể hiện rực rỡ trong việc phối hợp đỡ đầu công trình thanh niên
Cộng sản xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Nhân dịp đến thăm công trình, đồng
chí Victo Misin, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin Liên
Xô và đồng chí Vũ Mão, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh đã thay mặt tuổi trẻ hai nước ký bức thư tâm huyết tại sông Đà gửi các
thế hệ mai sau.</font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1984, chúng ta còn có cuộc
gặp gỡ với thanh niên Tiệp Khắc bên dòng sông ĐuNai. Thanh niên Tiệp Khắc đã
giúp trang bị phương tiện hoạt động cho cung thiếu nhi Hà Nội với nhièu thiết
bị hiện đại.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Từ ngày 15 - 17.7.1982, Đoàn
đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do đồng chí Vũ Mão, Bí thư thứ
nhất Trung ương Đoàn, dẫn đầu đã thăm hữu nghị chính thức Campuchia. Thông báo
chung giữa hai tổ chức thanh niên hai nước nhấn mạnh: "Quan hệ đặc biệt Việt
Nam - Campuchia, cũng như quan hệ Việt Nam - Lào – Campuchia là điều có ý
nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc…..".</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1982 đã có cuộc gặp gỡ hữu
nghị thanh niên thủ đô 3 nước: HàNội – Viêng Chăn - Phnômpênh. Đồng chí Lê
Quang Vịnh, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã thăm
Nicaragoa. Tháng 10. 1983, đoàn đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
do đồng chí Vũ Mão, Bí thư thứ nhất TW Đoàn làm trưởng đoàn thăm Nicaragoa.
Tháng 5.1984, Đoàn Thanh niên Xanđinô 19.7, một tổ chức thanh niên yêu nước
của Nicaragoa (JPN) đã cử đoàn đại biểu do anh Phônxêca, Bí thư Trung ương
Đoàn sang thăm và trao đổi kinh nghiệm công tác với Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1985, Đại hội Liên hoan
thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ XII diễn ra tại Mátxcơva (Liên bang
CH xã hội Chủ nghĩa Xô Viết) từ ngày 27.7 đến 3.8. Khẩu hiệu "Vì tình đoàn kết
chống đế quốc, vì hòa bình và hữu nghị". Có hơn 40.000 đại biểu của 150 nước.
Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam có 500 thành viên.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1989, Đại hội Liên hoan
thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ XIII diễn ra tại Bình Nhưỡng (Thủ đô
nước CH Dân chủ Nhân dân Triều tiên) từ ngày 1 - 8.7 Khẩu hiệu "Vì tình đoàn
kết chống đế quốc, vì hoà bình và hữu nghị". Có hơn 250.000 đại biểu của 180
nước. Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam có 100 thành viên do đồng chí Hà Quang
Dự, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn dẫn đầu.</font></li>
</ul>
<p align="justify"><b><font size="2" face="Arial">Câu hỏi: Những nét chính của
hoạt động quốc tế thanh niên từ năm 1991 – 1997?</font></b></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial"><i><b>1.- Nhiệm vụ:</b></i></font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Giới thiệu với bạn bè, trước
hết là thanh niên thế giới về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta, về sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta, qua đó tăng cường sự hiểu biết
lẫn nhau, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với tuổi trẻ và nhân dân các
nước, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ đối với sự nghiệp cách mạng của nhân
dân ta.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tranh thủ sự hợp tác, giao lưu
quốc tế góp phần phát triển công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong
cả nước, giáo dục Chủ nghĩa quốc tế cho thanh niên Việt Nam, tạo điều kiện cho
thanh niên ta đi vào hội nhập khu vực và thế giới lành mạnh, góp phần nâng cao
trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Đóng góp phù hợp vào phong trào
thanh niên khu vực và quốc tế nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam, góp phần vào
cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, hợp tác bình đẳng và phát triển.</font></li>
</ul>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial"><i><b>2.- Nội dung: <br>
</b></i>2.1.- Đổi mới công tác quốc tế theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá:</font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Đầu những năm 90, sau khi Liên
Xô và các nước xã hội Chủ nghĩa Đông Aâu sụp đổ, hệ thống Đoàn Thanh niên các
nước xã hội Chủ nghĩa cũng tan rã. Các tổ chức anh em vốn là đối tác và là chỗ
dựa chính trên nhiều phương diện không còn. Liên Đoàn Thanh niên Dân chủ thế
giới (WFDY) và Hội Sinh viên quốc tế (IUS) lâm vào khủng hoảng. Các đối tác
truyền thống hoặc không còn hoặc không có khả năng hoạt động, quan hệ quốc tế
thu hẹp, điều kiện để triển khai các hoạt động quốc tế hạn chế.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Trong bối cảnh đó, ta đã một
mặt cố gắng duy trì đại diện của mình ở Châu Aâu để giữ mối liên hệ với Liên
Đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới, Hội Sinh viên Quốc tế và các tổ chức thanh
niên, sinh viên dân chủ, tiến bộ ở các nước; mặt khác cố gắng tìm biện pháp để
đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại, mở rộng đối tác và phương thức
hoạt động.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Đại hội lần thứ 16 của Hội Sinh
viên Quốc tế tổ chức tại Síp tháng 4 năm 1992 đã diễn ra bầu không khí hết sức
gây go, phức tạp. Đại hội đã nhất trí bầu đại biểu Việt Nam làm Chủ tịch ủy
ban bầu cử.</font></li>
</ul>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1992, Ban Quốc tế Trung ương
Đoàn được chuyển thành Trung tâm Phát triển Hợp tác Quốc tế Thanh niên (CYDECO)
để tạo điều kiện mở rộng quan hệ và hợp tác với các tổ chức thanh niên có xu
hướng chính trị khác nhau, với các tổ chức phi chính phủ, thực hiện các hoạt
động giao lưu quần chúng và dự án hợp tác với nước ngoài.</font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Chúng ta cử đoàn thiếu nhi đi
dự trại hè ở Fukuoka, Nhật Bản</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Thiết lập quan hệ với hội đồng
giao lưu chính trị Ốxtơrâylia (APEC)</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tham gia các lớp tập huấn về
dân số, về du lịch,về thủ công nghiệp của ASEAN tại Thái Lan.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Triển khai dự án dạy nghề cho
tổ chức OISCA (Nhật Bản) tài trơ.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Mở lớp tập huấn về truyền thông
phòng chống ma tuý do Cộng đồng kinh tế Châu Aâu (EEC) tài trợ.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tập huấn về công tác sinh hoạt
cộng đồng thanh niên nông thôn do FAO tài trợ.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tập huấn về việc làm của thanh
niên UNESCO tài trợ.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Thực tập sinh học nghề tại Nhật
Bản</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Triển khai làm truyện tranh vui
chống tệ nạn xã hội của tổ chức “Sreetwize Comics” (Australia)</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Triển khai dự án xoá mù chữ cho
trẻ em của quỹ Kitô giáo Mỹ</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Triển khai dự án giúp đỡ trẻ em
lang thang của Plan – International. </font></li>
</ul>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Nhiều chương trình, dự án thiết
thực góp phần phát triển kinh tế – xã hội như:</font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Chương trình dạy nghề do tổ
chức OISCA (Nhật Bản) tài trợ.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Dự án dạy nghề cho thanh niên
sau cai nghiện do UNESCO tài trợ</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Chương trình giáo dục dân số –
kế hoạch hoá gia đình và dự án bảo vệ môi trường do UNFPA, UNDP tài trợ.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tập huấn về phòng chống ma túy,
nuôi trồng cây con thay thế vây thuốc phiện, phát triển đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội miền núi do viện phòng chống ma tuý quốc tế và cộng đồng Châu Aâu,
tổ chức HOPE 87 của Áo và chương trình kiểm soát ma túy của LHQ UNDCP tài trợ…</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Dự án truyền thông phòng chống
ma tuý và chăm sóc sức khoẻ sinh sản do tổ chức Streetwise (Australia) tài trợ
được triển khai ở tỉnh miền núi Sơn La và thành phốbiển Hải Phòng từ năm 1994
đến năm 1996.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Hội Liên hiệp Thanh niên Việt
Nam đã phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức PACT (Mỹ). Hai bên đã có 4
cuộc gặ gỡ, trao đổi tại Mỹ và Việt Nam. Trên cơ sở hợp tác, năm 1994 một đoàn
sinh viên Mỹ gồm 19 người thuộc Trường Đại học Lewisand Clark, oregon Portland
USA đã giao lưu văn hoá với sinh viên Trường Đại học Huế.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 9/1994 tại Hội nghị các
tổ chức Thanh niên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại Seoul, Hàn Quốc để
thành lập cơ cấu Tư vấn tập thể các tổ chức thanh niên châu Á – Thái Bình
Dương (RCCAP) dưới sự bảo trợ của LHQ, đại biểu Việt Nam được bầu làm Phó Chủ
Tịch của RCCAP.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 7 năm 1995, đoàn đại biểu
thanh niên Việt Nam gồm 30 đại biểu do đồng chí Hồ Đức Việt, Bí thư thứ nhất
Trung ương Đoàn đã tham dự Cuộc hành quân của thanh niên quốc tế do Inđônêxia
tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm quốc khánh Inđônêxia. Sau đó đồng chí Hồ Đức
Việt cũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thăm Hàn
Quốc và ký thoả thuận Hợp tác giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam với Hội
đồng quốc gia các tổ chức thanh niên Hàn Quốc.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Thực hiện thỏa thuận giữa Thủ
tướng Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản, từ năm 1995, ta bắt đầu cử đoàn
100 thanh niên sang tham quan. Giao lưu tìm hiều Nhật Bản trong thời gian 1
tháng trong khuôn khổ chương trình hữu nghị cho thế kỷ XXI.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1995 ta cũng cử đoàn 6
thanh niên tham dự Chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á với tư cách quan sát
viên và bắt đầu từ năm 1996 chính thức tham gia chương trình này, cử đoàn hơn
30 thanh niên đi hoạt động trên Tàu và đón hơn 350 thanh niên các nước ASEAN
và Nhật Bản thăm Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh hơn 3 năm liền là cảng đến
của Tàu Nippon Maru.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1996, ta ký thoả thuận hợp
tác về thanh niên thể thao với Bộ thanh niên và thể thao Malaixia, thiết lập
được quan hệ với tổ chức thanh niên UMNO Malayxia.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 5 và tháng 8 năm 1994
trao đổi đoàn đại biểu thanh niên giữa Việt Nam và trung Quốc sau gần hai thập
niên gián đoạn. Tháng 11 năm 1996, hai bên đã ký kết "Thỏa thuận hợp tác giữa
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc"
giai đoạn 1997 - 2001.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1994 thanh niên cả nước sôi
nổi quyên góp 5 triệu suất giấy bút cho tuổi trẻ CuBa. Năm 1995, đoàn đại biểu
thanh niên Việt Nam do đồng chí Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đoàn đã đến
Cu Ba tham dự Liên hoan thanh niên quốc tế "Cu Ba vẫn sống".</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1995, ta đón đoàn đại biểu
Đoàn Thanh niên Cộng sản Nga, tham dự Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin
toàn Liên bang (Liên Xô cũ). Năm 1996, có các cuộc tiếp xúc, làm việc và tăng
cường hợp tác với Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin, với Đoàn Thanh niên Cộng sản
Nga.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1995 Đoàn đại biểu Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham dự Đại hội XIV Liên Đoàn Thanh niên Dân
chủ thế giới tại Lisbon (Bồ Đào Nha), đại biểu Việt Nam được bầu làm Chủ tịch
Ủy ban Văn kiện và Chủ tịch Ủy ban bầu cử.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 2 năm 1996, ký kết “Kế
hoạch hợp tác” giữa Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên
Nhân dân Cách mạng Lào.</font></li>
</ul>
<p align="justify"><b><font size="2" face="Arial">Câu hỏi: Năm 1997, Ban Thường
vụ Trung ương Đoàn khóa VI đã ra Nghị quyết "Về tăng cường công tác quốc tế
thanh niên trong giai đoạn 1997 - 2000. Mục đích và những kết quả đạt được trong
giai đoạn này?</font></b></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1997, Ban Thường vụ Trung
ương Đoàn (khoá VI) đã ra Nghị quyết "Về tăng cường công tác quốc tế thanh niên
trong giai đoạn 1997 – 2000". Một số chủ trương, biện pháp lớn về "Tăng cường
công tác quốc tế thanh niên của Đoàn" trong giai đọan 1997 – 2000, nhằm:</font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Góp phần làm cho bạn bè trên
thế giới hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam, về đường lối đổi mới
của Đảng và Nhà nước, về phong trào thanh, thiếu nhi Việt Nam, tạo sự đồng
tình và ủng hộ của quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội Chủ nghĩa.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tạo điều kiện và cơ hội cho
tuổi trẻ Việt Nam hội nhập quốc tế, góp phần vào cuộc đấu tranh chung củatuổi
trẻ và nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội, tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu và nâng cao vai trò, vị thế của
Việt Nam và thế hệ trẻ Việt Nam trên trường quốc tế.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Góp phần nâng cao trình độ mọi
mặt của thanh, thiếu nhi Việt Nam, đồng thời khai thác thêm nguồn lực phục vụ
công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi trong nước.</font></li>
</ul>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Để phù hợp với nhiệm vụ quốc tế
thanh niên trong giai đoạn mới, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã quyết định
thành lập trở lại Ban Quốc tế Trung ương Đoàn.<br>
<br>
Tháng 11 năm 1997, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII xác định 1 trong 7 chương
trình hành động của tuổi trẻ là "Chương trình Hội nhập quốc tế thanh niên và
tăng cường công tác quốc tế của Đoàn".</font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Số lượng trao đổi đoàn hàng năm
tăng lên một cách nhanh chóng: <br>
• Năm 1995 có 27 đoàn ra (250 người), 16 đoàn vào (90 người) <br>
• Năm 1996 có 52 đoàn ra (287 người), 56 đoàn vào (664 người) <br>
• Năm 1997 có 71 đoàn ra (469 người), 70 đoàn vào (645 người)</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1997,một nhóm thanh niên từ
tỉnh Miyagi, Nhật Bản, sau khi sang giao lưu và tham quan Việt Nam theo lời
mời của CYDECO trở về nước đã thành lập câu lạc bộ Hồ Chí Minh tại Miyagi để
tổ chức các hoạt động đoàn kết với Việt Nam. Trung tâm giao lưu văn hoá quốc
tế Nhật Bản sau nhiều năm tổ chức các đoàn sang thăm Việt Nam đã quyết định
phối hợp với CYDECO tổ chức hàng năm chiến dịch vận động quyên góp tại hơn 10
thành phố tại Nhật Bản để ủng hộ trẻ em Việt Nam nạn nhân chất độc màu da cam.
Số tiền quyên góp được đã lần lượt trao cho làng Hoà Bình – Thanh Xuân, Hà
Nội, cho Ủy ban Chăm sóc Bảo vệ Trẻ em tỉnh Thái Bình, cho bệnh viện Đa Khoa
tỉnh Tây Ninh.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Ta cũng mở rộng thêm quan hệ và
thực hiện trao đổi đoàn với Hội Đoàn kết và Phát triển Mianma, với Hội đồng
tối cao về Thanh niên và thể thao Ai Cập.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1997 Đại hội Liên hoan
thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ XIV diễn ra tại Lahabana (Cu Ba) từ
ngày 28.7 đến 5.8. Khẩu hiệu "Vì tình đoàn kết chống đế quốc, vì hoà bình và
hữu nghị". Có hơn 12.000 đại biểu đại diện cho hơn 3000 tổ chức thanh niên của
132 nước. Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam có 129 thành viên do đồng chí Vũ
Trọng Kim, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn dẫn đầu.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1997 diễn ra Đại hội đại
biểu Đoàn toàn quốc lần thứ VII, 26 đại biểu của 18 đoàn khách quốc tế tham
dự, đại diện của 10 tổ chức thanh niên của các Đảng cầm quyền hoặc tham gia
liên minh cầm quyền, 5 ủy viên Trung ương các Đảng, 12 tổ chức thanh niên Cộng
sản, 5 tổ chức cánh tả phi Cộng sản, 1 tổ chức quốc tế.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 4.1997 tại Hà Nội,đã diễn
ra Hội nghị lần thứ 14 Tiểu ban Thanh niên ASEAN (ASY), Việt Nam được chuyển
giao cương vị Chủ tịch nhiệm kỳ 1997 - 1998.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1997, Nhà nước Lào đã tặng
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Huân chương It-xa-ra hạng Nhất nhân dịp
Đoàn ta tiến hành Đại hội lần thứ VII. Đến năm 1998 hai đoàn đại biểu thanh
niên của Lào và Việt Nam đã có những cuộc trao đổi Đoàn đại biểu thanh niên.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1998, Liên hiệp quốc tổ
chức diễn đàn thanh niên thế giới tại Bồ Đào Nha. Tại khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương, ESCAP đã phối hợp với các cơ quan Liên hiệp quốc khác tổ chức hội
nghị các tổ chức thanh niên các nước trong khu vực tại Băng – Cốc, Thái Lan
vào tháng 5.1998 để chuẩn bị tham gia diễn đàn. Hội nghị đã bầu đại biểu Việt
Nam làm chủ tịch Hội nghị và uỷ nhiệm cho Việt nam thay mặt cho khu vực Châ Á
- Thái Bình Dương tại Diễn đàn Thanh niên thế giới. Tại Hội nghị của tư vấn
tập thể các tổ chức thanh niên Châu Á - Thái Bình Dương diễn ra nhân dịp này,
đại biểu Việt Nam thống nhất Việt Nam tiếp tục giữ chức Chủ tịch RCCAP thêm
một nhiệm kỳ nữa.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 8.1998 Đoàn đại biểu Việt
nam tham dự Diễn đàn Thanh niên Thế giới tổ chức tại Braga, Bồ Đào Nha.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Cũng trong năm Việt Nam tham
gia Hội nghị Bộ trưởng thanh niên thế giới lần thứ nhất tại Lisbon (Bồ Đào
Nha), có 164 nước và lãnh thổ tham gia, 7 tổ chức Liên chính phủ các khu vực,
15 cơ quan LHQ và 148 tổ chức phi chính phủ, có hơn 100 trưởng đoàn là Bộ
trưởng hoặc tương đương dẫn đầu,đoàn Việt nam do đồng chí Vũ Trọng Kim dẫn đầu
tham dự và có các cuộc tiếp xúc với các đoàn đại biểu: Mianma, Trung Quốc, Cu
Ba, Lào, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Pháp, Hàn Quốc, Aán Độ,
UNESCO, ESCAP, UNFPA, Ban thư ký Hội nghị Bộ trưởng Thanh niên có sử dụng
tiếng Pháp, Liên Đoàn Thanh niên Dân chủ Thế giới, Văn phòng hướng đạo thế
giới, Diễn đàn Thanh niên Châu Aâu… đến thăm và làm việc với Ban Bí thư Trung
ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Bồ Đào Nha. Hội nghị cũng đã quyết định lấy ngày
12.8 làm ngày quốc tế Thanh niên.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Từ ngày 18 – 20.8.1998 Ngày
Thanh niên ASEAN lần thứ VII đã được tổ chức tại Hà Nội với 43 đại biểu, trong
đó có 37 đại biểu chính thức đến từ 9 nước ASEAN, 2 đại biểu Ban thư ký ASEAN,
2 quan sát viên Campuchia và 2 quan sát viên của Hội đồng hợp tác thanh niên
ASEAN (CAYC).</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 8.1999, đồng chí Vũ Trọng
Kim dẫn đầu đoàn đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thăm Trung
Quốc, cùng đồng chí Chu Cường, Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung
Quốc ký thoả thuận hợp tác về trao đổi đoàn và tổ chức cuộc gặp gỡ hữunghị
thanh niên Việt - Trung và Trung - Việt trong các năm 2000 và 2001.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 8.1999 đoàn đại biểu Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đi thăm
Campuchia, khôi phục lại các hoạt động hợp tác với Hội Thanh niên Campuchia,
thiết lập quan hệ với thanh niên FUNCIPEC. Tháng 10.1999, đoàn đại biểu thanh
niên do anh Men Kuôn dẫn đầu thăm Việt Nam và ký thoả thuận hợp tác giữa hai
bên cho năm 2000. Đoàn đại biểu thanh niên FUNCIPEC do ông Nhep Bunchin, Quốc
vụ khanh, Chủ tịch Hội dẫn đầu thăm Việt Nam, chính thức hoá quan hệ hữu nghị
và hợp tác với các tổ chức thanh niên Việt Nam. </font></li>
</ul>
<p align="justify"><b><font size="2" face="Arial">Câu hỏi: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
đã tăng cường quan hệ với bạn bè truyền thống như thế nào?</font></b></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1998, đoàn đại biểu Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do đồng chí Hoàng Bình Quân, Bí thư thường trực
dẫn đầu đã thăm CuBa và tháng 4.1999 đồng chí Otto Rivero, Bí thư thứ nhất Trung
ương Đoàn Thanh niên Cộng sản CuBa thăm Việt Nam, ký thoả thuận hợp tác với Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.</font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Năm 1998 Đoàn đại biểu gồm 30
người do đồng chí Paplov, Bí thư Trung ương Đoàn (nay là Tổng thư ký Đoàn
Thanh niên Cộng sản Pháp) dẫn đầu đã đến thăm Việt Nam.</font></li>
</ul>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Ta đã cử đoàn đại biểu tham dự
Đại hội của Đoàn Thanh niên Cộng sản Pháp, cử đoàn bóng đá tham dự Cúp đoàn kết
tại Pháp nhân dịp Cúp bòng đá thế giới. Ta cử đoàn dự Festival hàng năm của Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hy Lạp (KNE), Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Bồ Đào Nha,
Đại hội Đoàn Thanh niên Dân tộc Phi.</font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 2.1999 đoàn đại biểu Việt
Nam tham dự Đại hội lần thứ XV Liên đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới họp tại
Síp, Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Ủy ban văn kiện và Chủ tịch Ủy ban bầu cử.
Đoàn Việt Nam tiếp tục được bầu làm thành viên Hội đồng chung của Liên đoàn
Thanh niên Dân chủ Thế giới.</font></li>
</ul>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Từ năm 1998, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Cách Mạng Thụy Điển đã cử các đoàn sang thăm Việt Nam. Đối với khu vực Trung
Đông, duy trì tiếp xúc với Tổng hội Thanh niên, sinh viên Palestine, tổ chức
thanh niên không liên kết (NASYO). Đối với khu vực Châu Á, ta tranh thủ tiếp
xúc, duy trì quan hệ gần gũi với Đoàn TNCXHCN Kim Nhật Thành, các tổ chức thanh
niên Ấn Độ, các tổ chức thanh niên cánh tả Nhật Bản, Bangladesh, Nepal…Đối với
khu vực Châu Mỹ, ta đã mở thêm nhiều quan hệ với các tổ chức thanh niên cánh tả
và đảng cầm quyền ở Mêhicô, Achentia.</font></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Quan hệ chặt chẽ với các tổ chức
nhà nước phụ trách công tác thanh niên các nước ASEAN như Hội đồng Thanh niên
quốc gia Singapore, văn phòng Thanh niên quốc gia thuộc Phủ Thủ tướng Thái Lan,
Bộ Thanh niên và Thể thao Malaysia, Bộ Văn hoá, Thanh niên và Thể thao Brunây,
Bộ Thanh niên và Thể thao Inđônesia, Hội đồng Thanh niên quốc gia Philipin, các
Cơ quan quản lý và phối hợp của Phủ Thủ tướng Nhật Bản, với Cơ quan hợp tác quốc
tế thuộc Bộ Ngọai giao Nhật Bản. Hai năm 1998 – 1999, ta đã ký thoả thuận hợp
tác với Tổng nha Thanh niên Achentina, Bộ Thanh niên và thể thao Pháp, Bộ Văn
hoá và Du lịch Hàn Quốc.</font></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp
tác với các cơ quan LHQ, ESCAP, UNESCO/PROAP. Quan hệ các tổ chức thanh niên
tình nguyện: Singapore cử đoàn sinh viên tình nguyện tại tỉnh Hoà Bình (hè năm
1998), nhóm thanh niên Canada do tổ chức Thanh niên Thế giới Canada đã cử đoàn
sang làm lao động tình nguyện tại xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội; Ủy ban điều
phối thanh niên tình nguyện quốc tế (CCIVS), NICE (Nhật Bản), NDVA.</font></p>
<p align="justify"><b><font size="2" face="Arial">Câu hỏi: Công tác quốc tế
thanh niên trong 5 năm trở lại đây tại thành phố Hồ Chí Minh?</font></b></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Trong những năm gần đây, hoạt
động giao lưu quốc tế thanh niên có những bước phát triển, góp phần tích cực vào
việc triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, hỗ trợ và động viên phong trào
thanh niên cả nước nói chung và thành phố nói riêng.</font></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tiếp tục đẩy mạnh phát triển quan
hệ đặc biệt với Lào, đang mở rộng hợp tác với Trung Quốc, nhanh chóng đi vào hội
nhập với thanh niên các nước ASEAN, phát triển các giao lưu hữu nghị với các
nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc.</font></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 9.2001 đồng chí Nguyễn
Thành Phong đã dẫn đầu đoàn đại biểu cán bộ Đoàn thành phố đi thăm và làm việc
với Đoàn Thanh niên Cộng sản thành phố Thượng Hải - Trung Quốc. Ký thỏa thuận
hợp tác trao đổi đoàn đại biểu hàng năm từ năm 2001 - 2006. Mở đầu cho giai đoạn
chủ động giao lưu quốc tế thanh niên của thành phố Hồ Chí Minh.</font></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Các hoạt động giao lưu quốc tế
của thanh niên thành phố trong thời gian qua sôi nổi như cử thanh niên tham gia
các chương trình giao lưu hữu nghị với Lào, Camphuchia, Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc…tham gia 6 lần chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản. Tổ
chức đón tiếâp nhiều đoàn khách quốc tế, nhiều tổ chức chính phủ và phi chính
phủ. Tổ chức các hoạt động giao lưu hữu nghị tại Nhà văn hoá thanh niên như Đêm
ASEAN, lễ tết Lào – Campuchia – Tháilan, giao lưu văn hoá, giới thiệu du học các
nước, các hội thi thuyết trình, tìm hiểu về đất nước, văn hoá, con người các
quốc gia nhân ngày quốc khánh, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.</font></p>
<p align="justify"><b><font size="2" face="Arial">Câu hỏi: Mục tiêu, nhiệm vụ
công tác quốc tế thanh niên do Đại hội Đoàn thành phố lần VII (2001 – 2005) đề
ra là gì?</font></b></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Giáo dục cho thanh niên đường lối
đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới: độc lập, tự chủ, rộng mở
chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam muốn là bạn
và là đối tác tin cậy của tất cả các nước phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát
triển. Coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, kỹ
năng đối ngoại cho cán bộ Đoàn để tự tin, vững vàng hơn trong quá trình tiếp cận
và tham gia hoạt động.</font></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Làm tốt công tác đón tiếp các
đoàn khách quốc tế, các chương trình thanh niên quốc tế tổ chức tại thành phố,
thông qua đó góp phần thực hiện công tác đối ngoại nhân dân, giới thiệu về thành
phố và đất nước, về hoạt động của Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Sinh viên
thành phố.</font></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Chủ động xác lập quan hệ với các
tổ chức thanh niên, sinh viên tiến bộ trong khu vực và thế giới để xây dựng
chương trình giao lưu văn hóa quốc tế hàng năm tại thành phố. Từng bước tổ chức
các chương trình giao lưu về kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa thanh niên thành
phố và các nước.</font></p>
<p align="justify"><b><font size="2" face="Arial">Câu hỏi: Vị trí, chức năng,
nhiệm vụ Ban Quốc tế Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh?</font></b></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tháng 3.2001 Ban Thường vụ Thành
đoàn đã ra quyết định số 51 – QĐ/TC.2001 về việc thành lập Ban quốc tế và ban
hành qui định tạm thời về tổ chức và hoạt động của Ban Quốc tế. Ở đây chỉ xin
trình bày 3 nội dung chính là vị trí, chức năng, nhiệm vụ.</font></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial"><i><b>1.- Vị trí: <br>
</b></i>Ban Quốc tế Thành Đoàn là bộ phận chuyên trách công tác quốc tế trong cơ
quan của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh, chịu sự
lãnh đạo trực tiếp của Ban thường vụ Thành Đoàn và hoạt động theo qui chế của cơ
quan Thành Đoàn.</font></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial"><i><b>2.- Chức năng: </b></i>
</font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Là Ban tham mưu cho Ban Thường
vụ Thành đoàn về các chủ trương, nội dung, nghiệp vụ công tác quốc tế của Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh; Là đầu mối giao lưu
quốc tế của Đoàn, Hội liên hiệp thanh niên, Hội sinh viên và Hội đồng đội
thành phố.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tham mưu chương trình và tổ
chức các hoạt động giao lưu quốc tế trong và ngoài nước của cả hệ thống Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh.</font></li>
</ul>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial"><i><b>3.- Nhiệm vụ: </b></i>
</font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Nghiên cứu nắm vững đường lối,
chủ trương và chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; tình hình quốc tế, các
tổ chức thanh thiếu niên các nước để tham mưu, đề xuất với Ban Thường vụ Thành
đoàn về các chủ trương, nội dung công tác quốc tế của Đoàn.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tổ chức các hoạt động giao lưu
quốc tế của Đoàn; thống nhất quản lý nghiệp vụ đối với các quan hệ và hoạt
động giao lưu quốc tế của các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội của thành phố; các Ban,
đơn vị thuộc cơ quan Thành Đoàn; Phối hợp với Ban Tổ chức Thành đoàn tham gia
chuẩn bị nhân sự và giải quyết thủ tục xuất cảnh cho cá nhân và các đoàn đi
công tác nước ngoài.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Phối hợp với các Ban, các đơn
vị có liên quan của Thành Đoàn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, bồi dưỡng,
chuẩn bị và tạo điều kiện cho Đoàn viên thanh thiếu nhi thành phố kiến thức
trong các hoạt động giao lưu hữu nghị với thanh thiếu nhi các nước trên địa
bàn thành phố và ngoài nước.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tham mưu Ban Thường vụ Thành
đoàn thống nhất quản lý các dự án hợp tác quốc tế của các Ban, đơn vị thuộc cơ
quan Thành đoàn.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tham mưu Ban Thường vụ Thành
đoàn thực hiện mối quan hệ với các cơ quan, các tổ chức quốc tế trên địa bàn
thành phố, nắm bắt tình hình học tập và hoạt động của thanh niên thành phố ở
nước ngoài và thanh niên nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó
tuyên truyền vận động hỗ trợ cho các hoạt động của Đoàn.</font></li>
</ul>
<p align="justify"><b><font size="2" face="Arial">Câu hỏi: Nội dung chính trong
chương trình phối hợp giữa Thành Đoàn với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành
phố Hồ Chí Minh?</font></b></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">- Ngày 27/03/2001 nhân kỷ niệm 70
năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tại Hội trường 1 Thành
Đoàn thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Liên hiệp
các tổ chức hữu nghị thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ ký kết chương trình
phối hợp hoạt động với chủ đề “Phát huy vai trò thanh niên trong hoạt động ngoại
giao nhân dân thành phố Hồ Chí Minh” giai đoạn 2001 – 2005.<br>
<br>
- Nội dung trọng tâm gồm:</font></p>
<ul style="font-family: Arial; font-size: 10pt">
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Giáo dục cho tuổi trẻ thành phố
về tinh thần quốc tế chân chính, nâng cao bản lĩnh chính trị, lòng yêu nước,
lòng tự hào dân tộc, trình độ văn hóa, khoa học công nghệ, ngoại ngữ, ý thức
cảnh giác chống âm mưu “diễn biến hoà bình “ của các thế lực thù địch. Thông
qua các hoạt động như: tổ chức các lớp tập huấn, các diễn đàn, hội thảo, toạ
đàm, báo cáo chuyên đề nhằm cung cấp thông tin cho rộng rãi cho đoàn viên,
thanh niên về những diễn biến thời sự chính trị thế giới và bày tỏ thái độ của
đoàn viên thanh niên thành phố trước những sự kiện chính trị quốc tế, một số
vấn đề về toàn cầu hoá…</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Đa dạng hóa các hoạt động giao
lưu và hợp tác quốc tế: tham gia các hoạt động do Liên hiệp, các Hội thành
viên tổ chức hoặc phối hợp với các Tổng lãnh sự quán các nước tại thành phố
nhân các sự kiện Quốc khánh, thiết lập quan hệ ngoại giao... Ngoài việc tích
cực tham gia những chương trình giao lưu hữu nghị do Trung ương Đoàn, Liên
hiệp các tổ chức hữu nghị tổ chức. Thành Đoàn sẽ chủ động tổ chức những đoàn
ra và mời đoàn vào (trong điều kiện cho phép) với các tổ chức thanh niên Cộng
sản và thanh niên tiến bộ trên thế giới nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm và
hợp tác trên mọi lĩnh vực (sẽ có đề án riêng trình lãnh đạo). Đề cử cán bộ
Đoàn, Hội tham gia vào Ban chấp hành các Hội thành viên thuộc Liên hiệp các tổ
chức hữu nghị thành phố nhằm tạo mối quan hệ, gắn kết và chủ động phối hợp tổ
chức các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế, thành lập 1 số chi hội hữu
nghị tại một số cơ sở Đoàn, Hội để làm nòng cốt.</font></li>
<li>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Công tác tổ chức thực hiện:
Giao cho Ban công tác hữu nghị Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Ban quốc tế
Thành Đoàn là cơ quan thường trực giúp cho lãnh đạo hai cơ quan trong việc
triển khai thực hiện chương trình phối hợp, có trách nhiệm đề xuất nội dung kế
hoạch phối hợp cụ thể hàng năm, chuẩn bị nội dung giao ban định kỳ, đề xuất
biện pháp chỉ đạo thích hợp. Hàng năm tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá hoạt
động và bàn chương trình phối hợp năm tiếp theo.</font></li>
</ul>
</body>
</html>