<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>New Page 2</title>
</head>
<body>
<p class="pTitle" align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">
“Chạy sô” đứng lớp nơi đảo xa</font></b></p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="40" id="table1">
<tr>
<td>
<p align="justify">
<img border="0" src="chay%20show%20dung%20lop.bmp" width="200" height="150"></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p align="center"><i><font face="Arial" size="2" color="#808080">Một
tiết học đầy ắp học trò trên đảo xa</font></i></td>
</tr>
</table>
<p class="pHead" align="justify"><font face="Arial" size="2">Một hòn đảo nhỏ nằm
cách biệt hẳn với thị trấn, nhưng tại đây vẫn có một ngôi trường đơn sơ nằm
hướng ra biển...</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">3 giờ lênh đênh
trên biển từ Vân Đồn ra Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh), cộng thêm nửa tiếng đi đò nữa,
chúng tôi mới có mặt tại Thanh Lân, một trong hai xã của huyện đảo Cô Tô.</font></p>
<p class="pInterTitle" align="justify"><b>
<font face="Arial" size="2" color="#008000">“Chạy sô” quanh đảo</font></b></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Trường THCS Thanh
Lân tuy chỉ có 14 lớp (với 230 HS) nhưng lại có tới... ba cơ sở (điểm trường)
nằm cách biệt: bốn lớp trung học ở gần cầu cảng là cơ sở chính, tám lớp tiểu học
“đóng” ở thôn Chiến Thắng và hai lớp tiểu học còn lại thì ở mãi thôn 3 (cách cơ
sở chính gần 3km). Sự phân tách các cơ sở nhỏ như vậy là để giúp HS đỡ vất vả đi
xa đến trường học. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Nhìn vào lịch giảng
dạy của giáo viên ở đây chúng tôi ngạc nhiên: chỉ có hai bộ môn toán - lý và văn
là có hai giáo viên, còn các môn còn lại mỗi môn chỉ vỏn vẹn một người đảm trách!
Dễ hiểu vì sao các giáo viên phải chạy đôn chạy đáo trong một buổi sáng đến cả
ba cơ sở để đảm bảo giờ giảng! Vào hầu hết các buổi sáng, cô giáo mỹ thuật
Nguyễn Vân Anh sau khi hoàn thành tiết dạy ở lớp trung học lại tất tả chạy về cơ
sở 2 cho kịp tiết học khối tiểu học. Cô Hoàng Thị Băng - giáo viên dạy tiếng Anh
duy nhất của trường - thì đảm nhận tất cả các khối lớp từ lớp 3-9! Riêng thầy
giáo Nguyễn Nghiêm Bừng dạy môn âm nhạc, vừa về trường được hơn ba tháng. Hóa ra
năm nay là năm đầu tiên trường có giáo viên dạy nhạc!...</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Không chỉ “chạy sô”,
hầu như tất cả giáo viên đều phải dạy “lấn sân” sang các môn học khác. Khi thầy
Bừng chưa về trường, cô Vân Anh và cô Băng thay phiên nhau dạy thêm môn âm nhạc.
“Thuộc bài nào thì mình dạy trò bài đó, cô hát trò nghe và tập theo chứ thú thật
mình cũng không rành về nhạc lý lắm để dạy cho các em” - cô Băng nhớ lại. </font>
</p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Những năm 1990,
Thanh Lân chỉ là một vùng đất hoang sơ và số người dân sinh sống trên đảo có thể
đếm trên đầu ngón tay. Sau đấy vài năm, dân cư khắp các tỉnh lần lượt ra đảo
khai hoang gây dựng vùng kinh tế mới, sống tập trung theo từng vùng, mỗi vùng
một thôn, cách nhau hàng cây số đường đồi núi. Hiện dân số trên đảo xấp xỉ
1.000, chủ yếu sống bằng nghề đi biển đánh cá.</font></p>
<p class="pInterTitle" align="justify"><b>
<font face="Arial" size="2" color="#008000">Không thiếu niềm vui</font></b></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Khó khăn của thầy
trò Trường THCS Thanh Lân quả là trăm bề khi giáo viên giảng dạy đã thiếu, nay
lại có thêm mối lo các em HS bỏ học không đến lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp 7
Hoàng Khánh Huế - lớp có số HS đông nhất (36 em) - tâm sự: “Có hôm lớp vắng hơn
một nửa. Nhiều em nhà cách trường cả chục cây số đường đồi núi, mùa mưa bão đành
ở nhà. Một cuộc vận động được lặng lẽ triển khai trong hội đồng giáo viên. Các
thầy cô chia nhau đi đến từng nhà, vận động bố mẹ cho các em được đến trường trở
lại. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Vận động học trò đi
học rồi, thầy và trò lại phải đối mặt với khó khăn khác: thiếu điện! Đây là tình
trạng chung toàn huyện đảo Cô Tô, song xã Thanh Lân thì đã hoàn toàn không có
điện suốt nửa năm nay. Điện không có nên cô Băng không thể dạy tiếng Anh bằng
máy cassette, thầy Bừng thì dạy nhạc lý mà... “không cần” đàn organ, còn môn lắp
đặt mạch điện của thầy Minh thì phụ thuộc hoàn toàn vào... thời tiết (do dùng
ăcqui nạp bằng năng lượng mặt trời). Các thầy cô cứ trăn trở mãi: “Thiết bị các
môn học thì có sẵn nhưng không có điện. Chất lượng bài học vì thế khó như mong
muốn”.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Cả 34 thầy, cô giáo
ở đây rất trẻ, phần lớn từ 22-26 tuổi.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Những phút giải lao
rảnh rỗi, cô chủ nhiệm Huế thường tranh thủ dạy học trò cách chế biến một số món
ăn cơ bản để các em về nhà giúp mẹ như làm dưa góp thế nào cho giòn, muối cà sao
cho trắng quả, hay kho cá sao cho không bị nát... Và “phần thưởng” của cô lúc
nào cũng là con cá, con mực, dăm lạng tôm tươi mà bố mẹ các em vừa đánh bắt được.
</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Nhìn các em say sưa
tập thể dục giữa giờ trên một khoảnh đất hẹp gồ ghề, trước mặt là biển rộng mênh
mông, thầy hiệu trưởng Thắng không khỏi chạnh lòng: “Đã trót yêu nghề giáo rồi
nên càng gắn bó với nghề nhiều hơn! Dạy học vất vả một tí cũng được, chỉ mong
sao trời yên bể lặng, bố mẹ các em kiếm sống thuận lợi để các em được thường
xuyên đến trường!”.</font></p>
<p align="right"><font face="Arial" size="2"><b><i>Theo TTO</i></b></font></p>
</body>
</html>