<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Những người viết nên huyền thoại</title>
<style>
<!--
p.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin-bottom:.0001pt;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
margin-left:0in; margin-right:0in; margin-top:0in}
-->
</style>
</head>
<body>
<p align="justify"><b><font face="Arial" color="#000080">Những người viết nên
huyền thoại </font></b></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Trải qua hai cuộc kháng chiến
giành độc lập đã có biết bao thế hệ đoàn viên, thanh niên ưu tú thể hiện khí
phách anh hùng của ông cha, với truyền thống hàng ngàn năm đánh giặc giữ nước.
Trước vận nước nguy vong, cùng với toàn dân tộc họ đã đứng lên đáp lời sông núi,
hiến trọn tuổi thanh xuân của mình cho cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do hòa
bình cho dân tộc . Họ chính là những anh hùng tuổi trẻ mà thế hệ trẻ hôm nay và
mai sau luôn tri ân và mãi mãi tự hào. Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931 - 26/03/2006), </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thông tin trong Đoàn trân trọng
giới thiệu với các bạn một số chân dung tiêu biểu đã góp phần viết nên huyền
thoại về một "Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh Anh hùng":</font></p>
<p align="center"><b><font face="Arial" color="#FF0000">TRẦN QUANG CƠ</font></b><font face="Arial" size="2"> </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Anh Trần Quang Cơ bí danh là Tám
Lượng, quê quán ấp Thạnh Tây, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Anh sinh
ngày 15/10/1926 tại Chợ Gạo - Tiền Giang. Năm 1945, anh tham gia Đội Thiếu niên
Tiền phong và hoạt động bí mật nội thành Thành phố Mỹ Tho, trong quá trình hoạt
động anh giữ nhiều chức vụ quan trọng trong trường học, là cán bộ cốt cán trong
phong trào học sinh trường Trung học Le Myre de Vilers. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Năm 1947, anh vinh dự trở thành
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và được bầu là ủy viên đoàn học sinh cứu quốc
Nam bộ thành phố Mỹ Tho, dẫn dắt đội ngũ học sinh, sinh viên tham gia tổ chức
bãi khoá, biểu tình trong phong trào Trần Văn Ơn, ngoài ra anh còn giữ chức vụ
Ủy viên Ban Chấp hành Hội học sinh Sài Gòn Chợ Lớn. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Năm 1954, anh tham gia Liên Chi
uỷ học sinh sinh viên và giáo chức khu Sài Gòn Chợ Lớn. Từ năm 1955 đến năm
1957, anh tham gia Liên chi ủy học sinh sinh viên giáo chức; sau đó phụ trách
Ban vận động học sinh, sinh viên Sài Gòn Gia Định. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Năm 1959, anh được tín nhiệm giao
nhiệm vụ Trưởng Ban vận động học sinh sinh viên khu Sài Gòn - Gia Định. Năm
1960, anh là Bí thư Ban cán sự học sinh, sinh viên khu Sài Gòn - Gia Định. Ngày
20/8/1961 địch mở cuộc càn quét lớn vào vùng căn cứ, với khẩu súng ngắn Vicker,
anh đã chiến đấu đến hết đạn đã tháo súng ném xuống đồng bưng, bị giặc bắt cùng
một số cán bộ, chiến sĩ. Tên địch chỉ huy giơ súng bắn lần lượt từng người.
Trước họng súng của kẻ thù, anh đã hiên ngang dũng cảm hô to: "Đả đảo đế quốc
Mỹ, Đảng Cộng Sản Việt Nam muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm" trước lúc ngã xuống..
</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Cho đến trước lúc hy sinh, anh
Trần Quang Cơ đã có những cống hiến rất lớn trong công tác đấu tranh giành độc
lập của lực lượng học sinh, sinh viên như: vận động học sinh đấu tranh đòi học
chương trình tiếng Việt, đòi trả học sinh bị bắt, tổ chức phong trào biểu tình
của học sinh, sinh viên trong đám tang Trần Văn Ơn. Ổn định tổ chức giữ vùng
phong trào và bảo toàn lực lượng cách mạng trong học sinh, sinh viên giai đoạn
1957-1959. Dưới sự lãnh đạo của anh, lực lượng cách mạng trong học sinh, sinh
viên nội thành được khôi phục và phát triển rộng trong nhiều trường Trung học,
Cao đẳng, Đại học công lập và tư thục Sài Gòn - Gia Định. Giải thoát gần 80 cán
bộ lực lượng cốt cán thuộc cán bộ "nái" của phong trào học sinh, sinh viên đô
thị thoát hiểm và tổ chức lực lượng võ trang cánh học sinh, sinh viên nội đô
"Quyết tử quân". </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Trong quá trình hoạt động anh
Trần Quang Cơ đã thể hiện được một cán bộ lãnh đạo có trình độ, nhạy bén táo
bạo, gan dạ, kiên trung bất khuất, toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp cánh mạng, anh
Trần Quang Cơ đã hy sinh anh hùng nêu cao khí tiết cách mạng, để lại niềm cảm
phục về tấm gương kiên trung bất khuất cho tuổi trẻ Sài Gòn - Gia Định. </font></p>
<p align="center"><b><font face="Arial" color="#FF0000">HỒ HẢO HỚN</font></b></p>
<p align="center"><img border="0" src="image002.jpg" width="106" height="161"></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Anh Hồ Hảo Hớn bí danh là Hai
Nghị, sinh năm 1925, tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Anh tham gia cách mạng năm
1946 sau khi đậu tú tài ở Mỹ Tho, sau đó anh được phân công lên Sài Gòn công tác
ở bộ phận Trí vận và dạy học ở một số trường Tư thục năm 1955. Trong quá trình
hoạt động, anh bị lộ phải rút vào chiến khu năm 1960. Anh trở thành Bí thư Ban
cán sự Học sinh - Sinh viên Sài Gòn năm 1962. Năm 1965, anh là Phó Bí thư Khu
Đoàn Sài Gòn - Gia Định và năm 1967 là Bí thư Khu Đoàn kiêm Khu ủy viên Sài Gòn
- Gia Định. Anh bị địch bắt giam tại bót Bà Hòa (Quận 5) trên đường trở vào
thành phố tháng 10/1967. Dưới sự tra tấn dã man và tàn bạo của địch, anh đã hy
sinh, giữ vững khí tiết của người cộng sản mẫu mực. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Trong quá trình tham gia cách
mạng, anh đã có rất nhiều thành tích như: xây dựng cơ sở cách mạng, vận động
nhiều trí thức tham gia cách mạng; lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của học sinh
sinh viên và giáo chức; phong trào học sinh sinh viên có sự liên kết chặt chẽ
nhiều trường; chỉ đạo xây dựng lập căn cứ chỉ đạo các nơi như: Củ Chi, Bình
Dương, Đức Hòa, Long An, Bến Tre; tổ chức lập và xuất bản các tờ báo sinh viên
làm vũ khí tuyên truyền đấu tranh. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Anh Hồ Hảo Hớn là một người Đảng
viên mẫu mực, một nhà họat động chính trị sáng suốt và kiên định. Anh đã có công
rất lớn trong việc xây dựng lực lượng nòng cốt lãnh đạo phong trào học sinh,
sinh viên lớn mạnh.</font></p>
<p align="center"><b><font face="Arial" color="#FF0000">ĐỖ NGỌC THẠNH</font></b></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Anh Đỗ Ngọc Thạnh, thường gọi là
anh Ba học sinh, sinh năm 1930, quê ở miền Bắc, theo gia đình vào Sài Gòn từ
trước năm 1945. Cha là ông Đỗ Như Khương, tốt nghiệp trường Cao đẳng Công Chánh
- Hà Nội, sinh thời làm chuyên viên họa đồ. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Năm 1946 vào học trường
Chasseloup Laubat, anh đã xây dựng được cơ sở hoạt động bí mật tại trường này và
đã đưa phong trào đấu tranh tại đây lên rất cao. Tháng 2/1947, anh được kết nạp
vào Đảng Cộng sản Việt Nam. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Tháng 7/1947, anh đưa một số học
sinh nội thành vào dự lớp Chính trị của Thành Ủy tổ chức tại chiến khu Láng Le
- Bàu Cò về Đồng Xoài, Vườn Thơm, Bình Hòa. Tháng 9/1947, anh được giao nhiệm vụ
phụ trách Hội học sinh Việt Nam - Nam bộ tại nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn. </font>
</p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Từ đấy cho đến năm 1951, anh là
người chỉ đạo đấu tranh tại các trường, tổ chức các vụ rải truyền đơn kỷ niệm
các ngày lễ cách mạng và các cuộc đấu tranh chống độc lập giả hiệu của ngụy
quyền Bảo Đại. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Năm 1948, sau vụ rải truyền đơn
kỷ niệm ngày sinh của Hồ Chủ tịch, cơ sở tại trường Chasseloup Laubat bị lộ, anh
thôi học và thoát ly hẳn để phục vụ kháng chiến. Anh Đỗ Ngọc Thạnh là người Bí
thư Đảng Đoàn học sinh đầu tiên của Khu Sài Gòn - Chợ Lớn. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Trong năm 1950, là Bí thư Chi bộ
các trường Trung học, anh đã hoàn thành xuất sắc vai trò là người lãnh đạo, chỉ
đạo trực tiếp những phong trào đấu tranh của học sinh trong việc đề ra chủ
trương, khẩu hiệu đấu tranh, các bước phát động quần chúng và phối hợp các lực
lượng để bảo đảm thắng lợi các cuộc đấu tranh có quy mô lớn như: cuộc biểu tình
ngày 09/1; đám tang học sinh Trần Văn Ơn ngày 12/1; phong trào cứu trợ các nạn
nhân bị hỏa hoạn ở khu Bàu Sen, đình Tân Kiểng ngày 12/3; điều động lực lượng
học sinh tham gia tuần hành phản đối tàu Mỹ vào cảng Sài Gòn ngày 19/3/1950, góp
phần làm nên thắng lợi của Ngày toàn quốc chống Mỹ. Anh luôn có mặt tại các điểm
nóng của cuộc đấu tranh, kịp thời chỉ đạo bổ sung hoặc uốn nắn những động tác
không phù hợp với tình hình thực tế. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ngày 29//11/1951, anh bị một tên
phản bội nhận dạng, mật thám giặc bắt cóc anh tại chợ Thái Bình trước trụ sở Hội
Dục Anh (ở góc đường Nguyễn Trãi - Cống Quỳnh bây giờ), anh bị địch tra tấn dã
man nhưng không khai báo một điều gì, kiên cường bảo vệ và nêu cao khí tiết của
người cộng sản. Địch giết anh, vứt xác xuống cầu Kinh - Thanh Đa. Cái chết của
anh được ông Trần Văn Trí, Chưởng lý tòa Thượng thẩm Sài Gòn báo riêng cho cha
của anh là ông Đỗ Như Khương biết, cả đến những chi tiết về cái chết anh dũng
của anh trong tay giặc.</font></p>
<p align="center"><b><font face="Arial" color="#FF0000">NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG</font></b></p>
<p align="center"><img border="0" src="image004.jpg" width="121" height="159"></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Anh Nguyễn Ngọc Phương bí danh là
Ba Triết. Anh sinh ngày 08/02/1937 tại Phú Lâm, Sài Gòn trong một gia đình lao
động yêu nước. Anh tham gia cách mạng từ những năm 1950. Được sự hướng dẫn và
dìu dắt của tổ chức, anh đã đi về các tỉnh miền Nam hoạt động, được đi học thêm
trường Trung học Thiếu sinh quân Bạc Liêu từ tháng 7/1952 đến tháng 5/1954. Sau
khi hiệp định Giơnevơ được ký kết, anh cùng các bạn cùng học được phân công tác
đến thị trấn Cà Mau và cùng chuẩn bị để đi tập kết ra Bắc, nhưng sau đó thì được
lệnh ở lại Miền Nam hoạt động. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Anh trở về Sài Gòn hoạt động
trong các phong trào đấu tranh chính trị công khai như Bình dân học vụ, Văn hóa
văn nghệ dân tộc, đòi hòa bình, đòi thi hành hiệp định Giơnevơ thống nhất đất
nước. Địa bàn hoạt động của anh lúc bấy giờ là khu vực chợ Thái Bình hẻm 20
đường Trần Hưng Đạo, có lúc lại ra các vùng ven đô như Bình Thới, Cầu Tre, Phú
Lâm...Đến năm 1958, anh bị nhà cầm quyền Ngô Đình Diệm bắt, bị đày ải qua nhiều
nhà tù như Tổng Nha, Gia Định, Chí Hòa, Phú Lợi, Hàm Tân... và bị tra tấn hết
sức dã man.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Năm 1963, sau khi Ngô Đình Diệm
sụp đổ, nhờ gia đình lo chạy anh được thả tự do và tiếp tục học xong bậc trung
học và ghi tên vào Đại học Văn Khoa để tạo thế hợp pháp hoạt động trong thành
phố. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Năm 1965, anh được phân công về
công tác tại Thành Đoàn - Gia Định trực tiếp lãnh đạo phong trào sinh viên và
Tổng Hội sinh viên. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ngày 05/03/1970, anh bị địch bắt.
Trong lần bị tù này, địch bắt tất cả là 21 đồng chí của Thành Đoàn. Trong đó có
sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Đỗ Hữu Bút, ...Vào tù địch tra tấn anh
hết sức dã man và tàn bạo. Anh cùng đồng đội kiên cường giữ vững khí tiết không
để cho liên quan đến các tổ chức của phong trào học sinh, sinh viên. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Tháng 12/1972, Nguyễn Văn Vệ chúa
ngục nhà tù Côn Đảo về Chí Hoà làm Quản đốc đã mở cuộc đàn áp tàn bạo tù chính
trị. Anh Phương cùng anh em tiến hành cuộc đấu tranh tuyệt thực 14 ngày, chống
Nguyễn Văn Vệ và đòi dân sinh dân chủ. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Sau cuộc tuyệt thực này, anh
Phương bị kiệt sức ngã bệnh nặng đến hôn mê. Anh em tù đấu tranh đòi đưa anh đi
bệnh viện. Địch cố tình trì hoãn cả tuần sau mới đưa anh ra nhà thương Sài Gòn ở
đường Lê Lợi, tại đây anh đã hy sinh vào lúc 9 giờ ngày 05/01/1973. Lúc ấy anh
chỉ tròn 37 tuổi. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Anh Nguyễn Ngọc Phương ra đi
trước lúc bình minh của cuộc chiến đấu dân tộc. Hai mươi ngày sau, Hiệp định
Paris được ký kết, tù chính trị được trao trả và hai năm sau đất nước hoàn toàn
được hòa bình thống nhất, miền Nam được giải phóng, ước mơ của anh cùng bao
người con yêu nước đã thành hiện thực. </font></p>
<p align="center"><b><font face="Arial" color="#FF0000">TRANG VĂN HỌC</font></b></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> Anh Trang Văn Học còn có bí danh
Tư Tâm, Năm Tranh sinh năm 1939, quê ở xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long
An. Năm 1960, anh tham gia cách mạng và vận động thanh niên tham gia cách mạng.
Từ 1960 đến 1964, anh tham gia công tác in ấn tài liệu, rải truyền đơn trong lực
lượng võ trang tuyên truyền của khu đoàn Sài Gòn - Gia Định. Anh là người năng
nổ, tích cực, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, anh còn là người tháo vát
và năng động trong công tác, anh đã đề ra nhiều phương án, kế hoạch tác chiến
gây nhiều thiệt hại cho địch, có các sáng kiến tạo vũ khí chiến đấu như: đồng hồ
nổ chậm, đánh một lần 3 trái, bó bộc phá có đạn xe đạp gây sát thương nhiều để
phục vụ chiến đấu. Năm 1965, anh được giao nhiệm vụ Chỉ huy phó tham mưu trưởng
Ban Quân sự Thành Đoàn, trực tiếp lãnh đạo chỉ huy xây dựng củng cố hệ thống tổ
chức, đảng ủy Ban Quân sự Thành Đoàn, xây dựng lực lượng vũ trang Thành Đoàn
thời kỳ đầu từ 30 đồng chí lên 1.000 đồng chí cán bộ chiến sĩ (năm 1968). Anh
còn là người tổ chức hậu cần: xây dựng 7 kho vũ khí tại nội thành, vận chuyển vũ
khí; tổ chức tác chiến: đánh 143 trận lớn, nhỏ, gây thiệt hại về người và của
cho địch. Từ năm 1968 đến năm 1970, anh là Chỉ huy trưởng Ban Quân sự Thành Đoàn
kiêm chức vụ Quyền Bí thư Thành Đoàn. Cuối tháng 6/1970, trong cuộc hành quân
càn quét của địch tại vùng căn cứ Thành Đoàn tỉnh Đồng Tháp, anh đã chiến đấu và
hy sinh anh dũng. Là người trách nhiệm cao trong công tác, dũng cảm, năng nổ,
tích cực, nhiệt tình, sáng tạo cải thiện vũ khí gây thiệt hại lớn cho địch; anh
luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, là người lãnh đạo giỏi, trung thành với
cách mạng, anh là tấm gương lớn cho mọi thế hệ noi theo.</font></p>
</body>
</html>