<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>THEO BƯỚC CHÂN NHỮNG NGƯỜI ANH H</title>
<style>
<!--
p.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin-bottom:.0001pt;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
margin-left:0in; margin-right:0in; margin-top:0in}
-->
</style>
</head>
<body>
<p align="center"><b><font face="Arial" color="#FF0000">THEO BƯỚC CHÂN NHỮNG
NGƯỜI ANH HÙNG </font></b></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Trong những năm kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam nói chung và Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng, cuộc đấu tranh cách mạng của những người trẻ đã diễn ra rất quyết
liệt, liên tục và rộng khắp trong các đối tượng thanh niên thành phố ngay từ
những ngày đầu. Có thể khẳng định rằng, toàn bộ lực lượng Thành Đoàn đã phấn đấu
cao độ, chấp hành mệnh lệnh của Đảng một cách sáng tạo và đầy nhiệt tình cách
mạng, góp phần xứng đáng cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân giành thắng lợi vĩ
đại vào mùa xuân 1975, thống nhất đất nước; Thông tin trong Đoàn xin được kể lại
một số câu chuyện về những chiến công oanh liệt của Thành Đoàn trong công cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước:</font></p>
<p align="justify"><b><font face="Arial" color="#000080"> <font size="2">Cuộc
chiến trong lòng địch</font></font></b></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> <i><b>"Việt cộng cũng đẹp trai,
trắng trẻo..."</b></i></font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Chuẩn bị cho chiến dịch Tết Mậu
Thân 1968, Đội Võ trang tuyên truyền của ta chủ trương phát động quần chúng nhằm
gây thanh thế cho cách mạng trong các trường trung học, đồng thời hạn chế hoạt
động chống phá của những tên phản động kìm kẹp phong trào đấu tranh đang rất sôi
sục của sinh viên - học sinh lúc bấy giờ. Nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm này đặt
lên vai hai cán bộ tự vệ mật còn rất trẻ. Đó là anh Lê Văn Nghề (bí danh Năm
Lăng) và anh Lê Thanh Hải (bí danh Hai Nhựt). </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Trường Trung học tư thục Huỳnh
Khương Ninh là nơi bắt đầu cuộc chiến tư tưởng. Ngay từ lúc bước chân vào trường
trong bộ đồng phục học sinh, đội nón, mang kính mát, hai anh đã chĩa súng uy
hiếp tên giáo sư phản động Khánh Trương, buộc hắn phải lùi vào góc phòng khi
tung ra lời đe dọa "chúng tôi đã bố trí lực lượng dầy đặc quanh đây", nhưng thật
ra chẳng có lực lượng nào yểm trợ bên ngoài. Nhiều học sinh, vốn đang hoang mang
lo sợ đến phát khóc, cũng cảm thấy an tâm trước sự điềm tĩnh của hai anh. Vừa
tuyên truyền về sự thành lập của chính phủ lâm thời, kêu gọi học sinh đứng lên
đấu tranh chống lại chính quyền Sài Gòn vừa chỉ dẫn tỉ mỉ cách tháo ráp súng,
lựu đạn như một kĩ năng mà bất kì một người yêu nước nào cũng cần phải có để
chiến đấu cho tự do dân tộc. Mỗi một phút trôi qua là mỗi một chiến thắng lớn
của Đội Võ trang tuyên truyền trong tư tưởng học sinh. Khoảng mười phút sau, hai
anh rời khỏi lớp đầu tiên, thừa thắng xông lên tiến vào lớp thứ hai hoàn thành
nhiệm vụ một cách xuất sắc. Lúc hai anh lên "ngựa sắt" vọt đi mất dạng cũng là
lúc tên phản động la toáng lên một cách tức giận khi biết rằng hắn đã bị Việt
cộng "chơi khăm" một vố quá nặng!</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Rầm rộ thông tin xuất hiện sau đó
trên các báo Sài Gòn về hành động "xuất quỉ nhập thần" này ở một số trường trung
học khác như Tân Thạnh, Hồng Lạc... đã gây được tiếng vang rất lớn cho cách
mạng. Hàng ngàn học sinh rỉ tai nhau rằng Việt cộng cũng trắng trẻo, đẹp trai,
dễ thương. Việt cộng không đen đúa, hung ác, tàn bạo, có răng nanh, "bảy người
đeo tàu đu đủ không gãy" như những luận điệu lừa mị, bôi nhọ mà bọn địch đã tung
ra. Tư tưởng không đẹp về hình ảnh người chiến sĩ cộng sản đã được giải tỏa rất
nhiều, tầng lớp trí thức trẻ ngày càng tin tưởng vào uy danh cách mạng. Đây có
thể xem là một thành công lớn về mặt chính trị.</font></p>
<p align="justify"><i><b><font face="Arial" size="2"> "Tối om, tắc nghẽn và im
tiếng..."</font></b></i></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đó là một trong những chỉ thị của
quân khu khi đánh phá thành phố Sài Gòn nhằm gây rối ren ngay trong lòng địch:
tối om (đánh vào trạm biến thế), tắc nghẽn (lập nên các chướng ngại vật), im
tiếng (đánh vào đài phát thanh truyền hình)... </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Anh Nguyễn Kiến Quốc (bí danh Năm
Hùng), Đoàn ủy viên của Đoàn ủy Liên phường 10 (Liên phường Gia Định), đã gây
"ngạc nhiên" cho chính quyền địch khi đánh sập trạm biến thế ngay trước tòa tỉnh
trưởng Gia Định năm 1969.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Bánh thuốc nổ đã được lắp ráp đầy
đủ, trạm biến thế đã được điều nghiên kĩ càng để chọn vị trí "đẹp" có thể giật
sập mạng điện. Anh để "đồ nghề" phía trước giỏ xe honda Dam chở từ Gò Vấp đến
trạm kiểm soát trên đường Nơ Trang Long thì bị chặn lại...xét. Bọn địch cầm lên,
nhìn trước nhìn sau gói hàng, chuẩn bị mở dây thì... buông xuống để kiểm tra
giấy tờ của một thanh niên vừa trờ xe tới. Lợi dụng cơ hội "ngàn vàng" này, anh
Năm Hùng vọt xe thẳng tới trạm biến thế và chỉ vài phút sau một tiếng nổ vang
lên làm ngơ ngác chính quyền. Toàn khu Bà Chiểu - Gia Định lập tức rơi vào tình
trạng "tối om" và hỗn loạn.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Để có được một trận đánh gọn ghẽ,
đẹp mắt như thế anh Năm Hùng đã phải trải qua một cuộc chiến cân não. Nếu địch
mở gói thuốc nổ, anh sẽ giật ngay nụ xòe cho dù có hi sinh bản thân. Anh biết
rằng, trước cái nhục mất nước, tính mạng bản thân mỗi người có là bao. Chiến
thắng của anh làm hoang mang chính quyền Sài Gòn lúc đó vì ngay trong sào huyệt
của mình, chúng cũng không thể nào bảo đảm an toàn như chúng muốn. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đồng chí Trương Mỹ Lệ, lúc đó là
Ủy viên Thường vụ Thành đoàn, người trực tiếp vạch ra hai kế hoạch trên đã nói
bằng tâm huyết: "Tôi tin tưởng đồng chí của mình sẽ hoàn thành nhiệm vụ". </font>
</p>
<p align="justify"><b><font face="Arial" size="2" color="#000080">Những chiến
công oanh liệt</font></b></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Trong 13 năm (từ 1954-1968), tổ
chức Đoàn và phong trào cách mạng của thanh niên học sinh, sinh viên thành phố
đã từng bước lớn mạnh, chủ động góp phần tấn công quân thù và gặt hái được những
thắng lợi khá toàn diện, tiêu biểu như:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>1954 - 1959:</b> Phong trào
đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm, đòi thi hành hiệp định Genève, thống nhất nước
nhà. Phong trào diễn ra dưới nhiều hình thức như: xuống đường mitting chào mừng
hiệp định; đấu tranh đòi tăng lương; chống sa thải công nhân; bảo vệ và cứu tế
đồng bào chiến cuộc Bình Xuyên; đòi hòa bình; chống chiến tranh; đòi hiệp thương
thống nhất đất nước; chống cướp đất đuổi nhà; chống trả thù những người kháng
chiến chống Pháp; chống lập các khu dinh điền, khu trù mật; chống Mỹ thay chân
Pháp; đòi chuyển ngữ Đại học, dạy tiếng Việt ở Đại học, tăng học bổng, bỏ lệ phí
thi cử, giảm học phí trường tư….</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>1960 - 1965:</b> các cuộc đấu
tranh tiếp tục đòi quyền dân sinh dân chủ của thanh niên và thanh niên làm nòng
cốt tập hợp, đấu tranh cùng với các giai cấp, tầng lớp khác tại thành phố diễn
ra rộng khắp, qui mô ngày càng lớn, hình thức đấu tranh ngày càng phong phú: đề
nghị bỏ lệ phí thi cử, phải dạy học bằng tiếng Việt, chống lập chế độ bán quân
sự học đường, trường học đỡ đầu ấp chiến lược. Lực lượng vũ trang đã xuất hiện
và hành động mạnh. Bắt đầu từ tháng 9/1961, hơn 20.000 thanh niên thành phố đã
xung phong tham gia vào lực lượng vũ trang cách mạng, hình thành những đơn vị
giải phóng của Sài Gòn - Gia Định, xã nào cũng có từ 1-2 tiểu đội hoặc trung đội
du kích. Trong trường học, các đội vũ trang quyết tử của học sinh sinh viên được
thành lập và hoạt động rất hiệu quả, đánh Mỹ giữa Sàigòn, trên đường phố hoặc
đánh thẳng vào các trụ sở, cơ quan, nơi tập trung bọn ác ôn Mỹ ngụy; đấu tranh
chống bầu cử gian lận, bằng đội tuyên truyền xung kích, gây tiếng nổ trong khắp
thành phố mà mục tiêu tập trung là các thùng phiếu; xuống đường mitting biểu
tình đã trở thành hình thức đấu tranh thường xuyên, có nhiều tác động mạnh mẽ
đến tình cảm cách mạng của các giai cấp cần lao trong xã hội: tố cáo tội ác Mỹ -
Diệm, vạch mặt bọn cảnh sát, mật vụ đội lốt giáo sư, giám thị, chống độc tài
quân phiệt Nguyễn Khánh, đòi xé hiến chương Vũng Tàu, ngăn chặn âm mưu của Ngụy
dọn đường cho Mỹ can thiệp trực tiếp vào miền Nam Việt Nam, đòi bãi bỏ lệnh
thiết quân luật, tự do ngôn luận, chấm dứt chiến tranh, đòi Mỹ không được xen
vào nội bộ người Việt Nam.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>1965 - 1968:</b> dưới sự lãnh
đạo của Khu Đoàn Sàigòn - Gia Định, thanh niên thành phố tiếp tục đấu tranh bằng
cả bạo lực chính trị lẫn bạo lực vũ trang, trực diện chống Mỹ, chuẩn bị lực
lượng tiến đến tổng tấn công Mậu Thân 1968 với 3 lực lượng đặc trưng của thanh
niên học sinh, sinh viên của thành phố: lực lượng vũ trang biệt động, lực lượng
chính trị vũ trang, lực lượng chính trị công khai kết hợp với các cánh quân chủ
lực phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền, tuyên truyền giải thích
chính sách của mặt trận giải phóng, ủng hộ bộ đội, truy lùng bọn ác ôn, thành
lập chính quyền cách mạng tại các khu vực mới giải phóng… Bước vào đợt 2 của
cuộc tổng tấn công, lực lượng Thành Đoàn (cuối năm 1967, Thành Đoàn Sàigòn - Gia
Định được thành lập) được phân công phụ trách 5 khu vực liên phường: 3A (Bàn Cờ
- Vườn Chuối), 3B (Nguyễn Thông - Lê Văn Duyệt - Chí Hòa), 5 (Phú Thọ - Cầu
Tre), 4A (Trương Minh Giảng - Trương Tấn Bửu), 4B (Gia Định) thực hiện nhiều
nhiệm vụ tuyên truyền xung phong, treo cờ mặt trận, rải truyền đơn cách mạng,
tấn công xe tuần tiểu của địch, dẫn đường cho các cánh quân tiến đánh Sàigòn,
chống địch càn quét….</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Với những thành tích xuất sắc đó,
thanh niên Sàigòn - Gia Định đã vinh dự được Ủy ban Trung Ương Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam tặng thưởng Huân Chương Thành Đồng hạng nhất. Các lực lượng
vũ trang Thành Đoàn được Thành ủy trao tặng danh hiệu "Trung Đoàn thanh niên cận
vệ Sài Gòn". </font></p>
<div style="mso-element: para-border-div; mso-border-alt: solid windowtext .5pt; border: 1.0pt solid windowtext; padding-left: 4.0pt; padding-right: 4.0pt; padding-top: 1.0pt; padding-bottom: 1.0pt">
<p style="border: medium none; padding: 0in" align="justify">
<font face="Arial" size="2" color="#000080">Sau cuộc tổng tiến công Mậu Thân
(1968), tuổi trẻ thành phố dưới sự lãnh đạo xuyên suốt của Thành Đoàn Sài
Gòn - Gia Định tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ kết hợp nhuần nhuyễn giữa bí mật
và công khai trên quy mô rộng lớn, toàn diện cả mặt chỉ đạo phong trào và tổ
chức tuyên truyền vận động quần chúng thanh niên, sinh viên học sinh tiếp
tục đấu tranh đòi hoà bình, chấm dứt chiến tranh, đòi Mỹ rút quân và đòi
quyền sống cho đồng bào. Sôi nổi nhất là phong trào du kích chiến tranh
trong lòng thành phố; hoạt động diệt ác, trừ gian, phá kiềm của các lực
lượng vũ trang, bán vũ trang Thành Đoàn hỗ trợ quần chúng làm chủ phường,
xóm, kêu gọi học sinh sinh viên vùng lên lật đổ Thiệu Kỳ, gia nhập lực lượng
vũ trang tấn công vào các cơ quan đầu não của Ngụy quyền như Tòa Đô Chính,
Ty thông tin, Tổng nha cảnh sát Ngụy, đẩy mạnh phong trào chặn đánh, đốt xe
quân sự Mỹ, nguỵ trên đường phố Sài Gòn; phá huỷ trạm biến điện, trụ sở bảo
vệ , trừng trị bọn ác ôn có nợ máu với nhân dân, giết hàng trăm tên Mỹ ngụy;
tấn công toà báo "Chính luận" phản động viết bài xúc phạm Bác Hồ khi Bác qua
đời; phát động để tang Bác Hồ trong 3 ngày, nổi dậy làm chủ nhà lao Chí Hoà;
đánh sập cư xá của bọn chư hầu Thái Lan ; biểu tình cơ động bằng xe gắn máy…
Bằng những thành tích đó, phong trào đấu tranh của thanh niên Sài Gòn - Gia
Định tiếp tục được Uỷ ban Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và Chính phủ
Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam khen tặng: Huân chương giải
phóng hạng I và Huân chương Thành đồng hạng II (1970), Huân chương giải
phóng Hạng I và Huân chương Thành Đồng hạng II (1971).</font></p>
<p style="border: medium none; padding: 0in" align="justify">
<font face="Arial" size="2" color="#000080">Đầu năm 1973 Hiệp định Paris về
Việt Nam được ký kết, tuổi trẻ thành phố tiếp tục khẩn trương xây dựng lực
lượng chính trị và vũ trang. Các hoạt động bí mật và nửa công khai tiếp tục
phát triển mạnh, được duy trì thường xuyên, liên tục. Hệ thống cơ sở Đoàn
của Thành Đoàn được xây dựng rộng khắp thông qua hệ thống căn cứ, bàn đạp,
trạm, nút giao liên từ miền Đông đến miền Tây và ven ngoại thành; trong nội
thành, lực lượng mới phát triển bám sát trường học, xí nghiệp, xóm lao động,
trong các nhà tu, cán bộ Đoàn và sinh viên học sinh cũng được tổ chức và
sinh hoạt chặt, thường xuyên học tập chính trị, đoàn kết trong các cuộc đấu
tranh. Đến cuối năm 1974, lực lượng Thành Đoàn đã bám sát địa bàn, tiến vào
thành phố theo hai hướng Tây Bắc (Củ Chi - Hóc Môn) và Tây Nam (Tiền Giang -
Long An - Bình Chánh) cùng với 2 bộ phận của Bộ chỉ huy tiền phương. Bước
vào những tháng đầu năm 1975, Thành Đoàn được phân công trực tiếp phát động
quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền ở năm khu vực: Bàn Cờ, Vườn Chuối,
Đa Kao-Gia Định, Phú Nhuận, Khánh Hội - Vĩnh Hội, Tân Phú - Bảy Hiền. Trong
Một bộ phận khá lớn cán bộ Thành Đoàn được phân công về các Đảng bộ quận
huyện góp sức lãnh đạo chiến dịch tại địa phương. Trong ngày 30/4/1975 lực
lượng Thành Đoàn đã phát động quần chúng nổi dậy, treo cờ giải phóng đưa
quân ta tiến chiếm các mục tiêu quân sự, hành chính của địch, cùng với các
lực lượng cách mạng hình thành lực lượng tiếp quản thành phố, trong đó có
trụ sở Tổng Hội sinh viên số 4 Duy Tân (Nhà Văn hóa Thanh niên hiện nay).</font></p>
<p style="border: medium none; padding: 0in" align="justify">
<font face="Arial" size="2" color="#000080">Có thể khẳng định rằng, toàn bộ
lực lượng Thành Đoàn đã phấn đấu cao độ, chấp hành mệnh lệnh của Đảng một
cách sáng tạo và đầy nhiệt tình cách mạng, góp phần xứng đáng cùng toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân, giành thắng lợi vĩ đại vào mùa xuân 1975, thống
nhất đất nước. </font></p>
<p style="border: medium none; padding: 0in" align="justify">
<font face="Arial" size="2" color="#000080">Ngày 29/01/1996, Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh vinh dự nhận được Danh hiệu "Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân" cho lực lượng vũ trang, thanh niên, học sinh, sinh
viên Sài Gòn - Gia Định đã lập thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống
thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.</font></div>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> </font></p>
</body>
</html>