<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Giáo dục giới tính cho trẻ khuyế</title>
</head>
<body>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="center"><b>
<font face="Arial" size="2" color="#0000FF">Giáo dục giới tính cho trẻ khuyết
tật</font></b></p>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"><b style>
<span style="font-size: 10pt; color: rgb(51, 51, 51); font-family: Arial"></p>
<div align="right">
<table align="right" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1" id="table1">
<tr>
<td>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify">
<font size="2">
<img border="0" src="giao%20duc%20gioi%20tinh.bmp" width="247" height="160">
</font></td>
</tr>
<tr>
<td class="Image">
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="center">
<span style="font-family: Arial; font-style: italic">
<font size="2" color="#808080">Một buổi truyền thông dành cho trẻ
khuyết tật.</font></span></td>
</tr>
</table>
</div>
</span></b><span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify">
“Sao có lúc em bị chảy máu mà còn đau bụng nữa, chắc sắp chết rồi phải không chị?”;
“Người khuyết tật có sinh con được không?”… hàng chục câu hỏi được đặt ra khiến
lớp học của trẻ khuyết tật và mồ côi ở cơ sở Đồng Tâm xôn xao hẳn lên. Lần đầu
tiên, các bạn được các tư vấn viên (TVV) của Trung tâm tư vấn Tuổi Thanh Xuân (Dự
án VIE 03/P20) giải đáp về sức khỏe sinh sản (SKSS) tuổi vị thành niên.</p>
</span>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"> </p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify">
<font color="#008000">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial; font-weight: 700">Kiến thức về
giới tính: Khoảng trống</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"> </p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Trẻ em khuyết tật cũng trải
qua giai đoạn dậy thì với những thay đổi về tâm sinh lý, với các thắc mắc về
tình bạn, tình yêu và quan hệ tình dục, sinh con. Đối với thanh thiếu niên bình
thường, việc tiếp cận các thông tin này khó khăn một, thì các bạn khuyết tật khó
khăn mười. Ông Lê Bá Du, Phó Chủ tịch Hội Người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh, cho
biết: “Hơn 14 năm gắn bó với các em khuyết tật, tôi nhận thấy phần lớn cha mẹ có
khả năng giao tiếp với con rất hạn chế. Họ chỉ biết nuôi chứ không biết dạy thế
nào, nhất là về vấn đề tình dục và giới tính. Ngay cả các giáo viên và những
người làm việc với trẻ khuyết tật, mồ côi đều rất lúng túng và khó khăn khi phải
nói về vấn đề này”.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"> </p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Chuyện các em gái lần đầu tiên
có kinh nguyệt tỏ ra sợ hãi khóc, la hét hoặc kêu cứu, hoặc các em nam lo lắng,
không dám bước xuống giường vì thấy ướt quần hoặc “cái ấy” của mình không chịu
nằm yên… xảy ra thường xuyên. Đau lòng hơn, có bạn nữ bị lạm dụng tình dục đến
khi có thai mà vẫn không hay biết gì… Khi TVV hỏi các câu hỏi đơn giản như: Kinh
nguyệt là gì? Mộng tinh là gì? Tất cả các bạn khiếm thính đều lắc đầu. Trong vốn
ngôn ngữ của các em những từ dùng để chỉ các cơ quan sinh dục, từ nói về thay
đổi sinh lý trong cơ thể, quá trình thụ thai… đều không có.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"> </p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify">
<font color="#008000">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial; font-weight: 700">Những bài
học đầu tiên</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"> </p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Để tư vấn được hiệu quả, các
TVV phải chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Ngoài các mô hình về bộ phận sinh dục của nam và
nữ còn có các đĩa VCD, tranh hướng dẫn, các loại thuốc tránh thai, bao cao su…
TVV Phạm Thị Hồng Phú bộc bạch: “Mình phụ trách các buổi tư vấn cho cơ sở Niềm
Tin ở huyện Vân Canh. Hầu hết, các bạn trẻ là người dân tộc nên mình phải lượt
bỏ phần thuyết trình, diễn giải mà đi sâu vào phần làm mẫu, các trò chơi hỏi,
đáp…”. Đối với các bạn khiếm thính thì TVV phải có buổi làm việc trước với cô
giáo về các nội dung cần truyền đạt và những cử chỉ thay thế khi “ngôn ngữ tay”
không có. Từ đó, các em hiểu thế nào là kinh nguyệt, những thay đổi về cơ thể,
tâm sinh lý khi dậy thì, sự thụ thai, cách vệ sinh cơ thể và tự bảo vệ mình.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"> </p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Những buổi tư vấn dành cho
người khuyết tật rất sôi nổi. Khi được hỏi về giới tính, họ tranh nhau trả lời
các câu hỏi của TVV, hăng hái thực hiện các trò chơi động não. Buổi truyền thông
còn thu hút cả những thành viên đã trưởng thành. Anh Đinh Ắc (Chi hội Niềm Tin)
- cho biết: “Trước đây, những chuyện về giới tính mình không dám hỏi ai ngay cả
bạn bè cùng cảnh ngộ. Giờ thì khác, mình đã thấy tự tin hơn rất nhiều”.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"> </p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify">
<font color="#008000">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial; font-weight: 700">Trăn trở</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"> </p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Theo các TVV, nguyên nhân
chính khiến giáo dục giới tính cho trẻ em khuyết tật và mồ côi chưa làm được
nhiều là do thiếu các chương trình giáo dục và hỗ trợ; sự xấu hổ, thiếu tự tin
của các em trong việc tiếp cận với thông tin. TVV chỉ mới truyền đạt bài học đơn
giản nhất về SKSS vị thành niên bằng kinh nghiệm chứ chưa có giáo trình hay khóa
huấn luyện nào dành riêng cho người khuyết tật.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"> </p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Lần đầu tiên tư vấn về SKSS
cho trẻ khuyết tật, TVV Lại Thị Minh Trà trăn trở: “Mình phụ trách 4 buổi tại cơ
sở Đồng Tâm. Mỗi buổi chỉ truyền thông một nội dung cụ thể và nhắc lại trước khi
ra về. Vậy mà, khi hỏi lại các bạn chỉ nhớ được khoảng 20 - 30% nội dung”. Do đó,
theo Trà thì các chương trình truyền thông dành cho đối tượng này cần phải có
thời gian nhiều hơn. Ngoài ra, cần xây dựng một giáo trình dạy kỹ năng sống và
SKSS dành riêng cho giáo viên và phụ huynh của trẻ khuyết tật; xây dựng cẩm nang
tư vấn cho thanh niên khuyết tật về SKSS.</span></p>
<p align="right"><font face="Arial" size="2"><b><i>Theo Báo Bình Định</i></b></font></p>
</body>
</html>