<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>TỔNG KẾT</title>
<style>
<!--
p.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin-bottom:.0001pt;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
margin-left:0in; margin-right:0in; margin-top:0in}
-->
</style>
</head>
<body>
<p align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#FF0000">TỔNG KẾT, PHỔ
BIẾN, NHÂN RỘNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ NHÂN TỐ MỚI TÍCH CỰC </font></b></p>
<p align="right"><font face="Arial" size="2" color="#000080">NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN
</font></p>
<p align="right"><font face="Arial" size="2"><font color="#000080">Cán bộ Văn
phòng Thành Đoàn</font></font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Phong trào thi đua yêu nước là
hoạt động mang tính tập thể, tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo, là hình thức động
viên nhân dân phát huy nhiệt tình cách mạng và tinh thần lao động sáng tạo để
hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu các nhiệm vụ chính trị được đề ra. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đối với hoạt động của Đoàn thanh
niên thì phong trào thi đua có tác dụng động viên, khuyến khích đoàn viên, thanh
niên phát huy nhiệt tình cách mạng, sự sáng tạo; làm nảy sinh nhiều sáng kiến;
là trường học để phổ biến kinh nghiệm trong quá trình hoạt động, tổ chức phong
trào; làm xuất hiện những nhân tố mới, những tấm gương tiên tiến, điển hình có
tác dụng nêu gương, nhân rộng và thúc đẩy các cấp bộ Đoàn tổ chức thực hiện sôi
nổi, thiết thực, hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại đơn
vị. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Phong trào thi đua còn là hình
thức tốt nhất để tập hợp thanh niên, giác ngộ thanh niên, nâng cao nhận thức của
thanh niên về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, hướng đoàn viên,
thanh niên đi vào hành động theo đúng định hướng để đạt được các mục tiêu, nội
dung trọng tâm đã đề ra. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Mặt khác, để duy trì và phát
triển phong trào thi đua, các cấp bộ Đoàn phải thường xuyên theo dõi, chỉ đạo,
kiểm tra, tổng kết để phát hiện, phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến và
nhân tố mới (xuất hiện từ phong trào, từ thực tiễn tổ chức hoạt động). </font></p>
<p align="justify"><b><font face="Arial" size="2">Một số kinh nghiệm rút ra qua
thực tiễn duy trì và phát triển phong trào thi đua ở các cấp bộ Đoàn, cụ thể: </font></b></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>- Một là</b>, sau khi định ra
các mục tiêu, biện pháp và tổ chức phát động phong trào thi đua thì vấn đề hết
sức quan trọng là chọn đơn vị làm điểm, chọn điển hình để phát động thi đua, qua
đó rút kinh nghiệm để chỉ đạo ra diện rộng. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>- Hai là</b>, phát hiện, bồi
dưỡng, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến và các nhân tố mới tích cực là
một nội dung quan trọng trong việc tổ chức, thúc đẩy phong trào thi đua hoàn
thành nhiệm vụ, công tác được giao. Việc làm trên có tác động động viên, khích
lệ, tạo động lực cho đoàn viên, thanh niên tham gia tích cực, nhiệt tình các
phong trào, hoạt động của đơn vị; góp phần nâng cao chất lượng trong từng đợt
hoạt động; góp phần đưa phong trào thi đua lên một tầm cao mới. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>- Ba là,</b> việc tạo ra phong
trào thi đua, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến và
các nhân tố mới tích cực là phương thức lãnh đạo cách mạng, là nghệ thuật tổ
chức và chỉ đạo thực hiện thành công công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi
của các cấp bộ Đoàn. Đây cũng là hình thức giáo dục tổng hợp, sinh động, mang
lại hiệu quả cả về nhận thức lẫn hành động. Đồng thời phong trào sẽ có tác động
lôi cuốn đoàn viên, và các đối tượng thanh niên noi theo, làm theo, tạo nên sức
hút mạnh mẽ đoàn viên, thanh niên cùng tham gia; góp phần tạo sự thành công cả
về số lượng lẫn chất lượng trong từng nội dung hoạt động; góp phần tạo môi
trường, điều kiện cho đoàn viên, thanh niên rèn luyện, phấn đấu trở thành những
nhân tố tích cực cho phong trào chung của tổ chức Đoàn, Hội, Đội. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>- Bốn là</b>, đây là phương
thức giáo dục bằng hình thức nêu gương, một giải pháp trong công tác giáo dục
đạo đức lối sống trong đoàn viên, thanh niên rất có hiệu quả, đặc biệt là đối
với đoàn viên, thanh niên có trình độ thấp, thanh niên lao động tự do, thanh
niên đặc thù…</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thực tiễn phong trào thi đua yêu
nước đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đã chứng minh được điều
đó: trong 60 năm qua, phong trào thi đua đã trở thành nhân tố quan trọng làm nên
những kỳ tích vĩ đại của dân tộc ta, cả trong các cuộc kháng chiến và chiến
tranh vệ quốc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay (như
: phong trào " Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm", phong trào
"Xoá đói giảm nghèo", phong trào "Nâng cao tay nghề, thi thợ giỏi"…). Như vậy,
các cấp bộ Đoàn muốn triển khai thực hiện thành công công tác Đoàn và phong trào
thanh thiếu nhi thì phải tổ chức, phát động các phong trào thi đua trong toàn
Đoàn và nhất thiết phải sơ kết, tổng kết phong trào, phổ biến, nhân rộng các
gương điển hình, tiên tiến, các nhân tố tích cực của phong trào đến rộng rãi các
đối tượng thanh niên. Làm tốt điều này, chúng ta sẽ tiếp tục thu hút, tập hợp
một lực lượng thanh niên được rèn luyện qua phong trào, được nâng cao nhận thức
từ chính những hành động, việc làm của các gương điển hình tiên tiến, những nhân
tố tích cực nhất của phong trào thi đua tại điạ phương, đơn vị…</font></p>
</body>
</html>