Thanh niên giữ truyền thống cho buôn làng
<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Thanh niên giữ truyền thống cho</title>
</head>
<body>
<p class="pTitle" align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">
Thanh niên giữ truyền thống cho buôn làng</font></b></p>
<p class="pHead" align="justify"><font face="Arial" size="2">Theo số liệu của
Ban tổ chức Tỉnh Đoàn Phú Yên, hiện có hàng trăm ĐVTN đang tham gia các đội cồng
chiêng, góp sức mình giữ truyền thống cho buôn làng. </font></p>
<table style="border-collapse: separate" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="40" id="table1">
<tr>
<td>
<p align="justify">
<img border="0" src="thanh%20nien.bmp" width="200" height="150"></td>
</tr>
<tr>
<td class="tLegend">
<p align="center"><i><font face="Arial" size="2" color="#808080">Đội
cồng chiêng Hòa Ngãi biểu diễn phục vụ du khách!</font></i></td>
</tr>
</table>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Trong số này, có
hẳn một đội cồng chiêng thanh niên của thôn Hòa Ngãi, huyện Sơn Hòa. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Tại Hòa Ngãi nhiều
năm qua, dù các bạn trẻ ở đây là người Chăm–Hroi, nhưng ngoài việc bảo tồn tiếng
cồng 5, đinh 3, múa trống đôi của dân tộc mình, họ còn thành lập và duy trì sinh
hoạt đội cồng chiêng Ê đê cùng dàn vũ nhạc gồm 35 thành viên. Trưởng thôn Ma Nhà
đích thân phụ trách, chỉ huy biểu diễn phục vụ du khách khắp nơi về dâng hương
báo công tại nhà thờ Bác Hồ.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Ma Nhà cho biết:
“Lúc đầu mới thành lập, UBND huyện hỗ trợ 15 triệu đồng để mua cồng chiêng,
trang phục, bồi dưỡng cho các già làng truyền nghề. Về sau chúng tôi mới xây
dựng được đội cồng chiêng như hiện nay. Đây là thế hệ trẻ đã được các già làng,
nghệ nhân đặt niềm tin và nỗ lực trong việc truyền dạy lại mọi tinh hoa nhằm duy
trì sức sống vĩnh hằng cho cồng chiêng và các vũ điệu Aráp… Nhiều già làng rất
vui vì được truyền nghề để tuổi trẻ giữ “lửa” cồng chiêng mà không hề đòi hỏi gì”.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Cứ vào ngày 15 và
16 âm lịch, các thành viên tụ tập tại nhà văn hóa của thôn để luyện tập thêm các
bài đánh cồng chiêng mới. Đồng thời, để các nghệ nhân lớn tuổi truyền dạy cho
các em cách đánh chiêng, cách giữ nhịp chiêng, cách hòa âm. Qua đó, các thành
viên tự rèn luyện thêm để nâng cao kiến thức. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Em So Thị Thu,
thành viên trong đội múa Aráp cho biết thêm: “Em đến với cồng chiêng và học múa
Aráp từ năm 15 tuổi. Hai mùa rẫy qua đi em cũng không nhớ hết mình đã múa bao
nhiêu lần để phục vụ lễ hội cho buôn làng và biểu diễn phục vụ tại khu di tích
lịch sử nhà thờ Bác Hồ”. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Cũng theo Thu, muốn
vũ điệu A ráp hòa quyện nhịp nhàng theo tiếng cồng chiêng thì người múa cần phải
có kiến thức căn bản về cồng chiêng để phối hợp tốt với dàn nhạc. Vì vậy, để múa
nhuyễn, người múa phải học, phải tập ít nhất là 6 tháng.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">La Minh Tâm mới 20
tuổi nhưng đã có “thâm niên” 6 năm đánh chiêng. Ban đầu chỉ vì ham vui, nhưng
sau đó thì anh bị tiếng cồng chiêng của người Ê đê quyến rũ và theo mãi đến bây
giờ. Lúc đầu, việc tập luyện rất khó khăn, vì âm sắc, giai điệu cồng chiêng của
đồng bào Ê đê rất riêng biệt, nhất là rất khó khăn trong việc giữ một nhịp
chiêng. Vì vậy, việc thuộc lòng các bài chiêng mới và đánh chiêng nhuần nhuyễn
để đội biểu diễn thành thục như hiện nay anh cũng phải mất đến gần một năm luyện
tập. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Em So Thị Út thì
thổ lộ: “Em rất thích học múa các bài Aráp và rất thích đánh cồng chiêng cùng
với các anh, chị trong đội. Không chỉ vì điệu chiêng của đồng bào các dân tộc
thiểu số hay mà trong đó còn có cả âm thanh của rừng núi, của thần linh vọng về.
Em mong sẽ có một liên hoan cồng chiêng dành cho thế hệ trẻ để chúng em được
giao lưu, học hỏi và giới thiệu bản sắc cồng chiềng của đồng bào thiểu số đến
với đông đảo mọi người”. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Cũng vì thế, không
riêng gì các bạn trẻ ở đây mà gần 79 hộ dân với 378 nhân khẩu ở Hòa Ngãi luôn tự
hào vì người Chăm-Hroi không chỉ biết giữ vững được sắc thái độc đáo của đồng
bào mình mà còn bảo tồn được tiếng cồng chiêng của đồng bào Ê đê. Việc duy trì
sinh hoạt đều đặn cồng chiêng hôm nay sẽ là hạt nhân trong việc bảo tồn, lưu giữ
văn hóa cồng chiêng, cùng với những nhạc cụ dân tộc của đồng bào mình mai sau.
Và chính họ sẽ là những “nghệ nhân trẻ” nối tiếp thế hệ cha ông trong bảo tồn và
phát triển không gian văn hoá cồng chiêng.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Theo Phó Bí thư
Huyện Đoàn Sơn Hòa Lê Chăm Thư, hiện nay không riêng gì ở Sơn Định mà nhiều “thủ
lĩnh” thanh niên ở các buôn làng Sơn Hòa đều hiểu rằng không có gì dễ dàng tập
hợp được thanh niên khi cồng chiêng được “nổi” lên. Có cồng chiêng thì thanh
niên tập hợp rất đông. Rồi lồng vào đó việc vận động ĐVTN tham gia vào các phong
trào, hoặc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dễ dàng
hơn… </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Anh khẳng định thêm:
“Dân tộc mình không thể bỏ cồng chiêng. Lễ hội, ngày tết có cồng chiêng mới vui.
Giờ được giới trẻ hưởng ứng, tham gia tích cực thì không sợ phong tục của dân
tộc bị mai một”.</font></p>
<p class="pBody" align="right"><font face="Arial" size="2"><b><i>Theo TPO</i></b></font></p>
</body>
</html>