<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Kỷ niệm các ngày lễ - hội tháng</title>
</head>
<body>
<p align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">Kỷ niệm các
ngày lễ - hội tháng 4</font></b></p>
<p align="justify"><b><font face="Arial" size="2">Giỗ Tổ Hùng Vương (mồng 10
tháng Ba âm lịch)</font></b></p>
<div style="float: right; width: 105px; height: 19px">
<table border="0" width="100%" id="table1" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tr>
<td><img border="0" src="ngay%20le.jpg" width="220" height="148"></td>
</tr>
</table>
</div>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Nhằm góp phần giáo dục truyền
thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân, tôn
vinh công đức các Vua Hùng, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá của dân tộc, Quốc
hội khóa XI tại kỳ họp thứ 11 xem xét việc tạo điều kiện thuận lợi cho người lao
động và nhân dân tham gia Giỗ Tỗ Hùng Vương - thực hiện cho người lao động nghỉ
làm việc, hưởng nguyên lương trong Ngày Giỗ Tổ hàng năm, bắt đầu từ năm 2007.
Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta, đáp ứng nguyện
vọng của nhân dân, thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn cao đẹp của dân tộc Việt
Nam. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Giỗ Tổ Hùng Vương - giữ gìn
và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, nêu cao đạo lý “Uống nước
nhớ nguồn”.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ,
nhất là trong Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
chúng ta luôn nhớ về cội nguồn với sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, lòng
tự hào và niềm kiêu hãnh về Tổ tiên, nòi giống của mình, từ đó ra sức đóng góp
công sức, trí tuệ cùng nhau đoàn kết dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng phồn
vinh, giàu mạnh, xứng đáng với truyền thống Lạc Hồng của Tổ tiên để lại. </font>
</p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Là con cháu Lạc Hồng, tự hào về
đất nước ngàn năm văn hiến, tự hào về ông cha của mình, phát huy truyền thống
của Tổ tiên, càng thêm tin tưởng ở tương lai của đất nước, của dân tộc, Đảng bô
và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đồng tâm nhất trí, ra sức giữ gìn và phát huy
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm cho bản sắc văn hoá Việt Nam
thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội để tạo ra sức mạnh to lớn trong
giai đoạn cách mạng mới. Mỗi người dân Thành phố quyết nêu cao phẩm chất yêu
nước, thương nòi, tinh thần đoàn kết, độc lập tự chủ, ý chí tự lực tự cường, nỗ
lực tranh thủ thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vững vàng trong hội
nhập kinh tế quốc tế để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo
tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII và Nghị quyết Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra, mãi mãi xứng đáng với danh hiệu Thành phố
Anh hùng, Thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. (Theo tài liệu tuyên
truyền của Ban Tuyên giáo Thành ủy)</font></p>
<p align="justify"><b><font face="Arial" size="2">Kỷ niệm 33 năm Ngày giải phóng
hoàn toàn Miền Nam, thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2008)</font></b></p>
<div style="float: left; width: 123px; height: 19px">
<table border="0" width="100%" id="table2" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tr>
<td><img border="0" src="ngay%20le1.jpg" width="220" height="157"></td>
</tr>
</table>
</div>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Sau một tháng tiến công và nổi
dậy, quân dân ta đã toàn thắng trong 2 chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng,
giải phóng hơn nửa đất nước. Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 25/3/1975 đã quyết
định chuẩn bị chiến dịch giải phóng Sài Gòn mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh.
</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ngày 9/4, quân ta tiến công Xuân
Lộc, một căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông. Ngày
16/4, quân giải phóng phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang khiến cho toàn
bộ quân địch của Xuân Lộc phải tháo chạy vào ngày 21/4 và Nguyễn Văn Thiệu phải
tuyên bố từ chức tổng thống. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">17 giờ ngày 26/4, quân cách mạng
được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Tất cả 5 cánh quân từ các hướng vượt qua
tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào Sài Gòn.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đêm 28 rạng 29/4, tất cả các cánh
quân của ta được lệnh đồng loạt tổng công kích vào trung tâm thành phố, đánh
chiếm tất cả các cơ quan đầu não của địch. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">9 giờ 30 phút ngày 30/4, Dương
Văn Minh vừa lên làm Tổng thống đã kêu gọi “ngừng bắn để điều đình giao chính
quyền” nhắm cứu quân Ngụy khỏi sụp đổ. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">10 giờ 45 phút ngày lịch sử ấy,
xe tăng của ta tiến thẳng vào dinh Tổng thống Ngụy (dinh Độc Lập), bắt sống toàn
bộ Ngụy quyền Trung ương. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. 11 giờ
30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ tổng thống Ngụy, báo
hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Miền Nam được giải phóng,
đất nước hòa bình độc lập, non sông thu về một mối. </font></p>
<p align="right"><b><font face="Arial" size="2">CẨM TÚ (tổng hợp) </font></b>
</p>
<p align="justify"><b><font face="Arial" size="2">Kỷ niệm 138 năm Ngày sinh V.I.
Lênin (22/4/1870 – 22/4/2008)</font></b></p>
<div style="float: left; width: 90px; height: 19px">
<table border="0" width="100%" id="table3" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tr>
<td><img border="0" src="ngay%20le2.jpg" width="220" height="159"></td>
</tr>
</table>
</div>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Lênin tên thật là Vladimir Ilits
Ulianov, sinh trưởng trong một gia đình tri thức tiến bộ, tại thành phố
Ximbiêcxcơ – nước Nga. Từ nhỏ Lê nin rất thông minh và hiếu học. Tốt nghiệp
Trung học xuất sắc, Lênin bước vào ngành Luật của trường Đại học danh tiếng ở
nước Nga. Tại đây Lê nin đã tiếp cận được những tư tưởng tiến bộ, ông nghiên cứu
các tác phẩm của Các - Mác và Ăngghen về bản chất của chế độ tư bản và những
luận thuyết mới của giai cấp vô sản; Lênin cùng với những sinh viên yêu chuộng
hòa bình, ghét chế độ độc tài Sa hoàng thành lập nhóm cách mạng Mác - xít, mọi
phong trào của nhóm được phát triển mạnh mẽ và người lãnh đạo chính là V.I.
Lênin. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Dưới sự lãnh đạo của Lênin, Đảng
Bônsêvích Nga ra đời trở thành chính Đảng cách mạng kiểu mới điển hình đầu tiên
trên thế giới. Trải qua ba cuộc cách mạng lớn ở Nga, Đảng Bônsêvích đã lãnh đạo
thành công Cách mạng Tháng 10 Nga vĩ đại, giành thắng lợi oanh liệt trong cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và đi vào xây dựng CNXH. Lênin đã có công lớn trong
việc thành lập Quốc tế thứ ba, quốc tế cách mạng chân chính của giai cấp vô sản.
Các chi bộ Cộng sản các nước được thành lập đều dựa trên nguyên tắc xây dựng
Đảng và phát triển sáng tạo theo tư tưởng của Lênin về xây dựng Đảng kiểu mới,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập và rèn luyện Đảng ta thành một Đảng cách mạng
chân chính, bộ tham mưu sáng suốt và kiên cường của giai cấp công nhân và dân
tộc Việt Nam. Người đã khẳng định “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người
cách mạng và nhân dân Việt Nam không những là cẩm nang thần kỳ, là kim chỉ nam
hành động, còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối
cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản...” </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Nhìn lại những cống hiến lớn lao
của Lênin đối với cách mạng thế giới, những bài học về đạo đức cách mạng của
Người, chúng ta càng thấy ở Lênin một tấm gương cao cả. Ngày nay, nhân loại đang
bước vào nền kinh tế tri thức, trí tuệ con người có ý nghĩa quyết định sự phát
triển. Nhận thức cái mới, đổi mới cũng phải dựa trên nền tảng lý luận khoa học
và cách mạng. Toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang hăng hái tiến lên tiếp bước con
đường cách mạng của Lênin vĩ đại và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã định hướng
phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh và sát cánh cùng nhân loại tiến bộ trên thế giới đấu tranh vì
hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. </font></p>
<p align="right"><b><font face="Arial" size="2">(Theo
<a href="http://www.svhtt.hochiminhcity.gov.vn">
http://www.svhtt.hochiminhcity.gov.vn</a>)</font></b></p>
<p align="justify"><b><font face="Arial" size="2">Kỷ niệm 102 năm ngày sinh Tổng
Bí thư Hà Huy Tập (24/4/1906 – 24/4/2008) </font></b></p>
<div style="float: right; width: 110px; height: 19px">
<table border="0" width="100%" id="table4" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tr>
<td><img border="0" src="ky%20niem3.gif" width="144" height="195"></td>
</tr>
</table>
</div>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đồng chí Hà Huy Tập sinh ngày
24/4/1906 trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước tại làng Kim Nặc, tổng Thổ
Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1928, đồng chí Hà
Huy Tập được tổ chức Tân Việt cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) bàn việc hợp nhất
với tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Sau một thời gian làm
việc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Hà Huy Tập được cử sang học tại
Trường Đại học Phương Đông.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Tháng 7/1936, tại Thượng Hải, Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương họp để điều chỉnh đường lối chính trị. Tại hội
nghị này, đồng chí được phân công về nước tổ chức lại Ban Chấp hành Trung ương
mới và khôi phục các tổ chức Đảng trong nước và đồng chí Hà Huy Tập được bầu là
Tổng Bí thư của Đảng từ giữa năm 1936. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đầu tháng 8/1936, Tổng Bí thư Hà
Huy Tập về nước. Chỉ trong một năm đồng chí đã triệu tập và chủ trì ba Hội nghị
Trung ương (3/1937, 9/ 1937 và 3/1938). Với cương vị là Tổng Bí thư, đồng chí đã
cùng với Trung ương Đảng nắm bắt tình hình trong nước và Quốc tế, giải quyết
đúng đắn chiến lược, sách lược của cách mạng nước ta trong thời kỳ này. </font>
</p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ngày 30/3/1940, đồng chí bị bọn
mật thám Pháp bắt lại và khép vào tội lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam kỳ. Tòa án
thực dân vội vã tuyên án tử hình đồng chí. Sự tàn bạo của kẻ thù không thể khuất
phục được ý chí kiên cường của người cộng sản. Trước tòa, Hà Huy Tập khẳng khái
tuyên bố “Tôi chẳng có gì phải hối tiếc. Nếu còn sống, tôi vẫn tiếp tục hoạt
động” Hà Huy Tập cùng với các đồng chí lãnh đạo cách mạng Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn
Tần, Nguyễn Thị Minh Khai... đã anh dũng hy sinh dưới họng súng của kẻ thù tại
trường bắn Hóc Môn, tỉnh Gia Định, ngày 28/8/1941. </font></p>
<p align="right"><b><font face="Arial" size="2">MAI THANH (Tổng hợp) </font></b>
</p>
</body>
</html>