<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Những chàng trai</title>
</head>
<body>
<p class="pTitle" align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">
Những chàng trai "đo sóng" ở Trường Sa</font></b></p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="40" id="table1">
<tr>
<td>
<p align="justify">
<img border="0" src="nhung%20chang%20trai%20do%20song.bmp" width="200" height="150"></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p align="center"><i><font face="Arial" size="2" color="#808080">Bất kể
nắng mưa hay gió bão, quan trắc viên trẻ Nguyễn Tuấn Thương cùng các
đồng nghiệp vẫn đều đặn ngày tám lần ra "vườn khí tượng" đo nắng, gió,
nhiệt độ</font></i></td>
</tr>
</table>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Nơi đầu sóng Trường Sa giữa mênh
mông trời nước, bất kể ngày đêm, nắng mưa, gió bão, bảy chàng trai "da đen, tóc
đỏ” vẫn âm thầm công việc đo sóng, đo gió, ghi nắng, tính mưa. Đều đặn mỗi ngày
tám lần, họ phát tin báo với đất liền về thời tiết trên khu vực quần đảo Trường
Sa... </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Trường Sa trời
tháng tư biển lặng, nắng gắt chói chang. Trong ngôi nhà nhỏ nằm sát biển (Trạm
khí tượng hải văn Trường Sa), những chàng trai trẻ quần cộc, lưng trần nhễ nhại
mồ hôi ăn vội bữa cơm trưa trong cái nóng hầm hập quyện với hơi biển nặng mùi
muối. </font></p>
<p class="pInterTitle" align="justify"><b>
<font face="Arial" size="2" color="#008000">Trai Trường Sa "da đen, tóc đỏ”</font></b></p>
<table style="border-collapse: separate" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="1" cellspacing="5" width="200" id="table2">
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Trạm trưởng
Long cho biết công việc có vẻ đơn giản, buồn tẻ nhưng chính sự đơn giản
này lại mang về những số liệu, những dự báo hết sức quan trọng cho đất
liền và ngành khí tượng toàn cầu. Mỗi ngày, bất kể mưa nắng, thậm chí
giữa cơn bão hay nguy cơ sóng thần, bảy anh em trong trạm vẫn phải luân
phiên cắt cử nhau tám lần đi lấy số liệu để đúng 1g, 4g, 7g, 10g, 13g,
16g, 19g, 22g "báo phát" về đất liền, gửi lên mạng khí tượng toàn cầu. </font></td>
</tr>
</table>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Bữa cơm trưa của cán bộ, nhân
viên Trạm khí tượng hải văn Trường Sa (thuộc Đài Khí tượng thủy văn Nam Trung bộ)
chỉ có thịt hộp, bát canh cải nhưng tất cả anh em vẫn "đánh chén" một cách ngon
lành. Trạm trưởng Trần Văn Long (29 tuổi, quê Lập Thạch, Vĩnh Phúc) cười tươi: "Công
dân Trường Sa ai chẳng như bọn này, phải "da đen, tóc đỏ” mới chứng tỏ là người
Trường Sa. Mùa này còn có rau xanh để ăn chứ bốn tháng "mùa gió muối" gió táp
chết cây thì thực đơn chỉ toàn đồ hộp". </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">12g30, Nguyễn Tuấn
Thương (22 tuổi, quê Phú Yên) và Trần Văn Linh (21 tuổi, quê Thanh Hóa) - hai
chàng trai trẻ nhất trong số bảy anh em trong trạm - bật dậy lấy sổ, máy móc đi
làm. Thương đến "vườn khí tượng" đo nhiệt độ, không khí, độ ẩm, thời gian nắng.
Linh xách máy, kẹp sổ đi thẳng ra cầu cảng, thả máy xuống biển, mặc cho sóng hất
ướt người. Sau khi quan sát vài ba đợt sóng lên xuống, Linh ghi chép vào sổ tay...</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Nông Văn Đình (34
tuổi) - người cao tuổi nhất trạm - kể: cuối năm 2006, Đài Loan động đất mạnh và
cảnh báo nguy cơ sóng thần có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Trường Sa và khu vực
đất liền từ Vũng Tàu đến Đà Nẵng. Đã biết sức tàn phá khủng khiếp của sóng thần
qua trận sóng thần khủng khiếp quét qua vùng biển Nam Á hai năm trước nên tất
thảy anh em trong trạm đều lo lắng. Toàn trạm tỏa ra khắp đảo thông báo, hướng
dẫn quân dân trên đảo tìm cách trú tránh sóng thần. Sau đó, đích thân trạm
trưởng Long - người có thâm niên và kinh nghiệm nhất trạm - vẫn phải ra cầu cảng
để đo sóng, đo mực nước biển. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Long nhớ lại: "Lo
thì rất lo nhưng công việc không thể dừng được, nhất là thời điểm đó càng phải
đo lấy số liệu để tính toán. Chọn cái nghề này là chấp nhận không được quyền
nghỉ ốm, không được lo sợ". "Việc báo phát số liệu đã cố định từng giờ, không
thể không lấy số liệu để phát, cũng không thể lấy sớm hay báo muộn được. Tám lần
mỗi ngày đều vào giờ đó là phải làm" - Linh nói.</font></p>
<p class="pInterTitle" align="justify"><b>
<font face="Arial" size="2" color="#008000">Sóng là vợ, đảo là nhà</font></b></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Linh là người trẻ
tuổi nhất nhóm, mới được phân công ra đảo hơn ba tháng nhưng anh đã cảm nhận "Trường
Sa đẹp vô cùng và giàu vô tận". Linh cũng như các đồng nghiệp đã thật sự coi đảo
là ngôi nhà mới trong ba năm đằng đẵng công tác nơi đây. Sóng, gió, nắng chính
là những người bạn thân thiết nhất của họ, không khác gì vợ, người thân nơi đất
liền. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Ngôi nhà của những
chàng "da đen, tóc đỏ” có những dải san hô đỏ hồng, trắng muốt dưới làn nước
trong xanh và vô vàn cá tôm bơi lội. Nhiều hôm trời đẹp, ngồi bờ đảo buông câu
anh em tha hồ ngắm từng đàn cá heo hàng trăm con bơi nhảy, đùa giỡn với sóng...</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Còn với Long, Đình
- những người đã có gia đình, vợ con ở đất liền - thì cái đẹp của biển, sự bận
bịu với công việc đã giúp họ dịu đi phần nào nỗi nhớ vợ, thương con. Ba năm công
tác tại đảo, họ đã chấp nhận hi sinh rất nhiều. Như trạm trưởng Trần Văn Long
lấy vợ xong thì vài tháng sau nhận quyết định ra đảo (7-2006), lúc đó vợ mang
thai đứa con đầu lòng gần bốn tháng. Giờ con trai gần tuổi rưỡi mà anh vẫn chưa
một lần được bồng bế nó trên tay. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Long tâm sự: vợ làm
cùng ngành ở Trạm khí tượng thủy văn Tuy Hòa (Phú Yên) nên phần nào hiểu, thông
cảm. Chị thông cảm với chồng đến nỗi con ốm nặng phải đưa từ Phú Yên ra tận Hà
Nội chữa trị một tháng cũng không cho chồng biết. Chỉ đến khi gia đình Long từ
Vĩnh Phúc xuống Hà Nội thăm cháu nội thì thông tin mới đến Long. Giữa đảo xa,
ruột gan anh như trên lửa mà không biết làm sao. "Ở đây nhiều lúc nhớ nhà ghê
gớm lắm, có khi chỉ nghe tiếng chó sủa, gà kêu anh em cũng trào nước mắt nhớ vợ,
con ở nhà. Mình mà biểu lộ sự lo lắng cũng khiến anh em thêm buồn, nên chỉ biết
câm lặng, giấu nỗi buồn riêng". </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Cũng như Long, tất
cả anh em trong trạm đều có người thân nơi đất liền. Ba năm công tác không được
một lần nghỉ phép. Ba năm trên đảo là ba năm đầy biến động trong cuộc sống của
người thân nơi đất liền. Người thân ốm đau, gia đình có chuyện thì những người "đo
sóng" cũng chỉ biết âm thầm chịu, không nói cho ai. Linh tâm sự thu nhập một
tháng của anh cũng chỉ 2,5 triệu đồng, không nhiều như nhiều người nghĩ. Chẳng
ai muốn ra đảo xa người thân cả, nhưng công việc mình đã chọn thì phải theo. Ai
chẳng cần một cái nghề, cần hi sinh cho tương lai, bọn mình trẻ, càng phải dấn
thân cho biết, vừa thử thách bản thân, vừa tích lũy kiến thức, kinh nghiệm...</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Dù còn khó khăn
nhưng cuộc sống nơi đảo xa đang ngày một tốt hơn. Rau xanh, heo, gà cũng đã nuôi
trồng được trên đảo. Trường Sa giờ không chỉ có sóng truyền hình VN, mà đã có
sóng điện thoại di động Viettel nên mỗi ngày, Long, Đình, Linh, Thương, Hùng,
Huỳnh, Khanh vẫn nắm được thông tin từ đất liền, vẫn "giao ban" với gia đình,
người thân qua điện thoại chứ không phải như trước đây, cả năm mới một vài lần
nghe tiếng đất liền. </font></p>
<p align="right"><font face="Arial" size="2"><b><i>Theo TTO</i></b></font></p>
</body>
</html>