<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Thành Đoàn TP</title>
<style>
<!--
p.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin-bottom:.0001pt;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman","serif";
margin-left:0in; margin-right:0in; margin-top:0in}
span.linkhotnews
{}
table.MsoNormalTable
{mso-style-parent:"";
font-size:11.0pt;
font-family:"Calibri","sans-serif";
}
-->
</style>
</head>
<body>
<p class="MsoNormal" align="center"><b>
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial,sans-serif; color: blue">
Thành Đoàn TP.HCM chúc mừng các cơ quan báo chí nhân Ngày báo chí cách mạng Việt
Nam</span></b></p>
<p class="MsoNormal" align="center"> </p>
<div style="float: left; width: 100px; height: 19px">
<table border="0" width="100%" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tr>
<td><img border="0" src="bao%20chi1.jpg" width="220" height="146"></td>
</tr>
</table>
</div>
<p class="MsoNormal" align="justify">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial,sans-serif">Ngày 20/6/2008,
Ban Thường vụ Thành Đoàn đã đến thăm và chúc mừng các cơ quan báo chí trên địa
bàn thành phố nhân kỷ niệm 83 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 -
21/6/2008). Trao đổi với tòa soạn, các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư Thành Đoàn
bày tỏ sự cám ơn các cơ quan báo chí thời trong gian qua đã tích cực phối hợp,
hỗ trợ Đoàn TNCS thành phố trong việc thông tin kịp thời công tác Đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi thành phố đến với rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân. Ban
Thường vụ Thành Đoàn cũng mong muốn trong thời gian tới, các cơ quan báo chí
tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, phản ánh các hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu
nhi thành phố đến với đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tăng cường
thông tin việc tuyên dương, nhân rộng những điển hình thanh niên tiên tiến,
thanh niên sống đẹp….</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial,sans-serif"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial,sans-serif">Trước đó, chiều
19/6, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã tổ chức buổi gặp gỡ thân mật với các anh chị
phóng viên, biên tập viên gắn bó với công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu
niên thành phố. Phát biểu tại buổi gặp gỡ, anh Nguyễn Văn Hiếu - Phó Bí thư
Thường trực Thành Đoàn đã trân trọng ghi nhận và biểu dương nỗ lực của các phóng
viên gắn bó với phong trào thanh thiếu niên thành phố; cảm ơn mối quan hệ phối
hợp, hỗ trợ tốt đẹp giữa các cơ quan báo chí với Đoàn TNCS Thành phố trong công
tác tuyên truyền, giới thiệu các hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi
thành phố trong thời gian vừa qua; đồng thời mong muốn các anh chị phóng viên,
biên tập viên tiếp tục hỗ trợ công tác thông tin để góp phần đẩy mạnh công tác
Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong thời gian tới.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial,sans-serif"> </span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align: right"><font size="2"><b>
<span style="font-family: Arial,sans-serif">MINH HÙNG</span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align: right"> </p>
<table border="0" width="100%" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tr>
<td bgcolor="#D9F2FF">
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span class="linkhotnews"><b>
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial,sans-serif; color: green">
Nguyễn Ái Quốc - người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam</span></b></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial,sans-serif; color: black">
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Matxcơva (Liên Xô) sang Trung Quốc và
đến hoạt động cách mạng ở thành phố Quảng Châu. Tại đây, tháng 5/1925,
Người tập hợp những thanh niên yêu nước từ trong nước sang lập ra tổ
chức “Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội”. Để làm cơ quan ngôn
luận và diễn đàn bày tỏ chính kiến của tổ chức chính trị này, với thực
tế đã qua trải nghiệm là một nhà báo và là chủ bút của tờ Người cùng
khổ, Nguyễn Ái Quốc đã lập ra tờ báo Thanh niên, và cũng do Người kiêm
nhiệm cả chủ bút, vừa lo tất cả các khâu quản lý và tài chính của tờ
báo. Trụ sở của tờ Thanh niên đặt ở nhà số 13A đường Văn Minh - thành
phố Quảng Châu. Đây chính là tiền thân của hệ thống báo chí cách mạng
Việt Nam do Người sáng lập. Tờ Thanh niên tiền khởi này với khổ nhỏ 18 x
24cm gồm 4 trang, mỗi tuần 1 số với 100 bản chủ yếu bằng chữ Hán, phát
hành ở Trung Quốc để giữ bí mật, chỉ một số ít bằng tiếng Việt để chuyển
về trong nước và kiều bào ta ở Thái Lan, Pháp, Liên Xô.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center">
<img border="0" src="bao%20chi.jpg" width="350" height="232"></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial,sans-serif; color: black">
</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial,sans-serif; color: black">
Với vai trò của một tờ báo cách mạng, báo Thanh niên đã thực sự góp phần
quan trọng tong công tác tuyên truyền, giáo dục, chuẩn bị chính trị, tư
tưởng, tinh thần, ý thức và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam mùa xuân 1930. Trên tờ Thanh niên số 61 ngày 22/8/1926 đã đăng công
khai một tác phẩm báo chí với thể loại chính luận ký bút danh “Diệu
Hương” với nội dung chủ yếu: “Chỉ có thành lập một Đảng Cộng sản theo
kiểu Bonsevich của Lênin thì cách mạng nước ta mới thành công”. Và diễn
biến thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh điều này là hoàn
toàn chính xác và đúng đắn - mà chính luận trên tờ Thanh niên đã đặt ra
trước đây hơn 8 thập kỷ do Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo trực tiếp tờ báo này
đề xuất mang tầm chiến lược cách mạng.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial,sans-serif; color: black">
</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial,sans-serif; color: black">
Nối tiếp tờ Thanh niên, trong thời kỳ bí mật trước tháng 8/1945, lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc đã chỉ đạo lập ra các tờ báo Công nông và Lính cách mạng
để vận động công, nông, binh (trong hàng ngũ địch) đoàn kết đứng lên làm
cách mạng, đánh đuổi thực dân Pháp. Ở Nam Bộ - Kỳ Bộ Việt Nam Thanh niên
Cách mạng đồng chí hội lập ra tờ Bonsevich. Tháng 6/1929, Đông Dương
Cộng sản đảng xuất bản tờ Búa liềm. Ban công vận của đảng ra tờ Công hội
đỏ, Tổng Công hội Bắc Kỳ ra tờ Lao động. Tháng 9/1929, An Nam Cộng sản
đảng xuất bản tờ Báo đỏ. Đầu tháng 2/1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - chủ
trì hợp nhất các Đảng Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày
9/8/1930, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định ra tờ Tạp chí đỏ,
tiếp theo ngày 15/8/1930 xuất bản tiếp tờ Tranh đấu. Rồi sau đó là tờ
Dân chúng (1939), tờ Việt Nam độc lập (8/1941), tờ Cứu quốc (1/1942), tờ
Cờ giải phóng (10/1942) tiếp tục ra đời. Đó là những tờ báo cách mạng
đầu tiên và lần lượt nối tiếp ra đời trong 20 năm vận động cách mạng
(1925-1945) đã giữ một vai trò quan trọng trong lĩnh vực thông tin tuyên
truyền, định hướng chính trị, tư tưởng, tổ chức lực lượng để tạo nên sức
mạnh cách mạng trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial,sans-serif; color: black">
</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial,sans-serif; color: black">
Để ghi nhận một mốc son lịch sử Ngày báo chí cách mạng Việt Nam ra đời,
vào dịp kỷ niệm 60 năm Ngày tờ báo Thanh niên ra số đầu tiên, tháng
6/1985, Trung ương đảng đã quyết định lấy ngày 21/6 làm ngày truyền
thống của báo chí cách mạng nước ta.</span></td>
</tr>
</table>
</body>
</html>