<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Gặp gỡ anh Nguyễn Hoàng Năng - N</title>
</head>
<body>
<p align="center"><font face="Arial" size="2"><font color="#0000FF"><b>Gặp gỡ
anh Nguyễn Hoàng Năng - Người chỉ huy trưởng đầu tiên</b></font></font></p>
<div style="float: left; width: 143px; height: 19px">
<table border="0" width="100%" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tr>
<td><img border="0" src="hoang%20nang.jpg" width="166" height="220"></td>
</tr>
</table>
</div>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Khởi nguồn các chiến dịch tình
nguyện của thanh niên thành phố chính là chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè. Đến nay
đã 15 năm mùa chiến dịch tình nguyện được tổ chức. Qui mô không còn gói gọn ở
địa bàn TP.HCM, nội dung không chỉ là xóa mù chữ như cái thuở ban đầu ấy, số
lượng chiến sĩ tham gia cũng tăng lên nhiều lần, và hơn hết chiến dịch tình
nguyện đã trở thành “đặc sản” của phong trào Đoàn, là dấu ấn của những người trẻ
với người dân và toàn xã hội… Chúng tôi đã gặp lại người chỉ huy trưởng của
chiến dịch tình nguyện đầu tiên, anh Nguyễn Hoàng Năng - nguyên Bí thư Thành
Đoàn, hiện là Bí thư Quận ủy Quận Tân Phú. </font></p>
<p align="justify"><b><font face="Arial" size="2">PV: Thưa anh, chiến dịch Ánh
sáng văn hóa hè ra đời từ sự thôi thúc nào của phong trào và cuộc sống? </font>
</b></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>Anh Nguyễn Hoàng Năng:</b>
Thật ra, trước khi chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè cấp thành được phát động thì
phong trào tình nguyện xóa mù chữ đã xuất phá t từ trường ĐH Sư phạm và lan sang
một số trường khác. Những năm 1993 thực tế ở các huyện ngoại thành tình trạng mù
chữ của bà con còn nhiều. Nhu cầu xóa mù chữ rất cần thiết. Từ thực tế của phong
trào và cũng từ nhu cầu bức xúc của cuộc sống, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã bàn
bạc và quyết định phát động phong trào tình nguyện Ánh sáng văn hóa hè. Lần đầu
tiên được tổ chức thí điểm tại Huyện Bình Chánh. Mục đích của chiến dịch cũng
xác định rõ là xóa mù chữ cho bà con vùng sâu vùng xa. Kinh phí eo hẹp được lấy
từ nguồ n kinh phí hỗ trợ xóa mù chữ của thành phố. Nhưng muốn lấy được kinh phí
thì chiến sĩ tình nguyện phải dạy bà con đạt được cả ba giai đoạn: nhận biết
được mặt chữ, biết ghép vần và biết đọc. Lúc đó, các chiến sĩ phải bỏ tiền túi
ra tham gia chiến dịch. Kinh phí của Thành Đoàn chỉ là hỗ trợ thêm. Chính vì thế
mà kỉ niệm của tôi về chiến dịch đầ u tiên không chỉ là tình cảm của bà con đối
với các chiến sĩ và sự gian khó mà mọi người phải vượt qua mà còn là “hành
trình” chạy kinh phí lo… tiền ăn cho chiến sĩ!</font></p>
<p align="justify"><b><font face="Arial" size="2">PV: Và những kỉ niệm ấy theo
anh cho đến tận bây giờ, khi không cò n làm công tác thanh niên nữa thưa anh?</font></b></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>Anh Nguyễn Hoàng Năng:</b> Lúc
đó, tôi là Phó Bí thư Thành Đoàn. Chiến dịch tổ chức đúng 3 tháng hè được chia
làm hai đợt, mỗi đợt 1,5 tháng với sự tham gia của 400 chiến sĩ. Vậy mà kinh phí
toàn phải mượn phía Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh trước khi lấy được kinh phí
từ thành phố. Lúc ấy tôi nợ như chú a chổm (cười). Lúc ấy tình cảm bà con dành
cho các chiến sĩ cũ ng sâu sắc lắm. Bà con nuôi quân bằng mớ rau, trái bí, con
cá và xem như con cháu trong nhà. Ngược lại các chiến sĩ cũng vậy, cố gắng linh
hoạt sắp xếp thời gian để dạy bà con vào những giờ rảnh của họ. Do thế có lớp
dạy buổi sáng dành cho những người đi làm buổi chiều, lớp buổi chiều dành cho
người đi làm buổi sáng và lớp buổi tối dành cho những ai chưa vào lớp nào. Thậm
chí có cả lớp “một thầy một trò ” vì công việc của họ không rảnh vào nhữ ng giờ
lớp học chính thức được diễn ra… Không chỉ thế, chiến sĩ còn cùng với người dân
tham gia lội ruộng, làm các công việc nhà nông. Đấy cũng là cách để bạn trẻ trải
nghiệm cuộc sống! </font></p>
<p align="justify"><b><font face="Arial" size="2">PV: Theo anh, “cái được” của
chiến dịch lúc bấy giờ là gì? </font></b></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>Anh Nguyễn Hoàng Năng:</b> Về
phía bà con được hỗ trợ xóa mù chữ thì hiển nhiên nhìn thấy hiệu quả. Chúng tôi
vô cùng sung sướng khi một học viên dù đã đầu hai thứ tóc nhưng lầ n đầu biết
viết tên mình, biết đánh vần những câu văn, dòng thơ. Với chiến sĩ tình nguyện
thì đấy còn là bà i học lớn về tình yêu thương, về những kinh nghiệm từ thực tế
giúp các bạ n hiện thực hóa những bài học trên giảng đường. Đấy còn là môi
trường rèn luyện của các bạ n trẻ giúp họ trưởng thành hơn. Và sau năm đầu tiên,
chiến dịch đã được nhân rộng hơn và từ các năm sau chiến dịch không chỉ còn ở
TP.HCM mà đã diễn ra ở nhiều tỉnh thành với nhiều nội dung, nhiều công trình ý
nghĩa thiết thực… </font></p>
<p align="justify"><b><font face="Arial" size="2">PV: Anh có thể hiến kế để các
chiến dịch tình nguyện mãi xanh?</font></b></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>Anh Nguyễn Hoàng Năng:</b> Đã
lâu tôi không làm công tác thanh niên. Nhưng theo tôi, chiến dịch tình nguyện
phải luôn luôn có phương thức mới nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế và thu hút được
sinh viên, thanh niên. Phải tìm cái mạch gắn với nhu cầu thực tế địa phương để
phát động. Phong trào cũng cần nâng chất lên. Hơn nữa chiến dịch cũng phải quan
tâm đến việc kết tập lực lượng tại chỗ, không chỉ kéo lực lượng đến làm ồ ạt rồi
khi đi thì “đâu lại vào đấy”. Nếu giải quyết những vấn đề của địa phương, các
bạn cũng phải đeo bám công việc vì nếu 10 ngày làm sạch một dòng kênh nhưng nếu
biết dành thời gian để vận động người dân xung quanh cùng tham gia bảo vệ để
thay đổi hành vi, nhận thức của họ thì hiệu quả sẽ cao hơn. Ví dụ mới đây, sau
khi công trình làm sạch dòng kênh trên địa bàn Quận Tân Phú của các chiến sĩ
tình nguyện, Quận cũng đã phát động gắn bảng bảo quản dòng kênh để người dân
cùng tham gia duy trì thành quả đấy. Tôi nghĩ chiến dịch tình nguyện cần đạt ba
yêu cầu: sinh viên, thanh niên tình nguyện làm được gì, để công trình có ý
nghĩa; chiến sĩ tiếp cận học từ thực tiễn của bà con; tạo không khí giáo dục,
kết tập thanh thiếu niên tại chỗ để tập hợp lực lượng. </font></p>
<p align="justify"><b><font face="Arial" size="2">PV: Xin cảm ơn anh! </font>
</b></p>
<p align="right"><b><font face="Arial" size="2">KIM ANH</font></b></p>
</body>
</html>