<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Những tác giả của bài thơ mùa hè</title>
</head>
<body>
<p align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">Những tác giả
của bài thơ mùa hè tình nguyện</font></b></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Những ngày hè rời giảng đường đi
chiến dịch giờ đây đã trở thành “bài thơ” trữ tình của sinh viên cả nước, mang
âm hưởng lãng mạn của lòng nhiệt tình và cảm xúc yêu thương của tuổi trẻ. Ai đã
là người khơi nguồn cho những cảm hứng đầu tiên, để sau này là Ánh sáng văn hóa
hè, Mùa hè xanh nô nức? Một mô hình tình nguyện thành công đang được lật lại, và
tập thể SV ĐH Sư phạm TP.HCM đã được Thành Đoàn TP.HCM trao tặng giải thưởng Hồ
Hảo Hớn năm 2002. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>1991</b></font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Các Bí thư Đoàn khoa đã dự một
cuộc họp quan trọng, ở đó Đoàn trường kêu gọi sinh viên Sư phạm xây dựng lại
phong trào thanh niên thực hành chính trị - xã hội vốn đã rất sôi nổi từ những
năm 80 của trường nhưng hiện nay bị gián đoạn. Nguyễn Phú Bình – Bí thư Đoàn
trường, Huỳnh Công Ba – Phó Bí thư, vốn là những thủ lĩnh có tiếng của thành phố
đã mang lại cho hoạt động Đoàn sinh thái mới, bốc hơn, sáng tạo hơn. Khí thế
những ngày còn là sinh viên lên với đồng bào Sông Bé trồng cây cao su vẫn thúc
đẩy họ. Làm cách nào sinh viên khai thác tinh thần xung kích và chuyên môn của
mình, biến mùa hè rảnh rỗi thành học kỳ xanh.</font></p>
<p align="center" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial" size="2">
<img border="0" src="tac%20gia.jpg" width="400" height="265"></font></p>
<p align="center" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font color="#808080" face="Arial" size="2"><i>Xóa mù chữ tại xã Hòa Hiệp, Tân
Biên, Tây Ninh - MHX năm 1994</i></font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Bí thư Đoàn khoa Trung, sinh viên
năm 2 Quỳnh Vân là tiểu thư thành phố. Lớp của cô cũng đa số là cậu ấm, cô chiêu
thành thị, cô về kêu gọi lớp thế này: “Khoa mình vừa mới thành lập chưa được để
ý, phải đi tình nguyện hăng hái để quảng cáo sức mạnh của khoa”. Trong 50 chiến
sĩ tình nguyện toàn trường năm đó, sinh viên khoa Trung chiếm một nửa. Chiến
dịch chưa có kinh phí hỗ trợ, sinh viên hăng hái góp tiền, còn tranh thủ dặn gia
đình lên thăm nhớ tiếp tế lương thực. Về Củ Chi, những năm tháng còn nghè o,
đường đất heo hút, chưa có điện, người dân thẹn thùng mà sinh viên cũng “sợ dân”
– sợ bị chê dân thành phố ỏng ẹo! Cả lớp Quỳnh Vân đòi ở chung trong căn phò ng
trống 30m2 của Ủy ban. Đêm đầu tiên không ngủ được vì lần đầu mới sống trong
tình trạng tập thể như vậy: Người nói mớ, kẻ nghiến răng. Nhưng nhữ ng ngày sau
thì “dân đã ưa” vì lớp Vân chịu chơi, chịu đi vận động, là những chiến sĩ lập
được 5 điểm xóa mù chữ đầu tiên với đủ trình độ. Dân còn cho mượn đồ nấu cơm
chung. Xong chiến dịch sinh viên nào cũng tăng cân. Ngày chia tay có học trò gói
tặ ng cô thầy cục xà bông… để tắm thì nhớ đến Củ Chi. Mười năm sau, Quỳnh Vân đã
là cán bộ giảng dạy của ĐH Sư phạm, bạn bè lớp cô vẫn còn nhớ kỷ niệm hè, ai
cũng công nhận “Nhờ Củ Chi 91 mà sinh viên khoa Trung nổi luôn” </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>1992 – 1993 - 1994… </b>
</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đoàn trường cho rằng bài học kinh
nghiệm lớn nhất là phải đưa sinh viên vào cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân.
Không chỉ dạy mà còn làm bất cứ nhiệm vụ trong khả năng như chăm lo gia đình
chính sách, ôn tập hè thiếu nhi… Những mùa hè tiếp theo, ĐH Sư phạm vẫn kiêu
hãnh vớ i mô hình “độc quyền” của mình. Thêm 100 sinh viên về Củ Chi, rồi kết
nghĩa và tình nguyện xóa mù chữ trên địa bàn Thủ Đức… Từ đội hình ấy, năm 1995,
Tố Uyên đã trở thành trí thức trẻ tình nguyện xây dựng Côn Đảo và Minh Trí trở
thành giáo viên ở Giồng Ông Tố … Một ngày của năm 1998, Vy Văn Vương nhận được
một cánh thiệ p xuân của cậu học trò tên T. mà bạn đã xóa mù chữ bốn năm trước.
T là một thiếu nhi quậy phá trong xóm, nhưng em có tình nghĩa, có hôm cúp học
lén đi sửa xe đạp cho thầy. Nhà nghèo, ngay từ bé, T. đã phải làm lụng vất vả
giúp mẹ nuôi bốn đứa em. Ngày Vương về thành phố, T. cứ đi theo mãi rồi đưa thầy
xem một tờ giấy mà em nắn nót: “Con nhớ thầy lắm!”… Hôm nay T. đã học lớp 7,
cánh thiệp của em, Vương giữ gìn vì đó là “cánh thiệp của tình thầy trò đích thự
c”. Vy Văn Vương là chiến sĩ tình nguyện 4 năm liền, nay là cán bộ của trường ĐH
Sư phạm. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>Và cột mốc của “bài thơ” tình
nguyện</b></font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Nguyễn Phú Bình khi trở thành Phó
ban Đại học Chuyên nghiệp Thành Đoàn đã nhân mô hình của ĐH Sư phạm TP.HCM thành
chiến dịch rộng lớn cho sinh viên toàn thành phố, mở đầu là chiến dịch Ánh sáng
văn hóa hè 1994. Những vần thơ đẹp đã ra đời trong tâm hồn SV khi chính họ là
nhân vật xung phong trong nhiệm vụ góp phần để thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ
quốc gia: “Chiều Láng Le mười chiến sĩ ra quân; ngỡ mảnh đất chiến khu xưa bừng
thức dậy; điểm học đầu tiên; bồn chồn đêm Bình Trị; thị trấn sáng đèn mắt cô
giáo mừng vui…” (thơ Nguyễn Phú Bình) </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">SV ĐH Sư phạm hòa vào đoàn quân
chung và luôn đạt nhữ ng kết quả xuất sắ c nhất. Họ còn được khen vì đã thực
hiện một chiến dịch song song với chiến dịch của Thành Đoàn. Trong vò ng sáu năm
đã giúp xã kết nghĩa Hòa Hiệp của biên giới Tây Ninh được công nhận đạt chuẩn
xóa mù chữ. Từ những ngày hè thầm lặng này, chiến sĩ 4 năm liền Đinh Thị Phương
Thảo đã trưởng thành và được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam lú
c tròn 22 tuổi. Họ không thể nhớ chính xác những bằng khen của Trung ương và
thành phố đã tặng tập thể tình nguyện của mình, nhưng họ có thể nhớ rõ ràng về
những đồ ng chí chung “chiến hào” với mình là Thắm, Hải, Mi, Chi, Trang… những
dũng sĩ giờ đã thành đạt, tung bay khắp miền, đang gánh vác những công việc gắn
với cộng đồng, thổi bùng lên tinh thần cống hiến một thời sinh viên Sư phạm đã
luyện rèn. </font></p>
<p align="right" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0"><b>
<font face="Arial" size="2">TRƯƠNG BẢO CHÂU </font></b></p>
<p align="right" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0"><b>
<font face="Arial" size="2">Báo Tuổi Trẻ (26/3/2002) </font></b></p>
</body>
</html>