<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Tư vấn pháp luật tháng 3 năm 200</title>
<style>
<!--
p
{margin-right:0in;
margin-left:0in;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}
p.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin-bottom:.0001pt;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
margin-left:0in; margin-right:0in; margin-top:0in}
span.dieuChar
{color:blue;
letter-spacing:1.2pt;
font-weight:bold;
}
-->
</style>
</head>
<body>
<p class="MsoNormal" align="center" style="text-align: center; margin-bottom: 0">
<font color="#0000FF" face="Arial"><b>
<span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Tư vấn pháp luật tháng 3 năm
2009</span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Câu 1:</span></u></b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">
<i>Tôi muốn nộp đơn khiếu kiện đòi nhà đất thì tôi phải nộp cơ quan nào? (gồm ở
địa phương: Huyện, Tỉnh, Trung ương)?</i></span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trả
lời:</span></u></b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span>
</font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Do thông tin
của bạn cung cấp chưa rõ ràng nên chúng tôi chưa xác định được trường hợp của
bạn là khiếu kiện đòi nhà đất do quyết định hành chính, hành vi hành chính của
cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước hay do tranh chấp với cá nhân, cơ
quan, tổ chức khác? </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Nếu khiếu
nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, cán bộ công
chức nhà nước thì căn cứ vào Điều 19 Luật khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm
1998 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 06 năm
2004, bạn có thể nộp đơn khiếu nại tại UBND nơi có quyết định hành chính, hành
vi hành chính.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Nếu tranh
chấp với cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân
dân cấp huyện theo thủ tục Tố tụng dân sự quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 Bộ
luật Tố tụng dân sự.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Câu 2:</span></u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">
</span></b><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Ba má tôi đã ly
hôn từ khi tôi còn nhỏ, ba tôi không trợ cấp và không có trách nhiệm trong việc
nuôi con . Hiện tại từ khi có điều luật 37 ra đời tòa án đã xử lại và mời cả ba
và má tôi xuống để giải quyết và buộc ba tôi phải thi hành án trong những năm
không trợ cấp, mỗi tháng ba tôi phải đóng là 500.000đ nhưng ba tôi chỉ đưa được
vài tháng lại trốn tránh tránh nhiệm. Vậy tôi phải làm gì và nhờ ai giúp đỡ buộc
ba tôi phải thi hành án? Mặc dù bản án được tòa án ra quyết định nhưng ba tôi
không thi hành vậy tôi muốn hỏi ba tôi có vi phạm pháp luật không? </span></i>
</font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trả
lời</span></u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">:</span></b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">
</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Người có
nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình thì người được
cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án
buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo điều 55 Luật
HNGĐ 2000, khoản 2 điều 20 NĐ số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật HNGĐ và Pháp lệnh thi hành án. </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trong trường
hợp này, trong vòng 3 năm, kể từ khi có quyết định của tòa án, mẹ của bạn phải
có đơn yêu cầu thi hành án gửi cơ quan thi hành án dân sự. Nếu quá 3 năm mà
không có đơn yêu cầu thì hết thời hiệu giải quyết vụ việc. </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Khi nhận
được đơn của mẹ bạn, cơ quan thi hành án sẽ tiến hành xác minh khả năng thi hành
án của ba bạn. Nếu xác định ba bạn không có khả năng thi hành án (ví dụ như
không có thu nhập) thì cơ quan thi hành án sẽ trả lại đơn,và sau đó, khi mẹ bạn
xác định được ba bạn đã có đủ khả năng thi hành án thì sẽ làm đơn yêu cầu thi
hành án tiếp tục. </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trong trường
hợp, sau khi nhận đơn yêu cầu thi hành án của mẹ bạn, cơ quan thi hành án xác
minh ba bạn đủ điều kiện thi hành án thì sẽ tiến hành các công tác thi hành án.
</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Câu 3:</span></u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">
</span></b><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Nhà tôi kinh
doanh dịch vụ cầm đồ, hiện tôi có cầm một chiếc xe gắn máy (có giấy tờ hợp lệ
đàng hoàng) của một khách hàng, nhưng do quá thời hạn theo qui định nên nhà tôi
phát mãi chiếc xe này. Theo qui định pháp luật thì muốn phát mãi chiếc xe này
thì phải có chữ ký chấp nhận bán xe của khách hàng, nhưng khi đến nhà yêu cầu
khách hàng này ký giấy bán xe thì họ đòi tôi đưa thêm vài triệu đồng nữa mới
chịu ra phường ký giấy bán xe, còn không thì thôi. Nếu để lâu nhà tôi sẽ bị lỗ
nặng. Cho tôi hỏi là cơ quan nào ở địa phương có thẩm quyền và nhiệm vụ xử lý
vấn đề này? Và nếu cơ quan đó không chịu xử lý vấn đề này tôi phải làm sao? Vì
xin nói thêm là tôi có đưa vấn đề này lên công an phường nhưng họ không chịu
giải quyết. </span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trả
lời:</span></u></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Theo quy
định tại khoản 2, Điều 333 Bộ Luật Dân Sự 2005 bên nhận cầm cố tài sản có quyền
xử lý tài sản cầm cố để thực hiện nghĩa vụ cầm cố theo phương thức mà các bên
thoả thuận hoặc theo các quy định của pháp luật. Và theo quy định tại khoản 1,
Điều 56 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch
bảo đảm (NĐ 163) cũng có quy định nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà
bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì bên kia có quyền
xử lý tài sản cầm cố. Do đó, trong trường hợp này, bên khách hàng đã không thực
hiện đúng nghĩa vụ của mình nên bạn có quyền xử lý tài sản cầm cố (là chiếc xe
gắn máy). Phương thức xử lý tài sản được thực hiện theo thoả thuận của hai bên,
nếu không có thoả thuận thì theo quy định tại Điều 65 NĐ 163 tài sản cầm cố sẽ
được bán đấu giá theo quy định của pháp luật, riêng đối với tài sản có thể xác
định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì người xử lý tài sản được bán
theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục bán đấu giá, đồng thời phải thông
báo cho bên bảo đảm.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Như vậy,
trong trường hợp này bạn có thể xử lý tài sản cầm cố. Nhưng bạn phải thông báo
cho bên cầm cố biết về việc bạn sẽ xử lý tài sản cầm cố. Nếu có xảy ra những
tranh chấp phát sinh trong việc xử lý tài sản như trên bạn có thể đưa vụ việc ra
hoà giải tại cơ sở hoà giải địa phương (tổ hoà giải địa phương) hoặc tại UBND
phường xã (Nghị định 160/1999/NĐ-CP). Cơ quan công an phường không có trách
nhiệm trong việc giải quyết tranh chấp này. Nếu việc hoà giải không thực hiện
được thì bạn có thể đưa vụ việc này lên Toà án Quận, huyện để giải quyết.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Câu 4:</span></u></b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">
<i>Hôm trước tôi có đi ra khu vực xung quang Diamond chơi, trong sự bất cẩn tôi
đã bị bọn trộm cắp móc túi mất cái điện thoại Nokia 6500. Do lúc đó bị mất đã
vào giữa khuya, tôi chưa đi khai báo. Sáng hôm sau, tôi đến công an phường (nơi
bị móc túi) trình báo sự việc. Đến nay cũng đã được 3 tuần rồi nhưng vẫn chưa
thấy đơn vị trên thông báo sự việc đã giải quyết thế nào? </i></span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0"><font face="Arial"><b><u>
<span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trả lời:</span></u></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Về trường
hợp anh bị móc túi như trên, việc trình báo ra cơ quan Công an phường là điều
nên làm. Thông thường khi tiếp nhận thông tin từ các đối tượng bị mất tài sản,
cơ quan Công an sẽ ghi nhận lại và báo lên cơ quan chuyên môn cấp trên theo
ngạch của mình. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp giá trị tài sản lớn thì mới lập
án để tiến hành điều tra. Còn lại, nếu trong quá trình công tác ngẫu nhiên phát
hiện ra tài sản đã báo mất thì mới thông báo cho chủ sở hữu. </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trên thực
tế, việc tìm ra thủ phạm đối với các vụ móc túi như anh là rất hạn hữu nên một
phần nào đó anh cũng nên chuẩn bị lại phương tiện liên lạc của mình để thuận
tiện trong công việc của anh và anh cũng nên giữ liên lạc với cơ quan Công an
phường để thuận tiện hơn khi có thông tin về vụ việc của anh.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Câu 5:</span></u></b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">
<i>Căn nhà hiện gia đình đang sinh sống do cha mẹ tôi đứng tên sở hữu. Cha tôi
đã qua đời hơn 3 năm mà không để lại di chúc. Gia đình tôi hiện còn mẹ, tôi và
hai em gái (trong đó em gái út chưa đến tuổi thành niên). Ông bà nội tôi hiện
vẫn sống mạnh khỏe. Làm thế nào để kê khai di sản thừa kế?</i></span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trả
lời:</span></u></b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span>
</font></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Theo Nghị định 75/2000/NĐ-CP
ngày 8/12/2000 về công chứng, chứng thực.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Bạn đến các phòng công chứng và
thực hiện như sau:</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0"> </p>
<p style="margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><strong><i>
<span style="font-size: 10pt; line-height: 130%; font-weight: normal">a) Giấy tờ
phải nộp:</span></i></strong></font></p>
<p style="margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">- Ít nhất 03
bản khai nhận di sản thừa kế soạn thảo sẵn (hoặc có thể yêu cầu người thực hiện
chứng thực soạn thảo).</span></font></p>
<p style="margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">- 01 phiếu
yêu cầu chứng thực <em>(theo mẫu).</em></span></font></p>
<p style="margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0"> </p>
<p style="margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><strong><i>
<span style="font-size: 10pt; line-height: 130%; font-weight: normal">b) Xuất
trình bản chính các giấy tờ sau:</span></i></strong><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">
(Các giấy tờ xuất trình phải sao một bản để lưu hồ sơ).</span></font></p>
<p style="margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">- Giấy chứng
tử của người để lại di sản thừa kế.</span></font></p>
<p style="margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">- Giấy chứng
nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản của người để lại di sản thừa kế.</span></font></p>
<p style="margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">- Giấy chứng
minh nhân dân, hộ khẩu của những người khai nhận di sản.</span></font></p>
<p style="margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">- Giấy khai
sinh (dạng thừa kế theo pháp luật) của những người khai nhận di sản hoặc những
giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người được thừa kế.</span></font></p>
<p style="margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0"> </p>
<p style="margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><strong><i>
<span style="font-size: 10pt; line-height: 130%; font-weight: normal">c) Lệ phí:</span></i></strong><em><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">
</span><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%; font-style: normal">
(Theo Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài
chính và Bộ Tư pháp):</span></em><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">
50.000 đồng/ trường hợp.</span></font></p>
<p style="margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0"> </p>
<p style="margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><strong><i>
<span style="font-size: 10pt; line-height: 130%; font-weight: normal">d) Thời
gian giải quyết:</span></i></strong><b><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">
</span></i></b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">sau 30 ngày niêm
yết công khai tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản hoặc nơi
thường trú, tạm trú có thời hạn của người để lại di sản mà không có khiếu nại.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Ngoài ra, ở một số địa phương,
UBND xã, phường cũng thực hiện kê khai di sản thừa kế.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trường hợp có tranh chấp, bạn
có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Câu 7:</span></u></b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">
<i>Tôi dự định thành lập công ty rượu nhưng tôi không biết đăng kí ở đâu? Tôi sợ
rượu của tôi bị làm giả nên tôi muốn xin tem chống hàng giả của Bộ Khoa học Hình
sự thì tôi phải xin ở đâu và làm như thế nào? Rượu có xếp vào loại đánh thế đặt
biệt như thuốc lá và bia không? Nếu có thì mức thuế là bao nhiêu? Xin cảm ơn
nhiều. </i></span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trả
lời:</span></u></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Bạn có thế
đăng kí kinh doanh tại phòng đăng kí kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư của
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà doanh nghiệp của bạn dự định đặt trụ sở
chính. Sau khi có Giấy đăng ký kinh doanh, bạn phải tiến hành đăng ký sử dụng
hợp pháp con dấu pháp nhân của doanh nghiệp tại cơ quan Công an tỉnh, thành phố
nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và phải đăng ký sử dụng hợp pháp Mã số thuế,
Mã số Hải quan của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp
đặt trụ sở chính. </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Nếu bạn muốn
xin tem chống hàng giả của Bộ công an thì bạn phải liên hệ với Viện khoa học
hình sự thuộc Bộ công an. Tuy nhiên để nhận được tem chống hàng giả thì sản phẩm
của doanh nghiệp của bạn phải đạt tiêu chuẩn theo quy định.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Rượu cũng
thuộc loại mặt hàng đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt, sửa đổi năm 2005, có hiệu lực từ 1.1.2006 thì mức thuế sẽ là 65% đối với
rượu từ 40 độ trở lên, 30% đối với rượu từ 20 độ đến dưới 40 độ và 20% đối với
rượu dưới 20 độ, rượu trái cây, rượu thuốc.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Câu 8:</span></u></b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">
<i>Cách đây 5 tháng, em có quen một người bạn, và chúng em đã ra ngoài mướn nhà
sống chung. Bạn em đã mang xe em đi cầm và có nói với em vì không có tiền trả
nên đã mất chiếc xe đó, và nếu làm ăn mà mọi việc trôi chảy thì sẽ đưa tiền lại
cho em mua xe khác, hoặc kêu gia đình đưa trả lại em số tiền trên. Đến giờ vẫn
không thấy gì, khi em hỏi thì nói đủ thứ ký do. Đến giờ thì em chỉ thấy sự im
lặng chẳng có một tiếng trả lời nào hết. Giờ em có thể kiện ra tòa được không?
Và xin cho em biết ai là người có lỗi vậy? Xin hãy giúp đỡ em. </i></span>
</font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trả
lời:</span></u></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Đầu tiên bạn
phải cho chúng tôi biết khi bạn của bạn lấy xe của bạn đi cầm cố có được sự đồng
ý của bạn ngay lúc đó hay không.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Theo Điều
326, Điều 327 BLDS thì tài sản cầm cố phải thuộc sở hữu của người cầm cố và việc
cầm cố phải được lập thành văn bản để trở thành 1 hợp đồng giữa người cầm cố với
cửa hàng cầm đồ. Như vậy, theo nguyên tắc, để cầm cố được xe, bạn cũng phải đồng
ý giao giấy tờ xe, cũng có thể đã đi cùng bạn mình cầm xe. Như vậy nghĩa vụ giao
tiền để chuộc lại xe thuộc về bạn. Còn việc bạn của bạn hứa sẽ thanh toán số
tiền đó hay nhờ gia đình trả…. có được xác nhận bằng hợp đồng hay từ người thứ 3
nào hay không? Nếu bạn có đủ chứng minh điều bạn của bạn đã nói mà không thực
hiện thì bạn có thể khởi kiện ra toà yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ trả
tiền.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Nếu bạn chỉ
đồng ý cho mượn xe và hoàn toàn không biết việc bạn của mình mang xe đó đi cầm
cố (và giấy tờ xe bạn của bạn lấy trộm đi cầm cố hoặc cửa hàng cầm đồ đó không
cần giấy tờ xe, như vậy, bạn vẫn giữ giấy tờ xe) và sau đó hứa hẹn nhưng vẫn
không trả lại xe cho bạn thì bạn có thể kiện ra toà vì đã vi phạm hợp đồng cho
mượn tài sản, cụ thể là vi phạm về nghĩa vụ của người mượn tài sản theo điều
514- BLDS (cũng có thể bị coi là đã làm mất mát tài sản cho mượn và phải bồi
thường theo khoản 4-điều 514-BLDS )</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Nếu bạn
không hề đồng ý cho bạn mình mượn xe và người đó tự động lấy xe của bạn đi cầm
cố thì người đó có thể vi phạm tội trộm cắp tài sản và bạn có thể khởi kiện ra
toà theo điều 138-BLHS và yêu cầu bồi thường thiệt hại dân sự.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Câu 9:</span></u></b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">
<i>Em có chồng Hàn Quốc năm 2004, do gia đình chồng và chồng đối xử không tốt
nên em đã bỏ nhà ra đi năm 2005. Hiện nay em vẫn sống lưu lạc bên ngoài gia đình
chồng ở Hàn Quốc và em muốn đơn phương ly hôn vậy có được không? </i></span><i>
<span lang="IT" style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Và em phải đến cơ
quan đại diện nào? </span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trả
lời:</span></u></b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> Trước hết,
chị không nói là chị và chồng có đăng ký kết hôn hay không và tổ chức kết hôn
(làm đám cưới) tại Việt Nam hay tại Hàn Quốc? Trong trường hợp, không đăng ký
kết hôn mà tổ chức hôn lễ tại Việt Nam hoặc không đăng ký kết hôn và không tổ
chức kết hôn thì chị và chồng<b> </b>không được pháp luật công nhận là vợ chồng
nên không cần phải yêu cầu xin ly hôn.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trong trường
hợp, chị và chồng có đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc tại Hàn Quốc, hoặc chỉ tổ
chức hôn lễ tại Hàn Quốc mà theo quy định tại nước này thì chị và chồng<b> </b>
được pháp luật công nhận là vợ chồng thì chị<b> </b>cần phải yêu cầu xin ly hôn.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"><br>
Về thẩm quyền xét xử: chị có thể chọn nộp đơn xin yêu cầu ly hôn tại Tòa Án của
Việt Nam và Hàn Quốc đều được.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Một số vấn
đề trao đổi cùng chị để chị lưu ý khi chọn nơi nộp đơn xin ly hôn như sau:</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">- Vì chị và
chồng đã ly thân khoảng 4 năm nên khả năng Tòa án chấp thuận yêu cầu xin ly hôn
của chị là cao.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">- Ngoài việc
xin ly hôn, chị cũng cần chú ý đến việc phân chia tài sản chung của vợ chồng tạo
lập được trong thời kỳ hôn nhân- từ khi chị đăng ký kết hôn(2004) đến khi đến
khi tòa án chấp nhận đơn yêu cầu xin ly hôn.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">- Để bảo vệ
quyền lợi của chi tốt nhất thì chị nên chọn Tòa án Việt Nam, nhưng cả chị, chồng
chị và tài sản đều tại Hàn Quốc nên việc giải quyết yêu cầu xin ly hôn của chị
sẽ phức tạp và kéo dài. Còn nếu chi chọn Tòa án tại Hàn quốc thì được lợi là
việc thời gian giải quyết yêu cầu sẽ nhanh hơn, nhưng có thể sẽ không đảm bảo
quyền lợi chính đáng của chi bằng Tòa án Việt Nam. Nên chị hãy cân nhắc quyết
định chọn Tòa Án nào phù hợp với mục đích xin ly hôn của mình.<br>
- Chị hãy liên hệ với cơ quan lãnh sự Việt Nam tại Hàn Quốc để biết về các thủ
tục và giấy tờ cần thiết để yêu cầu xin ly hôn.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Câu
10:</span></u></b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span>
</u><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Đầu năm 2007, một ngân
hàng có giấy phép hoạt động tại Tỉnh Sóc Trăng, đang chuẩn bị thành lập chi
nhánh tại TPHCM. Để chuẩn bị nhân sự cho hoạt động tại TP.HCM, Ngân hàng có
tuyển trước nhân viên, trong đó có Tôi, và cho đào tạo nghiệp vụ tại một Ngân
hàng khác 2 tháng, từ tháng 1/2007 đến tháng 3/2007, đồng thời chúng tôi có kí
cam kết làm việc tại Ngân hàng 2 năm, nếu vi phạm sẽ bồi thường chi phí đào tạo
là 2 tháng tương đương khoảng 6 triệu đồng. </span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Sau thời
gian đào tạo nghiệp vụ, Ngân hàng vẫn chưa xin được giấy phép, Chúng tôi: một số
được gởi sang Ngân hàng nơi đào tạo nghiệp vụ để thực tập, làm việc hỗ trợ trong
khi chờ Ngân hàng của mình có giấy phép rồi quay về hoạt động lại, một số được
đưa về văn phòng để làm công tác hành chính, nhân sự và các công tác chuẩn bị
trước cho quá trình chuẩn bị khai trương của Ngân hàng tại TP.HCM.</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Tuy
nhiên, vì một số vấn đề pháp lý, Ngân hàng chưa được Ngân hàng Nhà Nước cấp phép
hoạt động tại TP HCM, đồng nghĩa với việc chúng tôi phải làm việc cầm chừng,
thực hiện những công việc không tên tuổi để chờ đợi ngày làm việc chính thức. Và
để củng cố tinh thần chúng tôi, lâu lâu các sếp lại nhá tin sắp có giấy phép,
tháng sau có giấy phép, và trong tháng 5/2007 Phó Chủ Tịch HĐQT còn phát biểu
tại Hội Nghị Toàn thể Nhân viên Ngân hàng "Tôi cam kết sẽ có giấy phép trong
tháng 7 hoặc tháng 8 hoặc chậm nhất là tháng 9". Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng
và vẫn làm việc cầm chừng (thực chất là chỉ một số việc vặt vãnh, chủ yếu là
ngồi chơi vì không có việc làm, sáng đến văn phòng đúng giờ, chiều về đúng giờ,
mỗi tháng tổng thu nhập 3.000.000đ/tháng và chờ đợi.</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Đợi mãi
đến tháng 12/2007, Tôi không còn kiên nhẫn và đã nộp đơn nghỉ việc, có Tổng Giám
đốc ký chuyển phòng Nhân sự giải quyết các vấn đề còn lại. Hôm sau, Tôi nghỉ
việc và không đồng ý bồi thường khoản chi phí đào tạo. Trước khi Tôi nghỉ đã có
một số người nghỉ và sau này cũng có một số người nghỉ với hành động tương tự.
Nói như vậy để thấy việc nghỉ việc với một hình thức là tình trạng chung của
Ngân hàng tại thời điểm đó.</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Đến thời
điểm hiện nay, tháng 12/2008 Ngân hàng vẫn chưa chính thức hoạt động tại TP HCM.
Trong tháng 12/2008 Tôi và những người khác nghỉ tương tự có nhận một thông báo
của Ngân hàng, phải đến văn phòng của Ngân hàng để bồi thường chi phí đào tạo
nếu không Ngân hàng sẽ kiện chúng tôi ra Tòa án để nhờ luật pháp thu hồi.</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Vậy Quý
Anh Chị có thể tư vấn giúp chúng tôi: </span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">
Trong trường hợp này: </span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">* Chúng
tôi có phải bồi thường cho Ngân hàng hay không? Vì chúng tôi có vi phạm cam kết
nhưng thực chất Ngân hàng cũng không bố trí công việc đúng chức năng công việc
cho chúng tôi. Và việc Ngân hàng không có giấy phép là do lỗi từ phía Ngân hàng,
không phải do chúng tôi.</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">* Nếu
phải bồi thường chúng tôi có được giảm bớt theo thời gian làm việc hay không,
chẳng hạn làm một năm có được giảm bớt phân nữa bồi thường hay không hoặc tương
tự là mấy tháng thì có được giảm bớt hay không.</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">* Việc
bồi thường có phải yêu cầu Ngân hàng chứng minh phần chi phí đào tạo hay không?</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">* Hướng
giải quyết cần có để không phải bồi thường.</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">* Chúng
tôi có thể khiếu kiện Ngân hàng hay không, vì tiếp nhận chúng tôi nhưng lại để
"thất nghiệp" sau thời gian đào tạo với thời gian dài. Trước khi vào Ngân hàng
chúng tôi đang có việc làm ổn định tại Ngân hàng khác. Điều này ảnh hưởng rất
nhiều đến công việc và chuyên môn của chúng tôi.</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Chân
thành cảm ơn! </span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trả
lời:</span></u></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial" size="2">Trường hợp anh làm đơn xin nghỉ việc, Tổng giám đốc
đồng ý tức là hai bên đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Theo quy định
tại Điều 37 Luật dạy nghề 2006, Điều 13 Nghị định số 44/2003/ND-CP, nếu nghỉ
việc trong trường hợp này mà chưa làm hết thời gian đã cam kết thì anh phải bồi
thường chi phí đào tạo.</font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><font size="2">Cũng theo quy định tại Điều 37 Luật Dạy nghề,
mức bồi hoàn do hai bên thoả thuận theo hợp đồng học nghề. Chi phí dạy nghề gồm
các khoản chi phí hợp lý cho người dạy, tài liệu, vật liệu thực hành, chi phí
khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị và các chi phí khác đã chi cho người học
nghề. Do đó, trong trường hợp của anh, mức bồi thường dựa vào thỏa thuận giữa
anh và ngân hàng, pháp luật không quy định việc giảm mức bồi thường theo thời
gian đã làm việc.</font><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> Phương
án tốt nhất là anh nên thỏa thuận với ngân hàng về vấn đề này.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Nếu đã kí
hợp đồng rồi thì anh vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do công
ty không bố trí đúng công việc mà anh đã được đào tạo, tuy nhiên việc đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động của anh phải đúng với quy định của pháp luật về thời
gian báo trước cho người sử dụng lao động, nếu anh nộp đơn xin nghỉ và nghỉ ngay
ngày hôm sau thì không đúng yêu cầu của pháp luật lao động, anh phải báo trước
cho công ty ít nhất là 45 ngày trước khi nghỉ. Do đó việc đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động của anh là không đúng pháp luật và anh phải bồi thường chi phí
đào tạo cho công ty.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">- Theo khoản
4 điều 18 <i>NĐ 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Giáo Dục và Bộ luật lao động về dạy nghề quy định
</i>“ Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc tại
doanh nghiệp, nếu người học nghề không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường
chi phí dạy nghề. Mức bồi thường do hai bên thoả thuận, xác định trong hợp đồng
học nghề.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Chi phí dạy
nghề bao gồm các khoản chi phí hợp lý cho người dạy, tài liệu, vật liệu thực
hành, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị và các chi phí khác đã chi
cho người học”</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span></i><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> Do
đó, mức bồi thường theo đúng như đã thỏa thuận giữa anh và ngân hàng, và không
được giảm theo thời gian làm việc. Nếu việc thỏa thuận không trái pháp luật thì
chỉ cần căn cứ vào cam kết để bồi thường mà không phải chứng minh chi phí.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">- Phương án
tốt nhất là nên thỏa thuận với ngân hàng về vấn đề này.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">- Pháp luật
chỉ cho anh quyền kí hợp đồng lao động với công ty khác, hoặc đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">(Điều 37, 41
BLLĐ sửa đổi năm 2002)</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">- Theo khoản
4 điều 18 <i>NĐ 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Giáo Dục và Bộ luật lao động về dạy nghề quy định
</i>“ Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc tại
doanh nghiệp, nếu người học nghề không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường
chi phí dạy nghề. Mức bồi thường do hai bên thoả thuận, xác định trong hợp đồng
học nghề.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Chi phí dạy
nghề bao gồm các khoản chi phí hợp lý cho người dạy, tài liệu, vật liệu thực
hành, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị và các chi phí khác đã chi
cho người học”</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Do đó, mức
bồi thường theo đúng như đã thỏa thuận giữa anh và ngân hàng, và không được giảm
theo thời gian làm việc. Nếu việc thỏa thuận không trái pháp luật thì chỉ cần
căn cứ vào cam kết để bồi thường mà không phải chứng minh chi phí.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">- Phương án
tốt nhất là nên thỏa thuận với ngân hàng về vấn đề này.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">- Pháp luật
chỉ cho anh quyền kí hợp đồng lao động với công ty khác, hoặc đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">(Điều 37, 41
BLLĐ sửa đổi năm 2002)</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Câu
11:</span></u></b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> <i>Tôi bị
tai biến mạch máu não vào tháng 02/2004 không đi làm được. Tháng 07/2007 tôi đi
giám định sức khỏe tôi bị mất sức 61%. Hỏi tôi có được hưởng chế độ nào không?
Nếu được hưởng chế độ ốm đau dài ngày. Hồ sơ để thanh toán chế độ ôm đau dài
ngày gôm những gì?</i></span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trả
lời:</span></u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span></b>
</font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 150%">Nếu bệnh của
bạn nằm trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ y tế ban hành thì bạn
được hưởng chế độ ốm đau dài ngày kể từ khi bạn bị ốm phải nghỉ việc để điều
trị. Hiện nay, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày được quy định tại Điều 12 Luật
bảo hiểm xã hội, bao gồm: Sổ bảo hiểm xã hội; giấy ra viện hoặc phiếu hội chẩn
của bệnh viện để chứng minh bạn mắc bệnh phải chữa trị dài ngày. </span></font>
</p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Tháng
07/2007, bạn bị suy giảm 61% khả năng lao động thì có thể được hưởng chế độ hưu
trí hàng tháng nếu bạn có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, đủ 50 tuổi trở
lên (nếu bạn là nam), đủ 45 tuổi trở lên (nếu bạn là nữ). Nếu bạn chưa có đủ 20
năm đóng bảo hiểm xã hội thì có thể xin hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Lưu ý rằng,
các chế độ nói trên là do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả, vì vậy bạn chỉ được hưởng
nếu bạn có tham gia bảo hiểm xã hội.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Câu
12:</span></u></b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> <i>Nếu bên
sử dụng lao động mà kí hợp đồng lao động với người lao động vừa mới sinh con
chưa được một tháng. Như vậy bên sử dụng lao động có vi phạm pháp luật không?
Nếu vi phạm thì đã vi phạm những luật nào? Xin trân trọng cám ơn? </i></span>
</font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trả
lời:</span></u></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 150%">Pháp luật
lao động không cấm việc ký hợp đồng lao động với người lao động mới sinh con.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 36 Luật bảo hiểm xã hội,<span class="dieuChar"><span style="font-weight: normal">
</span></span>lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con khi
có đủ các điều kiện: Sau khi sinh con từ đủ sáu mươi ngày trở lên và có xác nhận
của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động.
Như vậy người sử dụng lao động vẫn có thể ký hợp đồng lao động với người lao
động trong trường hợp trên nhưng phải đợi ít nhất là đến khi con đủ 60 ngày
tuổi, người lao động mới được đi làm.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Câu
13:</span></u></b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> <i>Nếu người
lao động nghỉ thai sản đã được hưởng chế độ bảo hiểm do bảo hiểm xã hội chi trả
mà vẫn được hưởng nguyên lương (không bị cắt lương từ ngân sách nhà nước cấp).
Vậy thủ trưởng đơn vị kí bảng lương có vi phạm pháp luật không? Tôi xin trân
trọng cảm ơn! </i></span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trả
lời:</span></u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span></b>
</font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trong thời
gian nghỉ thai sản, người lao động được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. Về nguyên
tắc, người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động trong thời
gian này. Nếu người sử dụng lao động tự nguyện trả lương cho người lao động
trong thời gian này thì không vi phạm pháp luật lao động</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Theo quy
định tại khoản 1 điều 144 BLLĐ sửa đổi năm 2002 thì trong thời gian nghỉ thai
sản người lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng
100% tiền lương và được trợ cấp thêm một tháng lương. Đây là mức tối thiểu nhằm
đảm bảo quyền lợi của người lao động nữ khi nghỉ thai sản. </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Bên cạnh đó
theo điều 37 Luật Bảo hiểm Xã hội quy định chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ
sau thai sản như sau: </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">“1. Lao động
nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định mà sức khoẻ còn yếu thì
được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm.
</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">2. Mức hưởng
một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức
khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục
hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.” </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Câu
14:</span></u></b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> <i>Cô văn
thư trường tôi làm hợp đồng nhưng chưa có bằng cấp. Sau khí kí hợp đồng xong cô
ấy mới đi học 2 năm theo hình thức học liên tục, tập trung. Như vậy cô ấy không
thể làm việc đủ ngày công theo giờ hành chính, nhưng cô ấy vẫn được kí hợp đồng
làm việc bình thường. Vậy thủ trưởng đơn vị kí hợp đồng như vậy là đúng hay sai?
Tôi xin trân trọng cảm ơn! </i></span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trả
lời:</span></u></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Việc người
lao động đi học không ảnh hưởng gì đến hợp đồng lao động mà các bên đã ký kết.
Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong thời gian đi học do hai bên thỏa
thuận. Việc ký hợp đồng lao động như vậy là không vi phạm các quy định của pháp
luật lao động</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> </span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Câu
15:</span></u></b><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%"> <i>Tôi kí
HĐLĐ từ tháng 01/01/2007 đến 31/12/2007. Tôi nghỉ sinh con từ ngày 20/12/2008.
Nhưng người sử dụng lao động vẫn kí HĐLĐ mới với tôi từ 01/01/2008 đến
31/12/2008. Như vậy người sử dụng lao động có vi phạm gì không. Xin chỉ rõ giúp
tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn! </i></span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><u><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Trả
lời: </span></u></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; line-height: 130%">Theo quy
định tại khoản 2 Điều 27 BLLĐ, các bên được ký liên tiếp tối đa hai lần loại hợp
đồng lao động xác định thời hạn. Do vậy việc ký hợp đồng lao động trong trường
hợp của chị là không trái pháp luật. Việc chị nghỉ sinh con không ảnh hưởng gì
đến việc ký kết hợp đồng lao động.</span></font></p>
</body>
</html>