Ứng cử viên “Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM” năm 2009: Trần Ngọc Diễm My - Chuyện về cô gái bắt còng

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office"> <head> <meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" /> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /> <title>Ứng cử viên</title> <style type="text/css"> .style1 { font-family: Arial; } .style2 { font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style3 { text-align: center; color: #0000FF; } .style4 { color: #808080; text-align: center; } .style5 { font-family: Arial; font-size: small; text-align: right; } </style> </head> <body> <p align="justify"><span id="PageContent_News_NewsDetail"><font face="Arial"> <span style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-WEIGHT: 700">Ứng cử viên “Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM” năm 2009:</span></font></span></p> <p class="style3"><font size="2" face="Arial"><strong>Trần Ngọc Diễm My - </strong></font><font size="2" class="style1"><strong>Chuyện về cô gái bắt còng</strong></font></p> <p align="justify"><font size="4" face="Times New Roman">“<span class="style2">Ái, ái, nó kẹp đau quá!”, cô gái kêu lên. Cái lũ còng này, đã nhanh như cắt lại còn giỏi kẹp càng. Giữa nắng trưa, cô lom khom lội sình chụp bắt những chú còng. Áo quần, mình mẩy lấm len từ đầu đến chân, trông cô hệt như dân kiếm sống bằng nghề bắt cua còng độ nhật ở Cần Giờ…</span></font></p> <table id="table1" border="0" cellSpacing="3" width="100" align="left"> <tr> <td class="style2"> <img alt="" src="diem%20my1.jpg" width="305" height="210" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="style4"><font size="2" face="Arial"><em>Diễm My trong một chuyến thực địa.</em></font></p> </td> </tr> </table> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Cô gái ấy là Trần Ngọc Diễm My, giảng viên bộ môn thực vật – sinh môi của trường đại học Tự nhiên TP.HCM, người đang thực hiện đề cương nghiên cứu sinh về đa dạng sinh học của nhóm cua còng và vai trò sinh thái của nhóm này ở rừng ngập mặn bị gãy đổ Cần Giờ.</font></p> <p align="justify"><b><font size="2" face="Arial">Nhà cua còng học</font></b></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Khi lấy mẫu loài còng guita, cứ mỗi lần bị còng kẹp, Diễm My lại thấy buồn cười vì bị thiên nhiên “lừa”. Lũ còng guita có hai càng, một lớn một nhỏ, cứ hễ người bắt “ấn tượng” và chỉ chú tâm đến càng lớn là bị càng nhỏ kẹp cho một phát đau điếng. Còng guita chỉ dùng càng lớn đánh nhau với đồng loại. Ở khu vực rừng tràm bị bão Durian quất, cây cối ngã đổ chất chồng, nhưng sự sống vẫn âm thầm vận động, hồi sinh. Thầy trò bộ môn thực vật – sinh môi đã xin giữ lại hiện trạng khu vực này để nghiên cứu nhiều mặt sự hồi phục tự nhiên của rừng tràm. Diễm My đã chọn nghiên cứu cua còng trong khu vực trên và đã phát hiện được 16 loại cua còng.</font></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Rừng tràm còn khá nhiều loài… rắn. Thỉnh thoảng, khi đào hang bắt còng, Diễm My và các bạn lại một phen khiếp vía vì đào trúng hang rắn! Nhưng riết rồi cũng chai, nhà nữ sinh thái học trẻ này chẳng còn kêu oai oái khi gặp rắn nữa. Nhưng rắn không sợ bằng bù mắt Cần Giờ. Cứ mỗi chuyến đi thực tế vùng này, Diễm My lại bị nổi ghẻ vì bù mắt cắn. Có những chuyến đi liền tù tì đến 25 ngày. Có những chuyến sáng vô rừng tối về nhà trọ. Cũng có những chuyến phải căng lều ngủ trong rừng để lấy mẫu suốt 24 giờ. Hồi nhỏ, xem phim thế giới muôn loài, Diễm My thích những cảnh quay các nhà sinh thái học hoạt động trong rừng. “Giờ thì hiểu họ đi làm trong rừng thấy giống đi dạo, đi chơi, nhưng thực sự thì rất cực nhọc, vất vả”, cô nói.</font></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Có lẽ cũng vì thế mà khoa thực vật – sinh môi không tuyển nữ vào ngành. Mãi đến “đời” thầy trưởng khoa Trần Triết, My và ba bạn nữ khác mới được tuyển. Đó cũng là đợt đầu tiên khoa tuyển học viên cao học cùng làm trực tiếp các đề tài mà khoa đang thực hiện. Các thầy có được nhân lực trình độ cao cùng làm đề tài, còn học viên có môi trường rất tốt về thực tế và sự hướng dẫn, cùng những phương tiện, kinh phí… để học hỏi và thực tập ngay trong các đề tài. Nhờ đó, ngay sau khi được giữ lại trường, My chỉ mất hơn hai năm để hoàn thành chương trình cao học, và chỉ sau đó khoảng một năm (năm 2008) cô bắt đầu thực hiện đề cương nghiên cứu sinh.</font></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Diễm My kể về những khổ cực của nghề như những kỷ niệm của những lần cắm trại trong rừng: Đi vào rừng Cần Giờ bằng xe thuê của dân, cứ chạy ào ào mà quên mất là xe không có thắng, lúc muốn dừng không biết làm sao, đành rà chân xuống đất, hay… nhắm vào một gốc cây nào đó. Hồi đi chuyến thực tế “đầu đời” vào rừng Lò Gò, Xa Mát, được bạn chở ra khỏi rừng bằng xe máy rồi bị té chỏng gọng mà cô vẫn ôm khư khư thùng đựng mẫu thu thập, công lao của mười mấy ngày lội rừng…</font></p> <p align="justify"><b><font size="2" face="Arial">Một “thế hệ vàng”</font></b></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Nói về lứa học trò mà Diễm My là một trong những tiêu biểu, tiến sĩ Trần Triết đã dùng chữ “thế hệ vàng”. Có bị “hụt hẫng” trong một hai thế hệ các nhà khoa học thời kỳ sau giải phóng do điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng đến thế hệ trẻ hiện nay, TS Triết đã thấy được những tín hiệu của sự “phục hưng”. Các nhà khoa học trẻ đã khởi sự bằng lý tưởng. Diễm My chọn nghề vì hoài bão, vì ước mơ được góp phần bảo tồn và phục hồi những hệ sinh thái của đất nước. Không thuộc gia đình khá giả và cũng biết rõ nghề chẳng thể làm giàu, nhưng cô vẫn quyết dấn thân.</font></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Ưu điểm mà TS Triết nhìn thấy ở thế hệ vàng như Diễm My và các bạn đồng trang lứa là học rất nhanh, hoà nhập quốc tế rất tốt. Chính với sự tự tin, nhanh nhạy, và khả năng làm việc, Diễm My và các đồng nghiệp trẻ đã sớm nhận được những lời mời ra nước ngoài trong những chuyến học tập và công tác ngắn hạn lẫn dài hạn. Chính những cơ hội được học tập, thăng tiến trong nghề lại càng thúc đẩy họ đam mê, yêu thích công việc hơn.</font></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Nghiên cứu loài cua còng, xem như My đã bước một bước vào giấc mơ hồi còn nhỏ của mình. Có lúc cô mê mẩn nhìn đàn còng đủ màu sắc, ung dung vui sống trên bãi bồi như một trong những màn trình diễn hết sức thú vị của đời sống hoang dã. Cô mơ ước sẽ có nhiều bộ phim về động thực vật của chính các hệ sinh thái của Việt Nam, như những điều mà cô đang quan sát, nghiên cứu, để nhiều người Việt Nam biết và yêu thiên nhiên nước nhà.</font></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">27 tuổi, sắp lên xe hoa và đang là nghiên cứu sinh, nhà nữ sinh thái học Trần Ngọc Diễm My đang trên quá trình đạt được “chỉ tiêu” do thầy mình đặt ra: ở cột mốc 30 tuổi, phải đạt được học vị tiến sĩ và… có chồng.</font></p> <p class="style5"><strong><em><font size="2">Theo SGTTO</font></em></strong></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

TIN NÓNG

Sáng 05-4, tại phòng họp C6 Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra hội nghị ký kết phối hợp tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ứng dụng VssID giai đoạn 2024-2027.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chiều ngày 17/4, tại Hội trường Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên 2024 do Ban Thường vụ Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh tổ chức

Agile Việt Nam
;