<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Trăn trở của người trẻ</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style2 {
text-align: right;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style3 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style4 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style4"><strong>Trăn trở của người trẻ</strong></p>
<p class="style1">“Khi người ta trẻ” - đó là cuộc tọa đàm khá thú vị của các bạn
HS-SV, ĐVTN do Hội Liên hiệp thanh niên quận 5 (TP.HCM) tổ chức sáng 9-7, một
ngày trước Đại hội đại biểu Hội LHTN quận 5.</p>
<p class="style1">Buổi tọa đàm đã gợi mở nhiều vấn đề mà không ít bạn trẻ quan
tâm. </p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style1">
<img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=346841" hyperlink="" border="1" hspace="0" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style3"><em>Chiến sĩ thanh niên công nhân trong chiến dịch
tình nguyện “Kỳ nghỉ hồng” 2009 - một biểu hiện của lòng yêu nước</em></td>
</tr>
</table>
<p class="style1"><strong>Thế nào là yêu nước?</strong></p>
<p class="style1">Câu hỏi gợi mở của bí thư quận đoàn Trịnh Xuân Tâm đã được bạn
Phạm Giang Anh, chi đoàn Viện Sốt rét và ký sinh trùng TP.HCM, khẳng định: phần
lớn bạn trẻ hôm nay đủ nhận thức khi chọn cho mình một lối sống, một mục tiêu,
lý tưởng để phấn đấu. Quan trọng là mục tiêu ấy phải đi cùng với sự phát triển
của đất nước và đòi hỏi người trẻ phải góp sức lớn. “Biết bao chiến sĩ ngày đêm
bám trụ, sẵn sàng chiến đấu ở những hải đảo, như những chiến sĩ ở nhà giàn DK1
để chúng ta được bình yên”.</p>
<p class="style1">Anh Nguyễn Quốc Dũng, phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển
kinh tế và cung ứng lao động Q.5, kể về “quá trình yêu nước” của riêng mình:
“Trước đây tôi nghĩ yêu nước là phải làm được những điều to tát lắm. Dần về sau
mới hiểu thật ra những việc nhỏ nhất mà có ích như xây dựng lối sống văn hóa,
rèn luyện bản thân, chấp hành tốt pháp luật cũng đã là yêu nước”.</p>
<p class="style1">Từng là một du học sinh chuyên ngành công nghệ thông tin tại
Úc sáu năm, anh Châu Tiên Thức hiện là một chủ doanh nghiệp trẻ của quận 5 chia
sẻ: “Từ một đất nước hòa bình và ổn định về chính trị, tôi xác định du học là để
dung nạp thêm kiến thức tiên tiến và ao ước trở về để cống hiến, góp phần làm
đất nước phát triển”. </p>
<p class="style1">Anh Thức cho biết thêm ngay từ năm đầu tiên du học ở Úc anh đã
gặp nhiều thông tin về hình ảnh, sự kiện không mấy tốt đẹp về đất nước, con
người, thể chế chính trị của VN. Sau khi bình tĩnh soi xét lại với những gì mình
từng mắt thấy tai nghe khi còn ở quê nhà, những câu chuyện của người thân trong
nước kể lại, anh quả quyết những thông tin kia là sai lệch và loại khỏi bộ nhớ
của mình. Cũng theo anh, bảo vệ hình ảnh đẹp của quê hương trong tâm thức và
nhận thức của mình cũng là yêu nước.</p>
<p class="style1"><strong>Đừng để giới trẻ “tự bơi”</strong></p>
<p class="style1">Cuộc tọa đàm càng nóng hơn khi hai bạn trẻ cùng thế hệ 9x là
Trương Nguyễn Uyên Thư (Trường THPT Lê Hồng Phong) và Phan Việt Hải (SV Trường
ĐH Khoa học tự nhiên) khẳng định: người trẻ thích tìm tòi cái mới. Với sự hiếu
động của tuổi trẻ nên dễ bị ngợp trước vô vàn thông tin từ nguồn Internet. “Là
SV công nghệ thông tin, tôi biết được chỉ có khoảng 10% thông tin trên Internet
là tích cực, còn lại đến 90% cần phải cảnh giác” - Hải nói. Do đó, các bạn trẻ
khi vào đời cần được trang bị những kiến thức nhất định về xã hội, lý tưởng
chính trị để khỏi bị cuốn theo các luồng thông tin vốn như mớ bòng bong của thế
giới mạng.</p>
<p class="style1">Liên hệ với câu chuyện thời sự mới đây về Nguyễn Tiến Trung,
bạn Trần Nguyễn Thảo Quyên- giáo viên Trường mầm non Vàng Anh, bày tỏ: “Thật
tiếc cho Trung khi có điều kiện du học đã không đem kiến thức học được cống hiến
cho đất nước mà lại sa ngã”. </p>
<p class="style1">Từ những ý kiến ấy, hầu hết bạn trẻ dự tọa đàm đều kêu gọi các
bạn trẻ cùng trang lứa biết cập nhật và chắt lọc, đánh giá, phân tích, kiểm
chứng thông tin để biết đâu là những thông tin sai lệch cần tránh. Tuy nhiên, có
lẽ để làm được điều đó không thể không có những hỗ trợ, “ngọn đèn định hướng”
của gia đình, nhà trường và xã hội; cũng như những chia sẻ của bạn bè xung quanh.</p>
<p class="style2"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p>
</body>
</html>