<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Sẵn sàng trung thực vì cộng đồng</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style3 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
.style5 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style6 {
text-align: right;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style4"><strong>Sẵn sàng trung thực vì cộng đồng</strong></p>
<p class="style2">Ngay trong Mùa hè xanh, các chiến sĩ tình nguyện Trường ĐH
Bách khoa TP.HCM tại mặt trận huyện Thạnh Phú (Bến Tre) đã chia sẻ những suy
nghĩ của mình về sự trung thực.</p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style2">
<img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=349328" hyperlink="" border="1" hspace="0" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><em>Chiến sĩ Mùa hè xanh ĐH Bách khoa TP.HCM tại Bến
Tre theo dõi diễn đàn “Sống trung thực, được gì?” ngay trong mùa chiến
dịch</em></td>
</tr>
</table>
<p class="style2">Các chiến sĩ đều không giấu giếm việc trong cuộc sống, học tập
không ít lần đã phải đấu tranh tư tưởng để cân nhắc, lựa chọn trung thực hay
không trung thực, trong một số tình huống rất khó đưa ra quyết định và tùy vào
lương tâm mỗi người.</p>
<p class="style2">Theo bạn Hoàng Diệp, thực tế cuộc sống cho thấy nếu phải lựa
chọn làm một điều gì đó có lợi cho mọi người và cho chính mình, mang lại niềm
vui cho cả hai thì có thể không trung thực cũng được. Vì nếu trung thực mà làm
hại người khác là điều không nên. Một dẫn chứng cụ thể của Diệp: trong gia đình,
Diệp thường đi chợ. Nhiều hôm thức ăn tăng giá, có món khá đắt nhưng về nhà Diệp
phải nói giá ít hơn để ba mẹ yên tâm. “Nếu nói đúng giá thì dù thích món này ba
mẹ sẽ không ăn để lần sau mình không mua nữa” - Diệp bộc bạch. Thời học phổ
thông, là thành viên ban cán sự lớp, phụ trách việc ghi lại những ưu khuyết điểm
của các bạn trong lớp, Diệp thú thật: “Vài bạn cá biệt có khá nhiều khuyết điểm,
nếu ghi nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc xếp loại hạnh kiểm của các bạn đó sau này...”.</p>
<p class="style1">“<span class="style3">Nhiều lần không trung thực vì thấy nếu
trung thực có những thiệt thòi nhất định” - chiến sĩ A.T. không giấu giếm.</span></p>
<p class="style2">Đồng tình với những suy nghĩ về tính trung thực của Lê Nguyễn
Minh Châu, A.T. và C.T. thú thật: “Trong học tập, không ai có thể phủ nhận việc
mình từng không trung thực, thậm chí nhiều lần vì ai cũng làm vậy, dại gì mình
không làm” (!).</p>
<p class="style2"><strong>Những việc buộc phải trung thực</strong></p>
<p class="style2">Theo chiến sĩ Nguyễn Minh Nhựt, “trung thực 100% đều gặp bất
lợi”. Vì ngay trong giao tiếp hằng ngày nếu thẳng thắn quá sẽ rất dễ mất lòng
mọi người, ảnh hưởng đến công việc và mối quan hệ. </p>
<p class="style2">Tuy nhiên, cũng theo Nhựt, có những sự việc buộc ta phải trung
thực dù phải trả giá. “Đó là những chuyện quan trọng, ảnh hưởng tới tập thể nhất
thiết phải thẳng thắn nhìn nhận vấn đề một cách trung thực. Một công trình thi
công gặp phải sự cố do sai sót mà không trung thực, không dám nhìn nhận để khắc
phục sẽ rất nguy hiểm. Mình rất bức xúc trước thực tế ở nước ta nhiều công trình
chất lượng rất tồi tệ, ai cũng biết mà không trung thực để đấu tranh” - Nhựt nói.
</p>
<p class="style2">Bạn Công Trung cho biết thêm: không ít lần nghe bố mẹ về nhà
than phiền chuyện bè phái trong các công sở làm nhiều người e ngại, không dám
nói lên sự thật: “Mình không thích rắc rối, nhưng trong những việc thật sự quan
trọng, ảnh hưởng lớn đến nhiều người, mình sẵn sàng đấu tranh cho sự trung thực”.</p>
<p class="style2">Chính trong yêu cầu của lương tâm vì cộng đồng ấy, những chiến
sĩ tình nguyện cũng đang mang sức trẻ phục vụ bà con khẳng định: “Phẩm giá của
chúng ta sẽ bị hạ xuống khi sống không trung thực”. Và với Anh Thư: “Sống trung
thực, cái được lớn nhất là sự thanh thản trong tâm hồn và lương tâm dù có thể
mất khá nhiều...”. </p>
<p class="style6"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p>
</body>
</html>