Ứng cử viên “Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM” năm 2009: Hồ Phạm Uyên Phương - Thắp ước mơ trên đường chạy

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office"> <head> <meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" /> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /> <title>Ứng cử viên</title> <style type="text/css"> .style1 { color: #0000FF; text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style2 { text-align: justify; } .style3 { text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style4 { font-family: Arial; } .style5 { text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #808080; } .style6 { text-align: right; font-family: Arial; font-size: 10pt; } </style> </head> <body> <p class="style2"><span id="PageContent_News_NewsDetail"><font face="Arial"> <span style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-WEIGHT: 700">Ứng cử viên “Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM” năm 2009:</span></font></span></p> <p class="style1"><strong>Hồ Phạm Uyên Phương - Thắp ước mơ trên đường chạy</strong></p> <p class="style3">23 tuổi, thị lực chỉ khoảng 1/10, sở hữu gần 30 huy chương trong nước và quốc tế về điền kinh và nhảy xa dành cho người khiếm thị, đó chưa phải là tất cả để nói về Hồ Phạm Uyên Phương - SV khoa giáo dục đặc biệt, ĐH Sư phạm TP.HCM. </p> <p class="style3"><strong>Ánh sáng nơi đường đua</strong></p> <p class="style3">Đến với thể thao từ năm 2003, khi được hỏi tại sao chọn điền kinh, Uyên Phương hồn nhiên kể: “Lúc đó sức khỏe tôi không tốt, người lúc nào cũng yếu xìu, khi&nbsp;nghe nói&nbsp;nếu tập chạy tốt sẽ được đi Hà Nội tham gia giải tiền Paragames 2003,&nbsp;tôi hì hục tập chạy và còn tập thêm môn nhảy xa nữa. Tập luyện gần một tháng thì được đi Hà Nội thi đấu như mơ ước và còn thấy&nbsp;khỏe&nbsp;hơn”. </p> <p class="style3">Cũng ngay trong lần đầu “ra quân” ấy, Uyên Phương đoạt hai huy chương bạc ở cự ly 200m, 400m và một huy chương vàng ở cự ly 100m. Bất ngờ và vỡ òa hạnh phúc, những bước chạy, cú nhảy của Uyên Phương có thêm động lực, thêm tự tin, thêm mạnh mẽ.&nbsp; </p> <p class="style3">Cái khó nhất với Uyên Phương khi học chạy, học nhảy là bắt chước những động tác của huấn luyện viên. Thêm vào đó, thời gian đầu tập luyện Phương lại mau xuống sức. Cách “vượt khó” của thầy và trò là thầy cố gắng diễn tả động tác bằng lời và trò cố gắng hình dung. Nói theo cách của Phương là “cố gắng cảm giác được động tác”. </p> <table style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tr> <td class="style3"> <img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=347829" border="1" hspace="0" width="405" height="283" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="style5"><em>Nụ cười lạc quan của VĐV khiếm thị Hồ Phạm Uyên Phương</em></p> </td> </tr> </table> <p class="style3">Rồi không chỉ được đến thủ đô, Uyên Phương còn có dịp xuất ngoại thi đấu. Mỗi lần xuất ngoại là Phương lại mang “vàng, bạc, đồng” về. Tại Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á - Thái Bình Dương lần&nbsp;6 tổ chức ở Malaysia, Phương đoạt một huy chương đồng môn nhảy xa; tại Paragames 4 tổ chức ở Thái Lan, Phương đoạt một huy chương vàng nhảy xa, hai huy chương bạc ở&nbsp;cự ly 100m và 200m. </p> <p class="style3">Thành tích gần đây nhất của Uyên Phương là hai huy chương vàng 100m và 200m, một huy chương bạc nhảy xa tại Giải thể thao người khuyết tật toàn quốc 2009 tại Quảng Trị&nbsp;tháng 5-2009. Vì có nhiều&nbsp;thành tích,&nbsp;Uyên Phương đã được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2005. </p> <p class="style3">Tại những đấu trường quốc tế, như nhiều VĐV khác, giây phút Uyên Phương nhớ nhất là khi đứng trên bục và lắng nghe&nbsp;quốc ca&nbsp;Việt Nam: “Những lúc ấy nghe trái tim mình vừa rộn ràng, vừa bồi hồi, vừa xúc động, tự hào. Tôi hi vọng có thể tiếp tục cống hiến nhiều hơn cho thể thao trong thời gian tới”. </p> <p class="style3"><strong>Nhìn cuộc sống không chỉ qua đôi mắt kính</strong></p> <p class="style3">Không có&nbsp;may mắn nhìn được trọn vẹn sắc màu cuộc sống từ lúc mới sinh ra, cô bé Uyên Phương ngây thơ trước những trêu ghẹo độc địa của bạn bè vì đôi mắt khiếm khuyết. Sau ca mổ mắt năm 6 tuổi đến nay, Uyên Phương phải đeo kính để có thể nhìn thấy được khoảng 1/10. </p> <p class="style3">7 tuổi,&nbsp;biết bạn bè xung quanh chộn rộn đến trường, Uyên Phương nhất mực đòi ba mẹ cho đi học. Hàng xóm tốt bụng chỉ cho bố mẹ Trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu (Q.10, TP.HCM). Đến 10 tuổi, Phương mới biết cảm giác hân hoan đi học. Không chỉ vậy, Phương còn trở thành cây văn nghệ của trường. </p> <p class="style3">Phương có một ước mơ nho nhỏ là được một lần đi xe đạp: “Từ nhỏ, mình đi đâu cũng phải có người chở. Bây giờ đi học cũng chỉ đi bộ, xe ôm hay xe buýt. Mình&nbsp;luôn thắc mắc cảm giác đạp xe&nbsp;như thế nào”. </p> <table style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tr> <td class="style3"> <img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=347830" border="1" hspace="0" width="405" height="283" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="style5"><em>Chiếc kính giúp Uyên Phương thấy được khoảng 1/10</em></p> </td> </tr> </table> <p class="style2"><span class="style4"><font size="2">Những lúc buồn tủi,&nbsp;điểm tựa của Uyên Phương cũng thật đặc biệt: “Những lúc buồn tôi thường suy nghĩ&nbsp;nếu không cố gắng thì sẽ tụt lại phía sau.&nbsp;Tôi rất thích&nbsp;hai câu thơ của Bác Hồ: </font><em><font size="2">Ví không có cảnh đông tàn, thì đâu có cảnh</font></em></span> <span class="style4"><em><font size="2">huy hoàng ngày xuân</font></em><font size="2">. Hai câu thơ ấy động viên tôi rất nhiều. Mỗi lần thầm đọc, tôi lại tin rằng nếu không vượt qua những khó khăn trước mắt thì không thể gặt hái thành công”.&nbsp; </font></span></p> <p class="style3">Với Uyên Phương, được chạy, được nhảy xa và được thi đấu là hạnh phúc&nbsp;lớn. Những ngày này Uyên Phương đang tích cực luyện tập chuẩn bị&nbsp;tham dự Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á&nbsp;lần&nbsp; 5 (ASEAN Paragames 5) sẽ diễn ra tại Kuala Lumpur (Malaysia)&nbsp;giữa tháng 8-2009.</p> <p class="style3">Thời gian rảnh Uyên Phương&nbsp;chat voice, tỉ mỉ xếp giấy làm thiên nga tặng bạn hay đến Thư viện sách nói dành cho người mù (thuộc Hội Phụ nữ từ thiện TP.HCM) để mượn tài liệu. Chị Hướng Dương, chủ nhiệm thư viện sách nói, âu yếm nói về thính giả chăm chỉ này: “Uyên Phương là một cô gái rất năng động và đa năng,&nbsp;vừa có thể chơi thể thao vừa&nbsp;hát rất hay. Phương rất thích nghe sách nói và cũng&nbsp;có những cảm nhận văn học rất tốt”. </p> <p class="style3">Câu chuyện về chị Hướng Dương - cô gái khuyết tật gắn bó với thư viện sách nói dành cho người mù - cũng đã thắp lên trong Uyên Phương ước mơ trở thành cô giáo. Phương chia sẻ: “Từ lúc biết câu chuyện của chị Hướng Dương và nghe chị đọc truyện, tôi&nbsp;mong muốn trở thành giáo viên để giảng dạy cho các em bé khuyết tật như tôi. Có lẽ điều đó là nhỏ bé nhưng tôi sẽ rất hạnh phúc khi làm được”.</p> <p class="style6"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chiều ngày 14/01/2024, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình công bố quyết định về công tác tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc Thành đoàn.

Agile Việt Nam
;