<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Điện mặt trời trên quê nghèo</title>
<style type="text/css">
.style2 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: right;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style5 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
.style6 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style5"><strong>Điện mặt trời trên quê nghèo</strong></p>
<p class="style2">Đã quá 17g. Mưa rả rích, nhưng nhóm sinh viên tình nguyện đội
hình chuyên điện thuộc ĐH Bách khoa TP.HCM vẫn lỉnh kỉnh trên vai bóng đèn, dây
điện, tấm pin năng lượng mặt trời..., bấm chân trên những con lộ đất trơn trượt
ở các ấp nghèo huyện Thạnh Phú (Bến Tre).</p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style2">
<img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=351821" hyperlink="" border="1" hspace="0" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style6"><em>Sinh viên tình nguyện Trường ĐH Bách khoa TP.HCM
lắp đặt pin năng lượng mặt trời cho một hộ nghèo ở Thạnh Phú (Bến Tre)</em></td>
</tr>
</table>
<p class="style2">Miền Tây đang mưa tầm tã. Gần 20 ngày qua họ phải chạy đua với
thời gian và cả với những cơn mưa để mang ánh điện đến với vùng quê nghèo của
quê hương Đồng khởi, trong đó có căn nhà lá nằm ven bờ sông Cổ Chiên của cụ Ngô
Văn Tùng, 83 tuổi, ấp Thạnh Bình, xã Bình Thạnh, Thạnh Phú. “Cha sanh mẹ đẻ tới
giờ tui mới được sống trong ngôi nhà có ánh điện” - cụ Tùng xúc động đến lạc
giọng.</p>
<p class="style2">Xóm nghèo chỉ cách trung tâm xã chừng 2km nhưng mấy chục năm
nay chẳng ai kéo nổi điện về nhà. Riêng cụ Tùng khó khăn đến cái bình ăcquy cũng
không sắm được, quanh năm đèn dầu. Trong căn nhà thơm mùi lá mới do bà con trong
xóm góp công góp của dựng lại cho hai vợ chồng già cách đây không lâu khi ngôi
nhà cũ bị sập, cụ Tùng tâm sự: “Đặt cá bống dừa mỗi ngày được vài ngàn đồng,
tiện tặn để dành mua xị dầu về thắp đèn. Thiệt ra cả tổ 6 này chưa nhà ai có
điện, mấy cháu sinh viên về mắc điện ai cũng mừng”. </p>
<p class="style2">Bà Ngô Thị Nhãn, 52 tuổi, con gái cụ Tùng, ở ngôi nhà rách
bươm gần đó cũng xúc động không kém cha khi nhà cũng có điện: “Tối có điện sáng
đánh dây lác rồi. Mấy cháu sinh viên nói điện pin mặt trời này xài không mất
tiền cũng bớt lo”. Nhà bà có ba người con trai, do nghèo đều nghỉ học sớm. Người
chồng mất khả năng lao động, bốn mẹ con đi bủa câu, làm mướn chạy ăn từng bữa.</p>
<p class="style2">Trước đó, nghe tin nhóm sinh viên tình nguyện lắp đặt bộ pin
năng lượng mặt trời, vợ chồng anh Hồ Văn Nhớ (ấp Xương Long, xã Thới Thạnh) đang
cắt lúa thuê tận Đồng Tháp lật đật dẫn con về nhà. Căn nhà nhỏ nằm sâu cuối ấp
treo trang trọng giữa nhà mấy tấm giấy khen HS giỏi, HS tiên tiến. Bà Xinh, mẹ
anh Nhớ, bảo: “Giấy khen của bé Nhung, con thằng Nhớ đó. Tội nghiệp, mấy đứa nhỏ
ham học lắm, tối nào cũng đốt đèn học đến 9-10g mới chịu ngủ. Nhà có điện chắc
tụi nhỏ sẽ học khá hơn”.</p>
<p class="style2"><strong>Ánh điện sáng theo bước chân tình nguyện</strong></p>
<p class="style2">Cả ngày chạy tới chạy lui với tấm pin năng lượng mặt trời, dây
điện trên vai, ánh đèn sáng theo mỗi bước chân những chiến sĩ tình nguyện. “Thấy
nhà bà con mình sáng đèn, bạn nào cũng có cảm giác nhẹ nhõm và vui lắm” - Sơn,
đội trưởng đội chuyên điện, xúc động, đôi mắt lộ rõ niềm vui được cống hiến của
tuổi trẻ.</p>
<p class="style2">Niềm vui ấy là rất gần gũi và thiết thực khi trong chiến dịch
Mùa hè xanh 2009, với công trình “Mùa hè xanh năng lượng sạch”, các sinh viên
tình nguyện ĐH Bách khoa TP.HCM đã lắp đặt bộ pin năng lượng mặt trời cho 50 hộ
bà con nghèo ở bốn xã, thị trấn huyện Thạnh Phú (Bến Tre). Mỗi hộ được lắp đặt
một bộ pin năng lượng mặt trời (gồm tấm pin PV, bình ăcquy, bộ sạc điện, cột
điện thép, dây dẫn và các phụ kiện) và hai bóng đèn tiết kiệm điện trị giá
khoảng 10 triệu đồng/hộ.</p>
<p class="style2">Anh Nguyễn Dương Tuấn, giám đốc điều hành Công ty CP đầu tư và
phát triển năng lượng Mặt Trời Bách Khoa - đơn vị tài trợ, cho biết với nguồn
điện 40W từ bộ pin năng lượng mặt trời này, các hộ dân có thể sử dụng thắp sáng
một số thiết bị điện đơn giản trong sinh hoạt. </p>
<table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" width="96%" align="center" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5">
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style2">
<img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=351822" hyperlink="" border="1" hspace="0" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style6"><em>Gia đình anh Lê Văn Ngọc (ấp 5, thị trấn
Thạnh Phú) đã có điện mặt trời để xem tivi trắng đen </em></td>
</tr>
</table>
<p class="style2">Ông Nguyễn Văn Bé Năm, phó chủ tịch UBND huyện Thanh
Phú: “Số hộ thiếu điện ở Thạnh Phú còn nhiều, ảnh hưởng khó khăn cho
cuộc sống, làm ăn, học tập. Hầu hết những hộ này ở xa điện lưới quốc gia.
50 hộ được xét hỗ trợ điện đều là hộ nghèo, không có khả năng kéo điện”.</p>
</td>
</tr>
</table>
<p class="style4"><strong><em>Theo TTO</em></strong></p>
</body>
</html>