<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Pháp luật không xa lạ với trẻ em</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style3 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
.style5 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style6 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
text-align: right;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style4"><strong>Pháp luật không xa lạ với trẻ em</strong></p>
<p class="style2">Pháp luật xem ra dễ hiểu và gần gũi với cả thiếu nhi khi các
bạn nhỏ tự nói ra cách xử lý của mình lúc gặp một tình huống cụ thể tại buổi
truyền thông do Hội đồng Đội TP.HCM vừa phối hợp với Trung tâm tư vấn pháp luật
(Trường ĐH Luật TP.HCM) tổ chức.</p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style2">
<img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=352872" hyperlink="" border="1" hspace="0" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><em>Thạc sĩ Đặng Tất Dũng trò chuyện với các bạn nhỏ
về những kiến thức cơ bản của pháp luật</em></td>
</tr>
</table>
<p class="style2">Đó là chuyện va chạm giữa một bạn đi xe đạp và một bạn đi bộ
khi bạn đi xe đạp chở bạn phía sau vừa chạy vừa thả diều, vượt đèn đỏ và gây ra
chuyện mà không nhận lỗi. Rồi chuyện xả rác bừa bãi, chuyện một người cha tối
ngày say xỉn, thường dọa nạt, đánh vợ con và đập phá đồ đạc.</p>
<p class="style2">Nếu là mình, bạn sẽ xử lý thế nào? Cả chục bạn nhỏ giơ tay nêu
ra cách giải quyết của mình. Và có bạn còn mở rộng thêm khi cho biết mình có
quyền ngủ khi ba mẹ bắt học nhiều nên buồn ngủ quá.</p>
<p class="style2">Lắng nghe, chuyên viên tư vấn tâm lý Thạch Ngọc Yến gợi ý: “Chạy
xe nhớ đi bên phải, quan sát kỹ trước sau. Phải biết xin lỗi người khác nếu mình
có lỗi khi đụng họ. Đặc biệt phải nhớ những số điện thoại cần thiết của nhà mình,
ba mẹ, anh chị mình để gọi ngay khi tự mình không thể giải quyết được”. Trong
khi đó nhiều bạn nhỏ “ồ” lên khi biết nếu xả rác, chất thải, khạc nhổ ngoài
đường, nơi công cộng có thể bị phạt tiền từ 60.000-100.000 đồng qua giải đáp của
luật sư Bùi Vũ Duy...</p>
<p class="style2"><strong>Người lớn cũng phải biết</strong></p>
<div class="style1">
<table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" width="200" align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5">
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p class="style2"><strong>10 quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật
VN quy định</strong></p>
<p class="style2">Được khai sinh; được chăm sóc nuôi dưỡng bởi cha
mẹ, người thân và xã hội; được sống chung với cha mẹ; được bảo vệ
khỏi những việc làm tổn thương đến các em; được học tập; được vui
chơi, giải trí, du lịch; được phát triển năng khiếu; được có tài
sản; được chăm sóc sức khỏe; được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến
và tham gia các hoạt động xã hội.</p>
</td>
</tr>
</table>
<span class="style3">Thạc sĩ Đặng Tất Dũng - phó giám đốc Trung tâm tư vấn
pháp luật (ĐH Luật TP.HCM) - cho biết ý tưởng thực hiện chương trình bắt đầu
trong một lần dự hội thảo về quyền trẻ em với nhiều con số đau lòng về tình
trạng bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em... Rồi chuyện em bé bị mẹ ruột cắt
gân chân vì bà mẹ nghĩ rằng “con tôi đẻ, tôi có quyền làm gì thì làm”.
</span></div>
<p class="style2">Việc để chính các bạn nhỏ tham gia, đặt mình vào cuộc sẽ khiến
pháp luật gần gũi và sinh động hơn. Chuyên viên tâm lý và luật sư của chương
trình sẽ tóm lược ngắn gọn và nêu cách ứng xử phù hợp nhất dưới góc độ tâm lý và
quy định của luật pháp.</p>
<p class="style2">Không chỉ với trẻ em, theo thạc sĩ Dũng, việc tiếp cận pháp
luật của người lớn về quyền trẻ em vốn cũng khá hạn chế. Đối tượng chính là trẻ
nhưng câu chuyện cũng hướng cả đến người lớn. Thực tế cho thấy ngay một số phụ
huynh tham dự chương trình cũng lờ mờ việc con em mình có những quyền gì theo
quy định của pháp luật.</p>
<p class="style2">Các buổi tuyên truyền xem ra chỉ là một khởi đầu trước thực tế
cuộc sống hôm nay. Những người tổ chức chương trình cho biết trung tâm sẵn sàng
tư vấn miễn phí khi có bất kỳ thắc mắc gì của các bạn nhỏ hoặc phụ huynh. “Khó
mà thay đổi ngay trong phút chốc nhưng bắt đầu từ việc nắm bắt những kiến thức
pháp luật cơ bản nhất, xây dựng ý thức làm theo rồi mới tính đến chuyện tuân thủ
pháp luật. Trong đó, nhắn gửi lớn nhất của chương trình là các em hãy biết nhờ
đến cha mẹ, người lớn, công an - một trong những kỹ năng cơ bản nhất khi rơi vào
tình huống không thể tự mình giải quyết được” - thạc sĩ Đặng Tất Dũng cho biết.</p>
<table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" width="96%" align="center" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5">
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p class="style2">Chương trình “Truyền thông pháp luật về quyền trẻ em
và kỹ năng tự bảo vệ”: Ngoài các tài liệu hỏi đáp về quyền trẻ em, quy
định cô đọng nhất của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn giao thông
và cách thức tự bảo vệ mình... phát miễn phí, còn có bốn buổi tuyên
truyền trực tiếp ở một số trường học, khu dân cư tại các quận 4, Phú
Nhuận, Bình Tân và huyện Nhà Bè (TP.HCM).</p>
</td>
</tr>
</table>
<p class="style6"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p>
</body>
</html>