<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Không đi sau thế giới tuổi thơ</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style2 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style3 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
.style4 {
text-align: right;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style3"><strong>Không đi sau thế giới tuổi thơ</strong></p>
<p class="style1">Trăn trở, băn khoăn và cả trách cứ là những điểm chung tại
diễn đàn thảo luận, góp ý cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi TP.HCM giai
đoạn 2009-2012 (Hội đồng Đội TP.HCM vừa tổ chức).</p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style1">
<img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=357200" hyperlink="" border="1" hspace="0" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style2"><em>Một hoạt động Đội trong ngày hội văn hóa “Bác Hồ
với tuổi thơ”</em></td>
</tr>
</table>
<p class="style1">Diễn đàn tập trung cho giải đáp câu hỏi “Làm sao để Đội gần
hơn với các bạn nhỏ?” với việc thẳng thắn nhìn nhận trong báo cáo tổng kết công
tác Đội và phong trào thiếu nhi giai đoạn 2002-2008: “Phong trào tại cơ sở còn
mang tính lối mòn, thiếu hấp dẫn để thu hút thiếu nhi đến với Đội”.</p>
<p class="style1"><strong>Kỹ năng sống cho thiếu nhi</strong></p>
<p class="style1">Anh Vũ Thanh Tùng (Q.Tân Bình) cho biết: “Gần đây có nhiều
khóa huấn luyện kỹ năng sống ngắn ngày dành cho thiếu nhi với chi phí khá cao
nhưng vẫn thu hút số lượng lớn tham gia. Điều này Đội hoàn toàn có thể làm
được”. Anh Phạm Chí Tâm (Nhà Bè) thì trăn trở với hiện tượng mộtsố thiếu nhi tự
tử và đặt câu hỏi: “Đội có cách nào giúp các em rèn luyện bản lĩnh, ý chí, nghị
lực vươn lên để vượt qua những biến cố, nỗi đau lớn trong cuộc sống cả về tinh
thần lẫn thể xác?”.</p>
<p class="style1">Trong khi đó nhiều tổng phụ trách thật sự băn khoăn trước thực
trạng số trẻ nghiện game. Về điều này chị Thùy Linh (Nhà Thiếu nhi Bình Chánh)
hiến kế giải pháp từng thực hiện: lên mạng tìm những thông tin hướng dẫn thực
hiện khá nhiều trò chơi hiện đại từ những vật dụng rất dễ tìm rồi hướng dẫn lại
cho các em thực hiện, như chế tạo tên lửa nước với nhiều vật dụng đơn giản được
các em rất thích. “Có trò chơi mới hấp dẫn, sợ gì các em nghiện game” - chị kết
luận. </p>
<p class="style1">Còn anh Lê Tuấn Lộc (Q.5) đề xuất: “Đừng nặng nề việc giáo dục
tư tưởng, huấn luyện nghi thức, mà đan xen vào nội dung hoạt động những kỹ năng
cơ bản như hướng dẫn chơi game như một hình thức thư giãn, sử dụng mạng sao cho
hiệu quả”.</p>
<p class="style1">Về vấn đề đổi mới nội dung sinh hoạt Đội, anh Trần Thái Bảo (Q.Tân
Phú) gợi mở: “Nội dung giáo dục giới tính trong chương trình chính thức chưa
giải tỏa hết. Sinh hoạt Đội nên lồng ghép các nội dung giáo dục giới tính để
giúp các em định hình, ứng xử đúng đắn”. </p>
<p class="style1">Chị Thùy Linh đề nghị thêm: đồng thời với huấn luyện cách
phòng chống tai nạn, cần giúp thiếu nhi nâng cao nhận thức, biết tự bảo vệ mình
trước nguy cơ xâm hại tình dục. Riêng chị Cẩm Thủy (Củ Chi) băn khoăn: “Nhiều em
ra đường rất tốt với người dưng nhưng về nhà lại hời hợt với người thân, nên
quan trọng nhất là giáo dục cho các em tình yêu thương gia đình”.</p>
<p class="style1"><strong>Mạnh dạn thay đổi phong trào không thực chất</strong></p>
<p class="style1">Khá nhiều ý kiến nhận định việc rèn luyện đội viên theo 13
chuyên hiệu khá nặng, trong khi các tài liệu hướng dẫn rèn luyện, giải pháp thực
hiện lại chưa có. Anh Phạm Ngọc Trường (Q.Phú Nhuận) kiến nghị: “Hội đồng Đội
chỉ nên đưa ra tiêu chí chung, còn việc rèn luyện, thực hiện theo chuyên hiệu
nào nên tùy tình hình, điều kiện cụ thể để đơn vị được quyền chọn lựa”. Nhiều
phát biểu khá thẳng thắn khi cho rằng những phong trào không thực chất, hấp dẫn
nên mạnh dạn bỏ, tìm phương thức mới.</p>
<p class="style1">Một yếu tố có lẽ không thể không nhắc tới: nơi nào được lãnh
đạo nhà trường quan tâm, phong trào Đội khác hẳn và mạnh hơn những nơi khác. Có
lẽ từ thực tế đó rất nhiều tổng phụ trách Đội đề xuất: Hội đồng Đội TP.HCM cần
phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục để đưa tiết sinh hoạt Đội vào chương trình
chính khóa trong trường. Lý do: đó không chỉ là cơ hội giúp những người làm công
tác Đội không đơn độc trong hành trình đưa Đội đến gần với tuổi nhỏ, mà còn là
điều kiện cần để Đội có sức sống thật sự.</p>
<table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" width="96%" align="center" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5">
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p class="style1">Hôm nay, 28-8, hội nghị công tác Đội và phong trào
thiếu nhi TP.HCM giai đoạn 2009-2012 sẽ diễn ra tại Nhà văn hóa Thanh
niên TP.HCM.</p>
<p class="style1">Trước đó, trong hai ngày 25 và 26-8, năm tổ thảo luận
gồm các tổng phụ trách, cán bộ hội đồng Đội, chỉ huy Đội giỏi, phụ trách
thiếu nhi 24 quận huyện trong TP đã thu nhận hàng trăm ý kiến. Các ý
kiến xoay quanh giải pháp nâng chất sinh hoạt Đội, chi đội, liên đội,
sao nhi đồng qua các phong trào hoạt động, mô hình; chất lượng việc rèn
luyện đội viên qua các chuyên hiệu; đầu tư tuyển chọn và bồi dưỡng đội
ngũ tổng phụ trách; thông tin quảng bá và xây dựng hình ảnh, “thương
hiệu” của Đội...</p>
</td>
</tr>
</table>
<p class="style4"><strong><em>Theo TTO</em></strong></p>
</body>
</html>