<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Văn minh</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style3 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
.style5 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style6 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
margin-top: 0;
margin-bottom: 0;
}
.style7 {
text-align: right;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style4"><strong>Văn minh, thân tình với nhà trọ</strong></p>
<p class="style2">Nhà trọ, khu trọ công nhân (CN) vốn đi liền với những hình ảnh
chật chội, nhếch nhác, phức tạp. Nhưng gần đây ít ai biết đã có mặt những khu
trọ văn minh, xanh - sạch - đẹp khá an toàn và lành mạnh.</p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style2">
<img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=358053" hyperlink="" border="1" hspace="0" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><em>Bạn Cao Thị Uyên chọn sách tại phòng đọc khu trọ
của mình </em></td>
</tr>
</table>
<p class="style2">Khi nghe nhiều CN nơi đây kháo nhau săn tìm những phòng trọ
văn minh, chúng tôi đã tìm đến những khu nhà trọ như thế ở quận Thủ Đức
(TP.HCM).</p>
<p class="style6"><strong>Không chỉ ở mà còn để sống</strong></p>
<p class="style6"></p>
<table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" width="200" align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5">
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p class="style6">* Theo ông Nguyễn Đình Cường, phó chủ tịch Liên đoàn
Lao động Q.Thủ Đức (TP.HCM), đến nay Thủ Đức đã có chín khu nhà trọ văn
minh xanh - sạch - đẹp để CN có được môi trường sống lành mạnh, an toàn
hơn. Tại các khu trọ văn minh, tình hình trộm cắp hạn chế rõ rệt và các
bạn CN được trang bị kiến thức pháp luật thông qua các tủ sách pháp luật.</p>
<p class="style6">* Ngoài Thủ Đức, chủ nhà trọ một số nơi khác như chị
Huỳnh Thị Hoa (đường 182, P.Tăng Nhơn Phú, Q.9), chị Trần Thị Huyền (xã
Tân Xuân, huyện Hóc Môn)... cũng đề ra quy chế sinh hoạt trong khu trọ
của mình để hướng các bạn CN ở trọ sống lành mạnh.</p>
</td>
</tr>
</table>
<p class="style6">Ở khu trọ 16-18 đường số 1, KP 2, P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức
(TP.HCM), bạn Cao Thị Uyên (quê Đắc Lắc, CN KCX Linh Trung 1) khoe chúng tôi mấy
cuốn sách: “Từ ngày khu trọ có tủ sách tụi mình siêng đọc hẳn. Nhiều bạn cứ cơm
nước xong là ôm sách đọc”. Ở đây ngoài tủ sách, khu trọ còn có cả tivi, lúc nào
cũng có khán giả”. </p>
<p class="style2">Ông Đặng Quang Tú, chủ khu nhà trọ này, bảo: “Từ khi thực hiện
tiêu chuẩn khu trọ văn minh xanh - sạch - đẹp, nhà trọ hút CN hơn. Một trong các
tiêu chí để “lên đời” nhà trọ là trật tự, ngăn nắp, vệ sinh. Việc tạo mảng xanh
bằng cách trồng cây, khai thông cống rãnh, quét dọn nhà trọ và đường phố cũng
được thực hiện đều đặn”.</p>
<p class="style1">“<span class="style3">Phòng trọ không chỉ là chỗ để ở mà còn
là nơi để sống đúng nghĩa chứ. Vậy nên khi ra đời những nơi trọ văn minh như vậy,
ai chẳng muốn ở” - bạn Trần Thị Tuyết Hồng, CN Công ty SPM, chia sẻ. Thực tế cho
thấy các khu trọ văn minh hiện ở Q.Thủ Đức đều không có phòng trống.</span></p>
<p class="style1">“<span class="style3">Chúng tôi không nghĩ mình chỉ là người ở
trọ vì ai cũng muốn xem đó như ngôi nhà chung của mình. Vì vậy các bạn đều có ý
thức giữ ngôi nhà chung ấy để bảo vệ cho nhau” - bạn Đoàn Văn Tình (28 tuổi, quê
Đồng Nai), CN Công ty Nhơn Hòa, cho biết. Trọ ở khu trọ văn minh 107 Bình Chiểu
được hai năm nay, Tình đâm ra “kết” môi trường sống nơi đây và quyết định gắn bó
lâu dài, mặc dù từ khu trọ đến chỗ làm khá xa.</span></p>
<p class="style2">Tối cuối tuần, nhiều CN rủ nhau ra “nhà văn hóa khu trọ” ở đầu
ngõ bật máy hát karaoke. “Ra quán tốn tiền lắm, chưa kể nhiều khi gặp những
chuyện phức tạp không đâu...” - bạn Nguyễn Văn Núi, một thành viên khu nhà trọ,
bảo.</p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style2">
<img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=358054" hyperlink="" border="1" hspace="0" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><em>Công nhân khu nhà trọ 107 Bình Chiểu hát karaoke
cuối tuần tại “nhà văn hóa khu trọ”</em></td>
</tr>
</table>
<p class="style2"><strong>“Chung nhà với nhau mà”</strong></p>
<p class="style2">Sau gần ba năm được công nhận chuẩn nhà trọ văn minh, ông Trần
Xuân Vinh, chủ nhà trọ 107 Bình Chiểu, tự nhận xét: “Với tôi, mở nhà trọ như bán
một dịch vụ, món hàng đó phải xứng đáng với số tiền mà người thuê bỏ ra. Muốn
nhà trọ của mình văn minh, chủ nhà trọ ngoài thông cảm với CN còn phải nêu gương
bằng lối sống lành mạnh”. Cũng theo ông, sự thay đổi trước hết phải từ ý thức
của chủ nhà trọ, từ đó mới mong khơi dậy được CN hưởng ứng.</p>
<p class="style2">Suy nghĩ này nhận được sự đồng cảm của nhiều chủ nhà trọ khác
như chị Phan Kim Chưởng (12/2A tổ 9, KP.1, đường Nguyễn Văn Quỳ, P.Phú Thuận,
Q.7), chị Doãn Thị Mai (143 Trần Thanh Mại, KP.3, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân)... khi
bày tỏ: CN đa số xa nhà đến thành phố mưu sinh rất cần chia sẻ tình cảm cũng như
hỗ trợ về vật chất. Vì vậy, thấy CN nào trong khu trọ có chuyện buồn hay biểu
hiện khác thường về tinh thần, chị Mai chủ động tìm hiểu để kịp thời “gỡ rối”.
Nhiều CN nơi đây, đặc biệt là nữ, bảo chị Mai như người chị trong gia đình.</p>
<p class="style2">Sự tác động của khu nhà trọ với CN ở trọ khá rõ. Chẳng hạn với
P., một CN sau giờ làm việc thường nổi tiếng chuyện nhậu nhẹt, say xỉn. Khi mới
chuyển vào khu trọ văn minh, P. cũng mang theo thói quen cũ. Nếu như sống bên
ngoài theo kiểu mạnh ai nấy lo, có lẽ không ai để ý P., thậm chí xa lánh. Nhưng
thật vui khi những thành viên trong khu trọ đã bắt đầu tìm đến P.. </p>
<p class="style2">Ban đầu các bạn gái sang chơi, trao đổi nhẹ nhàng kiểu con gái:
“Anh P. nhậu nhưng nhớ giữ sức khỏe còn đi làm nha anh”. Rồi đến lượt mấy anh
thanh niên CN mỗi chiều cầm bóng đến phòng P.: “Đi đá bóng đi cha, đỡ tốn tiền
nhậu mà khỏe người”. Ngày qua ngày, dần dần P. ít đàn đúm bạn bè ăn nhậu hẳn.
Lâu lâu “nhớ mùi”, P. cũng nhâm nhi một chút với bạn ở quán vỉa hè chứ không còn
“nhậu tèm lem” trong phòng như trước nữa. Một bạn gái còn bảo nhỏ: anh P. lúc
này hòa đồng và vui tính lắm.</p>
<p class="style2">“Ở đây mỗi bạn góp vào quỹ 10.000 đồng/tháng để kịp thời hỗ
trợ, thăm hỏi nhau lúc khó khăn như có bạn đau ốm chẳng hạn - cô CN Công ty
Ugailn Phan Thị Thanh Thể (22 tuổi, quê Hà Tĩnh) sống tại khu trọ văn minh 72
đường số 6, P.Linh Trung, cho biết rồi bảo thêm: “Tuy số tiền không lớn nhưng
chắc chắn sẽ làm các bạn trong khu trọ gần gũi và có trách nhiệm với nhau hơn.
Chung nhà với nhau mà”.</p>
<p class="style7"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p>
</body>
</html>