Giáo dục

Giáo dục

Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn, ngày 23-11-1940 nhân dân toàn xứ Nam Kỳ đồng loạt thực hiện cuộc nổi dậy đánh vào hệ thống cai trị của thực dân Pháp và bọn tay sai, làm tan rã bộ máy cai trị của chúng ở một số vùng nông thôn, thị trấn. Như tiếng súng báo hiệu cho một hình thức đấu tranh mới, đấu tranh bằng vũ lực của toàn dân, là sự kiện chói lọi bùng lên ngay khi phong trào cách mạng của nước ta bước vào thời kỳ mới. Có được sự khởi đầu kiên cường bất khuất ấy, Xứ ủy Nam Kỳ đã ngày đêm đi sâu, bám sát, chỉ đạo cụ thể từng việc, từng địa phương...

Dân tộc ta, từ xa xưa, vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Trật tự xã hội quân - sư - phụ, tuy ít nhiều ảnh hưởng đạo đức nho giáo nhưng cũng thể hiện được vai trò của người thầy trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.

Mỗi năm cứ đến ngày 20-11, là ngày hội của các thầy cô. 20-11 là dịp những học sinh, những bậc phụ huynh đến chúc mừng các nhà giáo, tri ân các thầy cô giáo đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo biết bao nhân tài cho đất nước.

Ở tuổi 60, anh Phan Anh Điền - người cán bộ Thành Đoàn dũng cảm, tràn đầy nhiệt huyết ngày nào - để lại ấn tượng với dáng vẻ phúc hậu và phong cách trò chuyện cởi mở, gần gũi.

Tôi định sẽ tiếp tục công việc báo chí khi sức khỏe đã bình phục hẳn - ít nhất bình phục tương đối, nghĩa là theo dự đoán phải hết năm 2006. Thế nhưng hôm nay 14-11-2006, tôi đọc bài của Trung Nghĩa trên báo Tuổi Trẻ “Tám trăm năm hoài cố hương”, như bị thúc giục phải nói đôi điều liên quan đến vận nước hiện nay.

Vừa rồi, tại hội thảo thành lập Quỹ Phát triển tài năng văn học Việt Nam, nhà văn Trần Hoài Dương kể một câu chuyện về hai cử nhân văn chương tranh luận một vấn đề lịch sử khá đơn giản tưởng chừng ai cũng biết: Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc, ai là anh? Câu chuyện làm cả hội trường cười ồ.

Trung bình, mỗi năm, con số phát hành sách lịch sử biên soạn dưới hình thức truyện tranh lên đến hơn 50.000 bản. Lịch sử Việt Nam bằng tranh (NXB Trẻ) “xuất ngoại” với giá chuyển nhượng bản quyền là 1.000 euro/tập.

Không phát ra lời “Đoàn quân VN đi, chung lòng cứu quốc...”. Nhưng cần gì, lời bắt đầu từ những trái tim và bộc ra nơi những đôi mắt và những đôi tay. Từ bốn năm nay, những học sinh câm điếc vẫn chào cờ và “hát” quốc ca vào mỗi sáng thứ hai bằng cách rất riêng của mình như vậy...

Khó khăn lắm chúng tôi mới tìm ra được căn nhà số 007, chung cư Ung Văn Khiêm, phường 25, Quận Bình Thạnh - nhà của cô Ba Phi Vân - cựu cán bộ Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, người đã từng trải qua 7 năm ròng rã vào sinh ra tử trong các nhà tù của chế độ Mỹ-Ngụy: từ nhà giam Thủ Đức đến nhà giam Chí Hòa, cuối cùng là nhà tù Côn Đảo.

Agile Việt Nam
;