<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Kỷ niệm 60 năm ngày Toàn quốc kh</title>
</head>
<body>
<p class="pSuperTitle" align="center"><b>
<font face="Arial" size="2" color="#0000FF">Kỷ niệm 60 năm ngày Toàn quốc kháng
chiến </font></b></p>
<p class="pSuperTitle" align="center"><b>
<font face="Arial" size="2" color="#0000FF">
(19-12-1946 - 19-12-2006) </font></b></p>
<p class="pInterTitle" align="center"><b>
<font face="Arial" size="2" color="#FF0000">Những Vệ út trên chiến hào vệ quốc
(kỳ 5)</font></b></p>
<p class="pTitle" align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">
Người chép sử Vệ út</font></b></p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate" cellSpacing="0" cellPadding="0" width="40" align="right" border="0">
<tr>
<td>
<img border="0" src="nguoi%20chep%20su%201.bmp" width="200" height="150"></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p align="center"><font face="Arial" size="2">Ông Đặng Văn Tích và cuốn
tư liệu lịch sử viết về đồng đội </font></td>
</tr>
</table>
<font face="Arial" size="2">Người Vệ út năm xưa thời gian qua đã âm thầm sưu
tập, tìm kiếm tư liệu về đồng đội để hoàn thành một tập tư liệu hơn 100 trang
chép tay và những bức ảnh tư liệu quí giá về Vệ út. Ông nói: “Những Vệ út giờ
chẳng còn được mấy người, tôi chép sử như một tình cảm với đồng đội nhỏ tuổi của
60 năm trước trên chiến hào”. </font>
<p class="pInterTitle"><b><font face="Arial" size="2" color="#FF9900">“Điểm
danh” đồng đội</font></b></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Năm 12 tuổi, ông Đặng Văn Tích làm
liên lạc cho Đội tình báo Liên khu 1 (Trung đoàn Thủ đô). Sau năm 1947, ông cùng
những Vệ út khác được sống chung với nhau trong một mái nhà là Đội tuyên văn của
Trung đoàn Thủ đô (tiền thân của Đoàn văn công Tổng cục Chính trị Quân đội nhân
dân VN) tại chiến khu Việt Bắc. Những năm tháng ấy, ông và các đồng đội nhỏ tuổi
coi nhau như anh em ruột thịt, chia sẻ với nhau từng bát cơm kháng chiến, từng
viên thuốc ký ninh trong cơn sốt rét run người. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Ông Tích kể: “Gần ba năm sống chung
(từ giữa năm 1947 đến cuối năm 1949), tôi nghe nhiều Vệ út kể chuyện kỷ niệm
tuổi thơ và nhất là những tháng ngày chiến đấu bảo vệ thủ đô trong khói lửa, tôi
thấy vô cùng tự hào về sự hi sinh của đồng đội nhỏ tuổi nên tôi nhặt nhạnh những
trang giấy đen hay bìa cactông ghi chép cẩn thận và cất kỹ vào chiếc balô con
cóc, gìn giữ cho mai sau”.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Những cuộc chiến liên tục nối tiếp
nhau, những Vệ út sau đó mỗi người một ngả, tham gia nhiều chiến dịch lẫy lừng
như chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch mùa xuân 1975. Hòa bình lập lại, ông
Tích lúc nào cũng không nguôi ngoai nỗi nhớ đồng đội ai còn, ai mất và bắt đầu
hành trình đi tìm đồng đội. Gặp người quen nào từ nơi khác đến chơi, ông cũng
hỏi thăm tung tích dù chính ông cũng không dám hi vọng nhiều. Bất ngờ, năm 1996,
nhờ những người quen báo, ông Tích đã có tin tức và tìm gặp được một số Vệ út
đang còn sống ở Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên... Không đủ tiền đi ôtô,
ông Tích vội vã đạp xe đi gặp bằng được đồng đội. Trùng phùng sau 60 năm, ông
Tích và các Vệ út năm xưa đã ôm nhau khóc. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Họ bắt đầu nhắc người này, người
kia. Họ vẫn không quên nhắc câu chuyện hi sinh của Diệp Tùng: “Còn nhớ Diệp Tùng
lúc rời thủ đô lên Việt Bắc đã hi sinh tại Võ Nhai (Thái Nguyên) lúc mới 13
tuổi. Khi chết không biết tìm ai báo tin vì chẳng ai biết Diệp Tùng còn ai là
thân nhân. Cha mẹ Diệp Tùng là ai, ở đâu?”. Thông tin dần dần mở rộng, họ được
biết rất nhiều Vệ út khi tham gia các chiến dịch lớn đã ngã xuống. Trên tấm mộ
lạnh lẽo nơi xa, anh em vẫn chỉ có mấy dòng là liệt sĩ vô danh. Được sự động
viên của những đồng đội, ông Tích quyết định viết lại một cuốn tư liệu ghi những
ký ức, những câu chuyện nhỏ của ông và các đồng đội Vệ út không thể nào quên.
</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Trên con đường thiên lý ra Bắc vào
Nam tìm đồng đội bằng tiền hưu trí tích cóp, ông Tích đã tìm ra hơn 20 Vệ út năm
xưa vẫn còn sống rải rác khắp ba miền. “Khó nhất là xác minh danh tánh và thân
nhân của những Vệ út đã hi sinh. Đã 60 năm, ký ức của những đứa trẻ mới lên 9,
10 còn không thể nhớ hết được những chuyện xảy ra với chính mình nữa là...” -
ông Tích kể. Những trang viết của ông về đồng đội cứ dày lên theo những chuyến
đi. Ông Tích kể cứ ngày đi, đêm về viết. Những năm ấy chưa có điện, cả nhà chỉ
có mỗi cây đèn dầu cũng nhường cho ông. Sau 10 năm ròng ngược xuôi, từ năm 1996
-2006, ông Tích cũng đã hoàn thành được cuốn tư liệu lịch sử mang tên Vệ út thủ
đô quyết tử. </font></p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate" cellSpacing="0" cellPadding="0" width="40" align="right" border="0">
<tr>
<td>
<img border="0" src="nguoi%20chep%20su%202.bmp" width="200" height="150"></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p align="center"><font face="Arial" size="2">Những bức ảnh cũ, chiếc
huy hiệu có hình tháp rùa đeo ở vai áo khi đi ra trận và cuốn tư liệu là
những kỷ vật cuối cùng của Vệ út năm xưa mà ông Đặng Văn Tích còn giữ
được </font></td>
</tr>
</table>
<b><font face="Arial" size="2" color="#FF9900">Những dòng tự truyện </font></b>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Đầu năm 2006, được sự hỗ trợ của
những Vệ út còn sống và Ban liên lạc truyền thống quyết tử của Trung đoàn Thủ
đô, ông Tích đã đánh máy và photocopy mấy chục cuốn tư liệu lịch sử để gửi tặng
bạn bè cùng đọc. Mở đầu cuốn tư liệu là dòng thư Bác Hồ viết tặng Trung đoàn Thủ
đô: “Các em là đội cảm tử. Các em quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” như một lời
thề trong tim những Vệ út trong những ngày khói lửa năm 1946.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Cuốn tư liệu viết: “175 chiến sĩ
quyết tử phần đông là những đứa trẻ mồ côi, con nhà nghèo, đứa trèo me trèo sấu,
đứa làm thằng ở, con sen..., cũng có những đứa con nhà khá giả được bố mẹ đưa đi
tản cư nhưng lại trốn về Hà Nội khẩn thiết xin các anh chị cho được cùng kháng
chiến, được sống chết cùng thủ đô”. Những câu chuyện viết rất chân thật, rất hồn
nhiên đúng như tuổi thơ ngày ấy của những chiến sĩ nhỏ tuổi: “Chúng tôi, những
chú bé băng qua lửa đạn, đã đối mặt với địch từng ngày từng giờ, đã lăn lê bò
toài để trinh sát địch, để truyền lệnh, cứu thương... Ơ hay, sao lúc ấy bọn mình
lại không sợ chết nhỉ?. Tuổi thơ của chúng tôi đã được vinh dự góp một phần
“quyết tử” để cả nước “quyết sinh”. Trong trận đánh nhà Moolie, tôi mặc tới chín
bộ quần áo với ý nghĩ mặc thế chống được đạn của quân Pháp. Đến lúc bị thương
phải băng bó, chị y tá vừa tức vừa buồn cười phải dùng kéo cắt phăng tất cả để
cầm máu. Lúc ấy mình thật ngây ngô...”.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Những đồng đội cũ của ông sau khi
đọc đều không cầm được nước mắt. Mỗi trang tư liệu mà ông Tích đưa họ về với ký
ức thủ đô kháng chiến 60 năm trước mà mỗi Vệ út là một “nhân vật”, một “viên
gạch” đưa đất nước tới ngày thống nhất. </font></p>
<table style="border-collapse: separate" borderColor="#ecf2fe" cellSpacing="5" borderColorDark="#456ae1" cellPadding="4" width="96%" align="center" borderColorLight="#4792d9">
<tr>
<td vAlign="center" bgColor="#cfe6f9">
<p class="pBody"><font color="#030303"></p>
<table style="border-collapse: separate" cellSpacing="0" cellPadding="0" width="40" align="right" border="0">
<tr>
<td>
<img border="0" src="nguoi%20chep%20su%203.bmp" width="200" height="150"></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p class="tLegend" align="center"><font face="Arial" size="2">
“Cùng nhau ôn lại chuyện chiến đấu tung hoành/ Trong những ngày
súng gươm chiến đấu hùng anh” </font></td>
</tr>
</table>
<font face="Arial" size="2">Cuộc gặp mặt sau 60 năm được tổ chức tại nhà
Vệ út Phùng Đệ ở Hà Nội. Những Vệ út năm xưa từ các nơi tìm về gặp mặt
là tìm về với kỷ niệm. Vệ út Nguyễn Ngọc Sơn - chính trị viên của một
đại đội Vệ út năm 1947, nay sống ở Thái Nguyên - kể trong hạnh phúc:
“Sáng nay tôi ra bến đón chuyến xe sớm nhất mà vẫn sợ mình về muộn. Bao
nhiêu năm rồi tôi mới có cảm giác hồi hộp như cả đêm hôm qua”. </font>
</font> </P>
<p class="pBody"><font color="#030303" face="Arial" size="2">Niềm vui
ngày gặp mặt như được nhân lên khi Vệ út Nguyễn Văn Phúc mang đến một
cây đàn guitar. Ngôi nhà của ông Phùng Đệ vang lên tiếng hát Đàn em Vệ
út do nhạc sĩ Phạm Ngọc Trương sáng tác. Đã lâu lắm rồi họ mới có cơ hội
hát chung: “…Đàn chim non ríu rít cười nô vang trời/ Vui sống trong gia
đình Vệ quốc đầm ấm/ Rồi ngày mai chiến thắng thủ đô huy hoàng/ Bên các
anh có đàn Vệ út cùng sống/ Cùng nhau ôn lại chuyện chiến đấu tung
hoành/ Trong những ngày súng gươm chiến đấu hùng anh…”. </font></p>
<p class="pBody"><font color="#030303" face="Arial" size="2">Sau phút
ấy, các Vệ út chợt trầm xuống khi truyền tay nhau những bức ảnh về đồng
đội mà ông Đặng Văn Tích mang đến. Nhiều người xúc động: “Đối mặt với
chiến tranh, 175 Vệ út khi trước bây giờ còn lại mấy người? Còn bao
nhiêu người vẫn chưa có tên?”. </font></td>
</tr>
</table>
<p align="right"><b><font face="Arial" size="2">TTO</font></b></p>
</body>
</html>