Giáo dục Truyền thống

Truyền thống

Mùa xuân năm 1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã họp (từ ngày 3 đến ngày 07/2/1930) ở bán đảo Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ai Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản. Hội nghị quyết định hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Căn cứ Núi Dinh, từ lâu đã trở thành một địa chỉ rất đỗi thân quen với những cán bộ trẻ, đặc biệt là cán bộ Thành Đoàn, nơi mà trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước Thành Đoàn đã mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ hoạt động trong phong trào sinh viên, học sinh và các đồng chí thuộc cánh vũ trang.

Trong thời chiến, những cán bộ Thành Đoàn đã đóng góp những hoạt động vô cùng ý nghĩa cho sự phát triển của phong trào học sinh sinh viên, làm nên lịch sử hào hùng của Thành Đoàn Thành phố. Trong thời bình, CLB là niềm tự hào và khâm phục của tuổi trẻ Thành phố – những người hi sinh cả thanh xuân của mình để thế hệ trẻ có được ngày hôm nay.

Ngày 4-2, đoàn đại biểu TPHCM do đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM dẫn đầu, cùng với đoàn đại biểu Thành đoàn TNCS TPHCM đi về thăm khu căn cứ cách mạng cũ của Thành đoàn trong những năm kháng chiến chống Mỹ ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Đồng chí ân cần thăm hỏi sức khỏe, chúc Tết và tặng quà cho các gia đình có công cách mạng: gia đình ông bà Nguyễn Văn Quận, ông Trần Văn Huê, Bà mẹ Việt Nam anh hùng Đặng Thị Bảy...

Đã nhiều năm nay, thành nếp, cứ sắp đến độ Xuân về, Quân khu 4 lại tổ chức cho những chiến sĩ đạt thành tích trong năm về báo công trước Tượng đài Bác Hồ và đi tham quan các khu di tích lịch sử để khơi dậy niềm tin, niềm tự hào dân tộc của thế hệ trẻ gắn bó với nhiệm vụ, phát huy bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trên dải đất miền Trung anh hùng.

Trong hai ngày 26-27/01/2006, tại căn cứ núi Dinh - căn cứ Thành Đoàn, đã diễn ra hội trại truyền thống do Công đoàn Khối cơ quan Thành Đoàn và Đoàn cơ quan Thành Đoàn phối hợp tổ chức.

Lúc bấy giờ, theo đồng hồ tay của chúng tôi là 13g20, còn 10 phút nữa mới hết hạn định của thủ hiến Trần Văn Hữu, bỗng nhiên có nhiều tiếng tu huýt hoét lên nghe rợn người, cổng dinh thủ hiến mở toang, hàng trăm cảnh sát tràn ra đường vung gậy, dùi cui quất túi bụi vào học sinh, bất kể nam nữ lớn nhỏ, rượt đuổi tán loạn, đẩy lùi đoàn biểu tình. Một số học sinh bị đánh; một số khác ném gạch đá vào bọn đàn áp, mở đường cho học sinh chạy.

Vào ngày 9-1-1950, một cuộc biểu tình của hàng ngàn học sinh đấu tranh đòi chính quyền trả tự do cho một số học sinh bị bắt tại Sài Gòn. Cảnh sát đàn áp, Trần Văn Ơn trúng đạn hi sinh. Tang lễ Trần Văn Ơn đã trở thành một cuộc biểu dương khổng lồ của lòng yêu nước.

Trong những năm 1968-1972, xã hội miền Nam nước ta chìm trong khói lửa chiến tranh. Người dân Sài Gòn sống trong tâm trạng lo âu, bất trắc của một đô thị tao loạn đầy bóng lính Mỹ và quân đội Sài Gòn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 14-11, Nippon Maru - con tàu thanh niên biểu tượng cho sự đoàn kết của thanh niên ASEAN - Nhật Bản đã đến TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng cho một hành trình đầy ý nghĩa tại Thành phố mang tên Bác.

Agile Việt Nam
;