Thăm nhà anh Lý Tự Trọng

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office"> <head> <meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" /> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /> <title>Kỷ niệm 95 năm ngày sinh Lý Tự T</title> <style type="text/css"> .style1 { text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style2 { text-align: right; font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style3 { text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #808080; } .style4 { text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #0000FF; } </style> </head> <body> <p class="style1"><strong>Kỷ niệm 95 năm ngày sinh Lý Tự Trọng (20-10-1914 -20-10-2009)</strong></p> <p class="style4"><strong>Thăm nhà anh Lý Tự Trọng</strong></p> <p class="style1">Đến xã Thạch Minh (Thạch Hà, Hà Tĩnh, xã Việt Xuyên cũ) mới biết anh Lý Tự Trọng đang có một người em gái hương khói cho anh suốt bao nhiêu năm dù chưa hề biết mặt anh trai mình. Bà bật khóc khi kể về anh...</p> <table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tr> <td class="style1"> <img alt="" src="tham%20nha.jpg" width="405" height="279" /></td> </tr> <tr> <td class="style3"><em>Bà Bảy thắp hương bàn thờ anh Trọng </em></td> </tr> </table> <p class="style1">Đó là bà Lê Thị Bảy, năm nay 80 tuổi. “Nhà có bảy anh em, anh Trọng là con đầu, còn tôi là con út. Sinh ra tôi không biết mặt anh Trọng ra sao, chỉ nghe mẹ tôi kể anh là người thông minh, can đảm, dám cầm súng bắn chết một tên mật thám, nhưng không may bị giặc bắt và đưa lên máy chém” - bà Bảy bắt đầu câu chuyện về anh Trọng như thế.</p> <p class="style1">Những năm tháng đó, làng quê Việt Xuyên nghèo đói quanh năm. Trước sự áp bức của thực dân Pháp, ông Lê Hữu Đạt (thân sinh anh Lý Tự Trọng) cùng với một số người dân bỏ sang Thái Lan cầu thực. Với tinh thần yêu nước, trong một lần đánh đồn lính Pháp ở biên giới Thái - Lào, ông Đạt bị bắt. Đến khi được tự do, ông về tỉnh Na Khom sinh sống rồi nên duyên vợ chồng với bà Nguyễn Thị Sờm, một Việt kiều cùng quê và lần lượt sinh được bảy người con.</p> <p class="style1">“Ở Thái Lan gia đình tôi vốn là nơi nuôi dưỡng cán bộ cách mạng. Nhờ sớm hiểu biết, khi nghe các chiến sĩ cách mạng nói về cảnh lầm than, đau khổ của dân tộc dưới chế độ thực dân phong kiến, anh Trọng đã sục sôi tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc. Không lâu sau anh đi hoạt động cách mạng” - bà Bảy kể.</p> <p class="style1">Năm 1926, anh Trọng đi Quảng Châu (Trung Quốc) học tập thì bà Bảy vẫn chưa chào đời. Đến những năm anh Trọng hoạt động cách mạng bí mật ở Sài Gòn (1929- 1931) bà Bảy mới được sinh. Bà Bảy chưa tròn 2 tuổi, anh Trọng bị thực dân Pháp đưa lên máy chém. Sau khi anh Trọng mất, cha và các anh trai Lê Văn Đại, Lê Văn Năng, Lê Văn Tăng của bà Bảy vẫn tiếp tục con đường làm cách mạng. Thực dân Pháp đã đến bắt mẹ và ba chị em bà giam vào nhà tù, một thời gian mới thả về.</p> <p class="style1">Năm lên 4 tuổi, bà Bảy mới thật sự nghe mẹ mình kể về anh Trọng. “Mẹ tôi kể năm 10 tuổi anh Trọng theo ông Nguyễn Ái Quốc làm cách mạng và được Người đổi họ Lê sang họ Lý để hoạt động. Sau một thời gian học tập ở Trung Quốc, anh Trọng được cử về Sài Gòn. Tại đây anh làm đủ mọi công việc, vừa làm nhiệm vụ liên lạc. Bao nhiêu công việc được giao anh đều hoàn thành. Ngày 9-2-1931 tại Sài Gòn đã diễn ra một cuộc mittinh lớn: tung truyền đơn, cờ đỏ búa liềm... Để bảo vệ cuộc diễn thuyết của chiến sĩ cách mạng Phan Bôi, anh Trọng đã bắn chết tên mật thám Legrant. Do quân lính tứ bề bao vây, anh Trọng đã bị bắt!”. </p> <p class="style1">Giọng bà Bảy nghẹn lại khi nói về cái chết của anh Trọng: “Ngày thực dân Pháp đưa anh Trọng ra pháp trường xử chém, mẹ tôi cứ thẫn thờ đi tới đi lui, không ăn một hạt cơm, không nói nửa lời với ai. Nỗi đau mất con như xé nát ruột gan bà. Sau này cứ mỗi lần nhắc đến anh Trọng, bà lại không kìm nén được lòng mình, người lại đổ bệnh, hao gầy đi trông thấy. Đến khi mất, bà cũng cố ngước đầu nhìn bàn thờ anh Trọng lần cuối”.</p> <p class="style1">Ngày 20-10, diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 95 năm ngày sinh của anh Trọng. Bà Bảy nói sự cống hiến của anh Trọng cho cách mạng nước nhà đã được sử sách ghi tạc. Nhà thờ anh Trọng chính là ngôi nhà thờ họ Lê. Năm 1995, anh em trong họ Lê đã quyên góp xây dựng lại nhà thờ họ mình, rồi dành một gian thờ anh Trọng. Từ đó du khách thập phương đến thắp hương mới gọi là nhà thờ Lý Tự Trọng.</p> <p class="style2"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 14-11, Nippon Maru - con tàu thanh niên biểu tượng cho sự đoàn kết của thanh niên ASEAN - Nhật Bản đã đến TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng cho một hành trình đầy ý nghĩa tại Thành phố mang tên Bác.

Agile Việt Nam
;