Tìm bài giảng hấp dẫn

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office"> <head> <meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" /> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /> <title>Tìm bài giảng hấp dẫn</title> <style type="text/css"> .style2 { text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style3 { text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #0000FF; } .style4 { text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #808080; } .style5 { text-align: right; font-family: Arial; font-size: 10pt; } </style> </head> <body> <p class="style3"><strong>Tìm bài giảng hấp dẫn</strong></p> <p class="style2">Làm sao để những bài giảng không quá khô khan mà gắn với thực tế cuộc sống nhiều hơn đã trở thành chủ đề chính tại diễn đàn của các giáo viên, giảng viên trẻ được Thành đoàn TP.HCM tổ chức chiều 19-11.</p> <table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tr> <td class="style2"> <img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=376404" border="1" hspace="0" width="405" height="238" /></td> </tr> <tr> <td class="style4"><em>Giảng viên trẻ Trần Thị Nguyệt Sương (ĐH Tôn Đức Thắng) phát biểu tại tọa đàm</em></td> </tr> </table> <p class="style2">“Tôi từng đưa sinh viên đi thực tế tại nhà máy và các bạn nói rằng một buổi như thế hấp dẫn hơn rất nhiều so với ngồi trên lớp” - cô Trần Thị Nguyệt Sương, giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho biết.</p> <p class="style2"><strong>Trăn trở với thực tế</strong></p> <p class="style2">Thạc sĩ Bùi Đình Tiền (ĐH Công nghiệp TP.HCM) nhắc lại lời than phiền của doanh nghiệp rằng khá nhiều sinh viên học hành bài bản nhưng khi tốt nghiệp không làm việc ngay được. Anh đề xuất cần đối thoại với Hội Doanh nhân trẻ TP vì ở đó nhiều doanh nghiệp đa dạng ngành nghề, và “sự gặp nhau này chắc chắn sẽ có những đặt hàng mà các doanh nghiệp cần ở nhà trường để giúp sinh viên tác chiến ngay khi tốt nghiệp”. Thạc sĩ Lê Hồng Phú (ĐH Quốc tế) cũng chia sẻ với điều này.</p> <p class="style2">Tại tọa đàm, trăn trở của những người thầy còn là làm sao để kết quả, cơ hội được tham gia nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ nhiều hơn nữa, chất lượng hơn nữa. Thạc sĩ Trần Thị Ngọc Mai (ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM) băn khoăn: “Nhiều đề tài làm công phu, nghiệm thu hoành tráng nhưng sau đó cất vào kho, không biết ứng dụng ở đâu. Cầu nối nào giúp chúng tôi làm điều đó?”. Trong khi đó, thạc sĩ Võ Trung Tín (ĐH Luật TP.HCM) bày tỏ: “Lãnh đạo TP có cơ chế nào đủ mạnh giúp giảng viên trẻ đầu tư nhiều hơn cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học không?”.</p> <p class="style2">Có băn khoăn bày tỏ: nhiều đề tài, dự án nghiên cứu lớn khó tới tay đội ngũ trẻ nếu không được những người có tên tuổi, uy tín trong giới khoa học đứng tên chủ nhiệm. TS Nguyễn Xuân Minh (phó giám đốc cơ sở 2 ĐH Ngoại thương tại TP.HCM) chia sẻ kinh nghiệm: “Tôi nghĩ mỗi chúng ta đều có cơ hội trong nghiên cứu khoa học và hãy bắt đầu với bản thuyết minh đề tài thật thuyết phục trước”.</p> <p class="style2"><strong>Ủng hộ sự sáng tạo</strong></p> <p class="style2">Thạc sĩ Phạm Minh Trường (Trường phổ thông Năng khiếu - ĐHQG TP.HCM) ví von: “Thầy cô giáo phải là người nghệ sĩ. Có vậy mới đam mê thiết kế giờ dạy của mình sao cho học sinh càng học càng thích”. </p> <p class="style2">Sứ mạng của những người đưa đò thầm lặng trở thành điều tâm đắc với nhiều người dự tọa đàm khi thầy Lương Quốc Vĩ (THCS Thạnh Mỹ, Q.2) đặt câu hỏi: “Chúng ta đã bao giờ phân biệt giữa học trò học thêm và không học thêm chưa? Có ai trong chúng ta nghĩ một ngày nào đó sẽ tình nguyện đến vùng sâu vùng xa để dạy học chưa?”.</p> <p class="style2">Một số thầy cô Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1) cho biết đã thiết kế những giờ học trên mạng bằng cách đưa ra một vấn đề nào đó rồi để học sinh tự tìm thông tin trên mạng. Những tiết học như vậy tạo hứng thú và sự chủ động của học sinh rất nhiều. Nhưng không phải trường nào cũng có điều kiện như thế: với nhiều nơi, một máy chiếu để sử dụng giáo án điện tử là điều ao ước.</p> <p class="style2">Trong bộn bề cái khó, nhiều giáo viên trẻ vẫn chủ động tìm cái mới để tiết học hấp dẫn hơn. Cô Nguyễn Thị Thanh Tâm (THCS Lê Lai, Q.8) đã tạo blog (nhật ký trên mạng) để tư vấn cho học trò những thắc mắc về môn hóa. “Có học trò đã lên cấp III, email nói rất thích cách dạy đó của tôi. Đấy là động lực giúp tôi tìm tòi nhiều hơn. Tôi đang học tin học để thiết kế website phục vụ học trò mình” - cô cho biết.</p> <p class="style2">Tạo sự chủ động cho học trò cũng là điều được nhiều giáo viên chia sẻ. Cách làm “đơn giản mà hiệu quả” mà cô Lê Thị Minh Hằng và đồng nghiệp Trường THCS Lê Lợi (Q.3) áp dụng: mỗi mét trong sân trường đều tận dụng vẽ hình ảnh, khẩu hiệu khích lệ khiến học trò thêm phấn khích. Cô Hằng còn kết nối “đường dây” giữa cựu học sinh trường để tư vấn cho lớp đàn em. “Tôi nghĩ giáo viên ngoài việc dạy nên giúp các em phương pháp tự học, tính chủ động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề” - cô Hằng nói.</p> <table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" width="96%" align="center" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5"> <tr> <td bgcolor="#cfe6f9" valign="center"> <p class="style2"><strong>Phản biện không phải là phản đối</strong></p> <p class="style2">Giảng viên trẻ Lê Hoàng Việt Lâm (ĐH An ninh nhân dân) cho rằng vẫn còn quan niệm phản biện xã hội là phê phán, phản đối nhưng thật ra không phải vậy mà nên xem đó là kênh chuyển tải những góp ý cho một vấn đề nào đó. </p> <p class="style2">“Tôi nghĩ rằng những trí thức trẻ sẽ không ngại tham gia phản biện xã hội trước các vấn đề đang diễn ra chứ không chỉ là chuyện xây dựng và phát triển nền giáo dục, nếu họ được kết nối và có diễn đàn bày tỏ ý kiến của mình” - thầy Lâm nói.</p> </td> </tr> </table> <p class="style5"><strong><em>Theo TTO</em></strong></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Theo Ban Tổ chức, ngày 30/11 tới, chương trình “Mang Tết về nhà” năm 2025 mở cổng đăng ký vé máy bay và vé xe ô tô miễn phí hỗ trợ sinh viên, thanh niên công nhân và người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang học tập và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương có quê tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Bắc, về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Agile Việt Nam
;