<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <p style="text-align: center;" class="style6"><span style="font-family: Arial;"> <span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;">Hào khí của một thủ lĩnh thanh niên</span></strong></span> </span></p>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Đã gần nửa thế kỷ kể từ ngày Trần Quang Cơ hi sinh nhưng trong ký ức những đồng đội, đồng chí cũ của ông, mọi người vẫn nhớ về một tinh thần lạc quan vào tương lai, hăng hái làm việc cùng với sự sôi nổi đầy chất trẻ của một thủ lĩnh thanh niên thời kỳ chống Mỹ.</span> </span></p>
<table cellspacing="2" cellpadding="0" border="0" align="center" width="40" class="tLegend" style="border-collapse: separate;">
<tbody>
<tr>
<td style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"> <img hspace="0" border="1" alt="" class="lImage" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=410021" /></span></span></td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center;" class="style6"><span style="font-family: Arial;"><span style="color: rgb(128, 128, 128);"><em><span style="font-size: small;">Người thân và gia đình ông Trần Quang Cơ trong buổi đưa hài cốt ông về Nhà văn hóa Thanh niên để đưa đi mai táng sau ngày thống nhất đất nước </span></em></span><span style="font-size: small;"><br />
</span></span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-size: small;">Ở vùng quê Bình Ninh, huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) đầu những năm 1940, chuyện cậu học sinh 15 tuổi Trần Quang Cơ có bằng tiểu học rồi được cấp học bổng vào Trường trung học Le Myre de Vilers (nay là Trường Nguyễn Đình Chiểu, TP Mỹ Tho) với sức học chiếm thứ hạng cao trong lớp đã trở thành niềm tự hào của gia đình, lối xóm. Nhưng câu chuyện để người Bình Ninh xưa và nay tự hào nhất về Trần Quang Cơ chính là con đường đấu tranh cách mạng sau đó của ông.</span><span style="font-family: Arial;"> </span></p>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-family: Arial;"><strong><span style="font-size: small;">Người giữ “lửa”</span></strong> </span></p>
<table cellspacing="0" cellpadding="0" border="0" align="right" width="40" style="border-collapse: separate;">
<tbody>
<tr>
<td style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"> <img hspace="0" height="200" border="1" width="150" alt="" class="lImage" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=410022" /></span></span></td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center;" class="style6"><span style="font-family: Arial;"><span style="color: rgb(128, 128, 128);"><em><span style="font-size: small;">Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Quang Cơ</span></em></span></span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-size: small;">Mùa thu năm 1945, cả Nam bộ hò reo đi kháng chiến, Trần Quang Cơ cũng tham gia đội thiếu niên tiền phong và chí hướng theo cách mạng hun đúc từ đó. 17 tuổi, ông đã là một trong những lãnh đạo nòng cốt đoàn học sinh cứu quốc của trường trung học, được tổ chức phân công hoạt động bí mật trong nội thành Mỹ Tho. </span></p>
</span></p>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-size: small;">Cùng với nhiều người trẻ nuôi chí theo cách mạng khác, cậu học trò Trần Quang Cơ tham gia in rải truyền đơn và hòa mình vào các cuộc bãi khóa chống chế độ ngu dân của thực dân Pháp. Năm 1949, ông lên Sài Gòn tiếp tục hoàn tất chương trình tú tài toàn phần ở Trường Pétrus Ký (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong). </span></p>
</span></p>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-size: small;">Và cuộc đời trai trẻ của ông từ đây gắn chặt với những ngày đấu tranh đòi học chương trình tiếng Việt, đòi thả học sinh bị bắt, bãi khóa... Rồi ông trở thành lãnh đạo cao nhất của phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định thời điểm đó.</span></p>
</span></p>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Ông Trần Văn Nhiệm, nguyên phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM, bùi ngùi: “Tôi biết anh qua bí danh Tám Lượng khi anh là bí thư ban cán sự học sinh - sinh viên Sài Gòn - Gia Định. Anh Tám lạc quan, dễ gần và xốc vác. Những câu chuyện về đấu tranh trong phong trào học sinh - sinh viên của anh đã góp phần làm nóng nhiệt huyết những người trẻ như tôi”.</span> </span></p>
<table cellspacing="5" cellpadding="5" bordercolor="#ecf2fe" border="0" align="right" width="200" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" style="border-collapse: separate;">
<tbody>
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p style="text-align: justify;" class="style6"> </p>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-size: small;"><font color="#030303">Liệt sĩ Trần Quang Cơ (Tám Lượng), nguyên khu ủy viên, bí thư Ban cán sự sinh viên - học sinh Sài Gòn - Gia Định, là một trong ba cán bộ Thành đoàn vừa được Chủ tịch nước quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Hai người còn lại là ông Lê Tấn Quốc, nguyên bí thư chi bộ, chính trị viên đội biệt động 67 Quân khu Sài Gòn - Gia Định; bà Nguyễn Thị Tư (Sáu Hòa), nguyên ủy viên Ban quân sự Thành đoàn Sài Gòn - Gia Định.</font></span></p>
<p> </p>
<p><span style="font-family: Arial;"> </span></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-size: small;">Từng mốc thời gian còn in dấu anh Trần Quang Cơ được ông Nhiệm nhớ như in: ngày 24-11-1949, nha học chánh Nam Việt ra lệnh đóng cửa vô thời hạn các trường có học sinh tham gia bãi khóa. Đoàn đại diện học sinh tuần hành kéo qua dinh thủ hiến Nam Việt. Học sinh các trường kéo đến tăng cường càng lúc càng đông, hàng trăm rồi đến hàng ngàn người... </span></p>
</span></p>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-size: small;">Mấy năm sau, khi anh Trần Văn Ơn ngã xuống, anh Trần Quang Cơ cùng nhiều học sinh bất chấp hiểm nguy xông vào khiêng Trần Văn Ơn ra khỏi trận chiến. Đêm đó, đề phòng giặc đem thi thể Trần Văn Ơn đi thủ tiêu, anh Trần Quang Cơ là người đã động viên một số học sinh gan dạ bám theo quyết canh giữ bằng được thi thể anh Ơn.</span></p>
</span></p>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-size: small;">Sau khi đỗ tú tài toàn phần, anh Trần Quang Cơ vào dạy học tại Trường Huỳnh Khương Ninh. Với vỏ bọc là một chân giáo chức tư, Trần Quang Cơ đã âm thầm cùng nhiều đồng đội như Lê Bá Cang, Nguyễn Văn Khuê, Huỳnh Khương Ninh gầy dựng chi bộ Đảng trong các trường trung học, cao đẳng, đại học: vô tuyến điện, hàng hải, y dược, luật...</span></p>
</span></p>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-size: small;">Đã gần nửa thế kỷ từ ngày Trần Quang Cơ hi sinh nhưng gặp lại những đồng đội, đồng chí cũ của ông, dù chỉ là những mảnh ký ức ghép nhưng ai cũng phác họa một tính cách chung nhất của ông về tinh thần lạc quan vào tương lai, hăng hái làm việc với sự sôi nổi của tuổi trẻ. </span></p>
</span></p>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-size: small;">Ông Lê Minh Châu, nguyên ủy viên thường vụ Ban cán sự học sinh - sinh viên Sài Gòn - Gia Định vào đầu những năm 1960, nhớ lại: phong trào học sinh - sinh viên sôi động hẳn lên từ sau hiệp định Genève cho đến năm 1957 thì rơi vào khó khăn. Nhiều tổ chức cách mạng trong nội đô bị đánh phá, cánh học sinh - sinh viên hoạt động phong trào còn lại không nhiều. Và may mắn đã có người giữ “lửa” Trần Quang Cơ lấy niềm tin đi gom các tổ chức, giữ vững phong trào.</span></p>
</span></p>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Tinh thần xông pha của Trần Quang Cơ còn thể hiện qua việc ông khơi gợi cho lực lượng vũ trang cánh học sinh - sinh viên nội đô tìm cách lấy vũ khí của địch để đánh Mỹ. “Những hoạt động đó gây nên sự phấn chấn trong phong trào đấu tranh” - ông Lê Minh Châu nhớ lại.</span> </span></p>
<div><span style="font-family: Arial;"> </span><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify;" class="style6"> </p>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><strong><span style="font-size: small;">Ký ức về cha</span></strong></p>
<p> </p>
</span></div>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-size: small;">Câu chuyện về cha mình với những người con của ông Trần Quang Cơ chỉ được định hình qua lời kể của mẹ, các đồng đội của cha và qua sách vở. Ông Trần Quang Trí - người con thứ ba của liệt sĩ Trần Quang Cơ, hiện là phó giám đốc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình - kể cha mất khi ông vừa tròn 3 tuổi, hai người anh lớn của ông cũng chưa kịp tuổi đến trường.</span></p>
</span></p>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-size: small;">Như bao đồng đội khác, câu chuyện về gia đình ông Trần Quang Cơ trong những năm tháng đấu tranh cũng nhuốm màu ly biệt. Hai người con trai đầu là Quang Liêm (sinh năm 1955) và Quang Chánh (sinh năm 1956) được mang họ Trần của cha. </span></p>
</span></p>
<p style="text-align: justify;" class="style6"> </p>
<div><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-size: small;">Nhưng đến năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm tăng cường “tố cộng”, “diệt cộng”, Trần Quang Cơ phải thay đổi chỗ ở nhiều nơi, vợ ông là bà Phan Thị Biên cũng theo ông sống ở nhiều nơi khác nhau, làm nghề buôn bán nhỏ vừa là kế sinh nhai, vừa nghi trang cho hoạt động của chồng. Những đứa con chào đời vì thế cũng phải che giấu thân phận. Cho đến tận bây giờ, hai người con sau của ông là Quang Trí (sinh năm 1958), Nguyên Hương (sinh năm 1960) và những người cháu vẫn mang họ Phan - họ của mẹ - như từ lúc mới sinh.</span></p>
</span></div>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Trong câu chuyện đầy tự hào về cha mình, các người con của ông Trần Quang Cơ rất ít nhắc về công trạng của cha mình mà thường sẻ chia những nỗi niềm riêng. Ông Trí nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng những đứa trẻ lớn lên có cha mẹ là liệt sĩ như ông nhiều lắm. Ai cũng mang tâm trạng bị bơ vơ khi đã mất người thân. Có những người cùng hoàn cảnh như ông vì sự bơ vơ ấy đã không thể học hành thành tài, không may mắn như anh em ông... “Đó cũng là một sự hi sinh, một thiệt thòi rất khó đong đếm, bù đắp. Vì ai đã ngã xuống cũng đều là anh hùng...” - ông Trí chia sẻ.</span> </span></p>
<table cellspacing="5" cellpadding="5" bordercolor="#ecf2fe" border="0" align="center" width="96%" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" style="border-collapse: separate;">
<tbody>
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p style="text-align: justify;" class="pBody"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></p>
<table cellspacing="2" cellpadding="0" border="0" align="center" width="40" class="tLegend" style="border-collapse: separate;">
<tbody>
<tr>
<td style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"> <img hspace="0" border="1" alt="" class="lImage" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=410023" /></span></span></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p style="text-align: center;" class="style6"> </p>
<span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: center;" class="style6"><span style="font-size: small;"><span style="color: rgb(128, 128, 128);"><em>Bác sĩ Quang Trí (bìa phải) trong ngày lập mộ cha </em></span><br />
</span></p>
</span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><strong><span style="font-size: small;">Những giây phút cuối</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-size: small;">Ông Lê Quang Vịnh, thư ký Hội Liên hiệp sinh viên - học sinh giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định thời ấy, nhớ lại: “Cuối năm 1960, Ban cán sự học sinh - sinh viên tổ chức một lớp huấn luyện đưa người từ nội thành ra vùng giải phóng đi học. Anh Trần Quang Cơ là người chủ trì khóa huấn luyện này. Bất ngờ địch bao vây, tất cả cán bộ và học viên phải rút nhanh xuống địa đạo”.</span></p>
<p style="text-align: justify;" class="style6">
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-size: small;">Trận đó địch quăng lựu đạn, đổ dầu đốt, cày xới một khu rừng để tìm kiếm những người cách mạng. Trong địa đạo, Trần Quang Cơ vẫn bình tĩnh, động viên anh em. Đến nửa đêm, anh cho bảo vệ cảnh giới, rồi mở thông nắp hầm, đưa toàn bộ gần 80 cán bộ cốt cán ra khỏi vòng vây trước khi quân tăng viện của địch đến.</span> </p>
</p>
<span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-size: small;">Những người từng gặp gỡ và làm việc với Trần Quang Cơ còn lại bây giờ như các ông Lê Quang Vịnh, Phan Chánh Tâm, Trần Văn Nhiệm, Lê Minh Châu, Lê Thanh Văn đều bày tỏ sự xót xa khi nghe tin Trần Quang Cơ hi sinh trong một trận càn lớn của địch tại Đức Hòa (Long An) vào năm 1961. </span> </p>
</span> <span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify;" class="style6"><span style="font-size: small;">Lục lại từng mẩu ký ức còn lưu giữ, ông Lê Quang Vịnh bùi ngùi: “Tháng 8-1961, anh Trần Quang Cơ đến khu căn cứ ở Đức Hòa gặp tôi để duyệt báo cáo tình hình hoạt động của phong trào học sinh - sinh viên khu Sài Gòn - Gia Định do tôi viết để gửi ra trung ương. Lúc đó tại Hà Nội có hội nghị lớn của sinh viên quốc tế. Đang làm việc thì có báo động địch bủa vây, khi ấy trời đã gần sáng. Địch cho trực thăng quần đảo trên trời cùng với xe lội nước và bộ binh ở phía dưới. Chúng tôi thoát vào khu đầm lầy và rơi vào chỗ địch mai phục. Địch lục soát và tìm ra từng người. Anh Trần Quang Cơ bị địch bắn và hi sinh tại đó”.</span></p>
</span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: right;" class="style6"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: right;" class="style6"><em><strong><span style="font-size: small;">Theo TTO</span></strong></em><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></p>
</span></p> </html>