<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type">
<title></title>
<div>
<title></title>
<span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div align="left" class="tittrungbinh">
<div align="left" class="tittrungbinh"><span style="font-family: Arial;"><strong>Kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam:</strong></span></div>
</div>
</span>
<div align="left" class="titlonvua"><span style="font-size: small;"> </span></div>
<span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div align="left" class="titlonvua"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong>Hát cho đồng bào tôi nghe- những lời ca vang vọng </strong><br />
</span></span></div>
</span><span style="font-size: small;"> </span>
<div style="text-align: center;" class="titlonvua"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong>Kỳ 2: Di sản của một thời</strong></span></span> <br />
</span></div>
<div style="text-align: center;" class="titlonvua"><span style="font-size: small;"> </span></div>
<table border="0" width="100%">
<tbody>
<tr>
<td width="100%">
<div style="float: left;">
<table>
<tbody>
<tr>
<td><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img alt="" src="http://nhandan.com.vn/nhandan/Vietnamese/vanhoa/vhtinchung/190410/Image/i60_100825.jpg" /></span></span></td>
</tr>
<tr>
<td align="center"><span style="font-size: small;"><span style="color: rgb(128, 128, 128);"><span style="font-family: Arial;"><i>Trong ảnh: Ca sĩ Mỹ Linh và Quang Dũng<br />
(áo trắng ở giữa) biểu diễn ca khúc<br />
Tự nguyện, tráng ca của một thời sôi nổi.</i></span></span></span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
<div align="justify" class="tittrungbinh">
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Có lẽ hiếm có trong lịch sử âm nhạc, Hát cho đồng bào tôi nghe- ban đầu là một phong trào tự phát, rồi sau có tổ chức, với mục đích chính là góp phần tranh đấu vì hòa bình và thống nhất tổ quốc, nhưng đã tập hợp được đông đảo một đội ngũ sáng tác, sau thành chuyên nghiệp và để lại một di sản ca khúc mà cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị…</span></span></div>
<div> </div>
<div><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><b>Những nhạc sĩ “bất đắc dĩ”</b></span> </span><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></div>
<div><span style="font-size: small;"> </span></div>
<span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Chưa có một cuộc thống kê nào đầy đủ và chính xác để biết hết được, có bao nhiêu nhạc sĩ đã sáng tác trong phong trào đó. Nhưng trong ký ức của những người cùng thời, tên tuổi của từng người, và hiện họ ở đâu, sống như thế nào sau đó, đều cụ thể và rõ ràng như câu chuyện mỗi sáng hôm nay.</span></span></div>
</span><span style="font-size: small;"> </span> <span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, La Hữu Vang, Nguyễn Văn Sanh, Trương Quốc Khánh, Miên Đức Thắng, Nguyễn Xuân Tân, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Tuấn Kiệt, Nguyễn Nam… Những cái tên quen thuộc gắn liền với một thời, có những người sau trở thành nhạc sĩ chuyên nghiệp với một sự nghiệp sáng tác lừng lẫy. Còn những người khác, dù sau phong trào họ không sáng tác thêm, nhưng những ca khúc mà họ viết cũng đủ ghi danh mình vào lịch sử âm nhạc nước nhà.</span></span></div>
</span><span style="font-size: small;"> </span> <span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nhưng có một điều chung, không ai trong số họ xuất thân là nhạc sĩ chuyên nghiệp. Khi Sài Gòn tạm chiếm, phần lớn trong số họ là sinh viên, người theo văn chương, người học y khoa. Nếu ở miền bắc, họ đã rất có thể cầm súng ngoài chiến trường. Ở vùng tạm chiếm, họ cố gắng học để không bị bắt đi quân dịch cho chế độ Mỹ ngụy. Là những thanh niên trí thức, chỉ biết có học hành. Và có lẽ trong lịch sử đấu tranh giải phóng giải phóng dân tộc, chưa có cuộc “ra quân” nào của giới trí thức rầm rộ và có ảnh hưởng trực tiếp, sâu rộng như phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe.</span></span></div>
</span><span style="font-size: small;"> <span style="font-family: Arial;"> <br />
</span> </span>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tự nguyện cầm lấy cây đàn, dạo lên những nốt nhạc đấu tranh và cổ vũ lòng yêu quê hương đất nước, lịch sử đã ghi danh họ. Một thế hệ thanh niên đã theo lời ca điệu nhạc của họ mà đứng lên đấu tranh vì hòa bình và thống nhất.</span> <br />
</span></div>
<div> </div>
<span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<div><span style="font-size: small;"><b>Một di sản âm nhạc vô giá</b></span></div>
</span></span> <br />
<div><span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div align="center"><span style="font-family: Arial;"><img alt="" src="http://nhandan.com.vn/nhandan/Vietnamese/vanhoa/vhtinchung/190410/Image/i60_101300.jpg" /><br />
<span style="color: rgb(128, 128, 128);"><em>Nhạc sĩ Tôn Thất Lập thời trẻ.</em></span></span></div>
</span>
<div><span style="font-size: small;"><br />
</span></div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Chẳng phải vô tình mà cái tên nhạc sĩ Tôn Thất Lập luôn luôn được nhắc đến đầu tiên, như một “thủ lĩnh” trong phong trào sáng tác “Hát cho đồng bào tôi nghe”. Bởi không chỉ có bài hát được lấy làm tên gọi cho phong trào, ông còn là một trong những ca sĩ có ca khúc đề xướng đầu tiên, kêu gọi thanh niên học sinh xuống đường, và cũng là một trong những người sáng tác nhiều nhất.</span></span></div>
<span style="font-size: small;"> <span style="font-family: Arial;"> </span> </span>
<div><span style="font-size: small;"> </span></div>
<span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Những bài hát như Người đợi người, Đồng lúa reo, Hát trong tù, Tiếng gọi sinh viên, và đặc biệt là “Hát cho dân tôi nghe” cho đến hôm nay khi hát lên vẫn như thấy lại không khí sục sôi thuở trước.</span></span></div>
</span><span style="font-size: small;"> <span style="font-family: Arial;"> </span> </span>
<div><span style="font-size: small;"> </span></div>
<span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Một trong những nhạc sĩ “xuất thân” từ phong trào, sau này thành nhạc sĩ nổi tiếng với rất nhiều ca khúc thuộc hàng “tài sản quý” của âm nhạc nước nhà là nhạc sĩ Trần Long Ẩn. Ngoài ca khúc Người mẹ Bàn Cờ, ông còn sáng tác hàng loạt bài hát sau đó như Hát trên đường tranh đấu, Hoa lục bình, Người cha bến tàu, Hành khúc thành phố... đầy ắp tinh thần yêu nước và kêu gọi đứng lên, gần như ngay lập tức sau khi sáng tác đã vang dậy khắp đường phố Sài Gòn.</span></span><span style="font-family: Arial;"> <br />
</span></div>
</span>
<div>
<div align="center"> </div>
<span style="font-size: small;">
<div align="center"><span style="font-family: Arial;"><img alt="" src="http://nhandan.com.vn/nhandan/Vietnamese/vanhoa/vhtinchung/190410/Image/i60_101309.jpg" /><br />
<span style="color: rgb(128, 128, 128);"><em>Nhạc sĩ Trần Long Ẩn, người có nhiều ca khúc hay từ phong trào.</em></span></span></div>
</span>
<div><span style="font-size: small;"> </span></div>
<span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Gặp nhạc sĩ Tôn Thất Lập và nhạc sĩ Trần Long Ẩn ở TP. Hồ Chí Minh những ngày cuối tháng ba rực nắng sau hơn 40 năm kể từ ngày họ viết những ca khúc đầu tiên cho phong trào. Vẻ điềm đạm lặng lẽ thường ngày và sự bận rộn chuẩn bị cho đại hội Hội Âm nhạc (nhạc Tôn Thất Lập hiện là Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố và nhạc sĩ Trần Long Ẩn vẫn tiếp tục giảng dạy âm nhạc) vẫn không thay đổi khi nhắc lại những ca khúc mang nặng dấu ấn một thời.</span></span></div>
</span><span style="font-size: small;"> <span style="font-family: Arial;"> </span> </span>
<div><span style="font-size: small;"> </span></div>
<span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Lặng lẽ và điềm đạm, nhưng họ không có thời gian để nói về những ngày tháng ôm đàn ngồi viết mà dưới phố là tiếng giày đinh khua, trong tiếng ca dậy sóng và trong cả sự hoang mang thấp thỏm của lòng người. Chỉ có những lời ca, vang lên “ Hát cho dân tôi nghe tiếng hát tung cờ ngày nào/ Hát cho đêm thiên thu lửa cháy bên trại giặc thù/ Hát âm u trong đêm muôn cánh tay đang dậy lên..”- đủ sức lôi kéo cả một thế hệ đứng lên tranh đấu cho hòa bình và thống nhất.</span></span></div>
</span><span style="font-size: small;"> <span style="font-family: Arial;"> </span> </span>
<div><span style="font-size: small;"><br />
</span></div>
<span style="font-size: small;">
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nhạc sĩ “nhỏ tuổi nhất của phong trào” là Nguyễn Nam, vốn là sinh viên Đại học Vạn Hạnh, với những bài hát như Trên dòng sông lịch sử, Gửi người em gái Sài Gòn, sau này được biết đến với nhiều ca khúc được yêu thích như Xa rồi mùa đông, Dịu dàng sắc xuân, Tình ca cho em, Dòng sông và tiếng hát…</span></span></div>
</span><span style="font-size: small;"> <span style="font-family: Arial;"> </span> </span>
<div><span style="font-size: small;"> </span></div>
<span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nhưng, nhạc sĩ có ca khúc được các sinh viên hát đầu tiên phải kể đến là Miên Đức Thắng. Ca khúc Hát từ đồng hoang của ông, từ những năm 68, khi cuộc chiến tranh ở vào giai đoạn ác liệt nhất, đã được Đoàn Văn nghệ sinh viên-học sinh phố biến và hát trong phong trào phản chiến, với những lời ca vô cùng đẹp đẽ. “Từ ruộng đồng hoang vu hôm nay ta cùng hát với nhau lời này/…Đất cho ta sống/ quê hương ta bồng/ đất cho ta chết/ quê hương ta về/…Rồi ngày mai đất ta vươn thơm mùi lúa mới/ rồi ngày mai đất ta hoa lên hồng môi cười”… </span></span></div>
</span><span style="font-size: small;"> <span style="font-family: Arial;"> <br />
</span> </span>
<div>
<table cellspacing="5" cellpadding="5" bordercolor="#008080" border="2" bgcolor="#fdf5ea" width="100%" id="table1">
<tbody>
<tr>
<td>
<div>
<div align="center"><span style="font-size: small;"> </span></div>
<span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div align="center"> </div>
</span><span style="font-size: small;">
<div align="center"><span style="font-family: Arial;"><img alt="" src="http://nhandan.com.vn/nhandan/Vietnamese/vanhoa/vhtinchung/190410/Image/i60_101325.jpg" /><br />
<span style="color: rgb(128, 128, 128);"><em>Nhạc sĩ Doãn Nho.</em></span></span></div>
<span style="font-family: Arial;"> </span> </span>
<div align="justify"><span style="font-size: small;"> </span></div>
<span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div align="justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">“Sáng tác và đấu tranh trong lòng địch, trực diện với sự truy bắt, khủng bố, những nghệ sĩ khi đó phải có một lòng quả cảm vô song. Nhưng trên tất cả, sau gần 40 năm nhìn lại, có thể nói họ đã làm được nhiều hơn thế. Có thể nói âm nhạc miền nam trước đó chỉ phần lớn là nhạc dancing, nhạc ở quán bar, nhà hàng. Dòng nhạc tiền chiến thì chỉ nhấn mạnh về giai điệu và nằm ngoài đời sống đấu tranh. Chính phong trào này đã cho ra đời những ca khúc, mà ngoài giai điệu thì đã có tiết tấu rất rõ nét. Ngôn ngữ âm nhạc ở đây cũng là một thứ ngôn ngữ mới, đi vào lòng dân chúng, đặc biệt tác động đến tầng lớp sinh viên-thế hệ trí thức trẻ. Di sản ca khúc phong trào để lại có thể nói chính là nền tảng của nhạc nhẹ miền nam sau giải phóng. Và hơn thế nữa, những gương mặt thủ lĩnh sáng tác trong phong trào đó, sau này cũng chính là những cánh chim đầu đàn của nhạc nhẹ miền nam, như Trần Long Ẩn, Tôn Thất Lập”- Nhạc sĩ Doãn Nho.</span></span></div>
</span><span style="font-size: small;"> </span></div>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
<span style="font-size: small;"> <span style="font-family: Arial;"> <br />
</span> </span>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Vào những năm 70, khi phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe đang ở vào giai đoạn mạnh mẽ nhất, có một bài hát mà lời ca của nó đã nói thay lời trái tim khát khao cháy bỏng của hàng triệu triệu đồng bào cả nước: ước mơ muốn làm cánh chim hòa bình bay suốt từ nam ra bắc. Đó chính là ca khúc “Tự nguyện” của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh. Cũng là sinh viên văn khoa, ông có tất cả chín ca khúc viết trong phong trào xuống đường, ngoài ca khúc nổi tiếng Tự nguyện còn có Dành cho má một ngày, Hát trong làn khói đạn…</span></span></div>
<span style="font-size: small;"> </span> <span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Cũng nói lên ước muốn thống nhất đất nước, khát khao hòa bình, là ca khúc “Tin tưởng ca” của nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Kiệt. “Rồi hòa bình sẽ đến, đến cho dân tộc Việt. Đôi chim bồ câu trắng rủ nhau về làng xưa...”</span></span></div>
</span><span style="font-size: small;"> </span> <span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Khát khao hòa bình thống nhất, sục sôi khí thế lên đường tranh đấu, trong ký ức của các nhạc sĩ-ca sĩ, sinh viên Sài Gòn thời đó, không thể quên tên tuổi của một nhạc sĩ mà lời ca trong tác phẩm của ông là lời giục giã, hiệu triệu- nhạc sĩ Nguyễn Xuân Tân với “Dậy mà đi”. Sau này do hoàn cảnh chiến tranh, ông định cư sang Mỹ, bây giờ mỗi khi về quê hương, ông vẫn xúc động vì thấy bài hát của mình vẫn được tiếp tục hát.</span></span></div>
</span> <br />
<div><span style="font-size: small;">
<div align="center">
<div align="center"><span style="font-family: Arial;"><img alt="" src="http://nhandan.com.vn/nhandan/Vietnamese/vanhoa/vhtinchung/190410/Image/i60_101342.jpg" /><br />
<span style="color: rgb(128, 128, 128);"><em>Nhạc sĩ La Hữu Vang thời trẻ.</em></span></span></div>
</div>
</span>
<div><span style="font-size: small;"> </span></div>
<span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></div>
</span>
<div><span style="font-size: small;"><br />
</span></div>
<span style="font-size: small;">
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nhạc sĩ đặc biệt của phong trào là La Hữu Vang, khác với những nhạc sĩ khác, những ngày đầu ông ở ngoài gửi bài hát vào tham gia phong trào. Và cũng khác với những sinh viên “trái ngành” khác, ông theo học Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn. Những ca khúc của ông, như “Tổ quốc ơi ta đã nghe, Không ai ngăn nổi lời ca, Hát cho quê hương”… được coi là những nhạc phẩm hay nhất của phong trào. Giai điệu bài ca vừa mang nỗi buồn đau của người dân mất nước, vừa tha thiết tình yêu vừa khát khao dâng hiến tuổi xuân cho sự nghiệp giải phóng, cho đến nay người hát người nghe vẫn còn xúc động.</span></span></div>
</span><span style="font-size: small;"> <span style="font-family: Arial;"> </span> </span>
<div><span style="font-size: small;"> </span></div>
<span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Một tên tuổi sinh viên-nhạc sĩ nổi tiếng trong phong trào là Nguyễn Văn Sanh, vốn là đoàn trưởng Đoàn văn nghệ của sinh viên Đại học Vạn Hạnh. Những ca khúc của ông như Non nước tôi, Tình nghĩa bắc nam… hát lên thiết tha gần gũi với tình yêu quê hương đất nước, còn là lời tuyên chiến với chính sách “chia để trị” của chính quyền Diệm-Nhu thời đó. Kẻ thù tìm mọi cách chia cắt đất nước, thì lời hát tìm mọi cách thể hiện nỗi khát khao nối lại mạch máu Tổ quốc: Tình bắc nam ta như trời biển bao la/Thề giữ quê nhà không bao giờ lìa xa/Trong cơn nguy biến đất nước gọi ta/vai trên vai tiến thấy lòng như nở hoa… Đó là lời kêu gọi đoàn kết thiết tha nhất, lay động trái tim và ước muốn của hàng triệu triệu đồng bào. </span></span><span style="font-family: Arial;"> <br />
</span></div>
</span>
<div><span style="font-size: small;"> </span></div>
<span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Ca khúc này cũng như đáp lại lời kêu gọi của Bác Hồ về quyết tâm giải phóng dân tộc, thông nhất đất nước: Sông có thể cạn, núi có thể mòn…</span></span></div>
</span><span style="font-size: small;"> </span> <span style="font-size: small;"> </span><span style="font-size: small;">
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Một thế hệ sinh viên, và rất nhiều người sau này biết đến những ca khúc của ông, nhưng có lẽ ít ai biết, ngoài vai trò là nhạc sĩ, Nguyễn Văn Sanh còn là ca sĩ chính của phong trào. Thời đó, cùng với Trần Xuân Tiến, ông là một trong hai giọng ca “sấm rền”, mạnh mẽ và truyền cảm. Mỗi lần ông cất tiếng hát lĩnh xướng, là như tiếng quân đi, hào hùng và khí thế.</span></span></div>
</span><span style="font-size: small;"> </span> <span style="font-size: small;">
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tất cả họ, những người làm nên gương mặt phong trào, để lại tên tuổi mình và ghi dấu một dòng nhạc đặc biệt trong lịch sử âm nhạc nước nhà, giờ người đã đi xa, người ở lại cũng tản mát. Ký ức những ngày mang lời ca tiếng hát xuống đường đi tranh đấu, hát cho đồng bào về lòng yêu thương đất nước, chỉ còn giữ đâu đó xa xăm. Nhưng ít nhất, có một người trong số họ, giờ vẫn ngồi hát những bài ca ra trận đó, một thời...</span></span></div>
</span>
<div><span style="font-size: small;"> </span></div>
<div style="text-align: right;">
<div style="text-align: right;"><em><strong><span style="font-family: Arial;"> </span></strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><strong>Theo NDĐT</strong></span></span></em></div>
</div>
</div>
</div>
</div>
</div>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
</meta>
</div> </html>