Vẫn hát cho hôm nay…

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office"> <head> <meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" /> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /> <title>Kỷ niệm 35 năm giải phóng miền N</title> <style type="text/css"> .style1 { color: #808080; font-style: italic; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style2 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style3 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-style: italic; font-size: 10pt; } .style4 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-weight: bold; font-size: 10pt; } .style5 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; text-align: justify; } </style> </head> <body> <div class="tittrungbinh" align="left"> <p class="style2"><strong>Kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam</strong></p> </div> <div class="titlonvua" align="left"> <p class="style2"><strong>Hát cho đồng bào tôi nghe - những lời ca vang vọng (Kỳ cuối)</strong></p> </div> <table border="0" width="100%"> <tr> <td width="100%"> <p> <div class="" style="float: left;"> <table> <tr> <td> <p class="style2"><img src="i56_162936.JPG" /></p> </td> </tr> <tr> <td align="center"> <p class="style1">Ca sĩ Trần Xuân Tiến.</p> </td> </tr> </table> </div> </p> <div class="tittrungbinh" align="justify"> <p class="style2">Ba mươi lăm năm sau chiến tranh. Đồng đội cũ mỗi người một ngả, người còn người mất, người nhớ người quên. Nhưng đối với nhạc sĩ-ca sĩ Trần Xuân Tiến, dường như tuổi thanh niên mãi dừng lại, với những ca khúc trầm hùng tha thiết của một thời mà ở bất cứ đâu, ông cũng có thể cất tiếng hát, chất giọng âm vang...</p> </div> <div class="art_content" align="justify"> <div> <p class="style4">Kỳ&nbsp;3: Vẫn hát cho hôm nay…</p> </div> <div> <p class="style2">Kỷ niệm ngày học sinh sinh viên 9-1-2010 vừa qua, thành đoàn TP Hồ Chí Minh dựng lại chương trình nghệ thuật “Hát cho đồng bào tôi nghe”, Trần Xuân Tiến vẫn được mời làm ca sĩ chính. </p> </div> <div> <p class="style2">“Thật sự là xúc động, không ngờ là sau từng ấy năm qua đi, chiến tranh đã lùi xa đến thế, mà bây giờ hát lại những bài hát ngày đó vẫn được mọi người thích thú. Chương trình hôm đó rất đông người đến xem và vỗ tay rầm rầm. Xúc động bởi vì cứ mỗi năm đến vài dịp kỷ niệm ngày học sinh sinh viên và ngày giải phóng, tui lại “đắt show”, ở đâu tổ chức cũng mời tui đi hát”. </p> </div> <div> <table id="table3" bgcolor="#f7deb9" border="2" cellpadding="5" width="100%"> <tr> <td> <p class="style5">Sau hơn 40 năm nhìn lại, có thể nói phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe đã làm nên một dòng nhạc đặc biệt trong âm nhạc nước nhà với hàng trăm ca khúc. Nếu tách hẳn chúng khỏi bối cảnh xã hội thời bấy giờ, tách hẳn những tác động của nó trong khí thế đấu tranh, bây giờ cần đánh giá lại để thấy rằng, đó là một tài sản âm nhạc vô cùng quý giá cả về tư tưởng lẫn chuyên môn nghệ thuật. Có những ca khúc đã đạt đến mẫu mực về hành khúc, với ba đoạn rõ ràng. Có những ca khúc giai điệu vô cùng đẹp, có thể hát đơn ca, song ca, hợp xướng đều được. Rõ ràng, mặc dù ra đời từ nhu cầu thúc ép của đời sống tức thì khi đó, nhưng trải qua thời gian, những ca khúc này vẫn có chỗ đứng riêng của nó trong đời sống âm nhạc. – nhạc sĩ Trần Xuân Tiến.</p> </td> </tr> </table> </div> <div align="center"> <p class="style3"><img src="i56_162948.jpg" /></p> </div> <div align="center"> <p class="style1">Ca sĩ Trần Xuân Tiến- áo xanh- hát trong một buổi gặp mặt văn nghệ sĩ sáng tác về thanh niên xung phong.</p> </div> <div> <p class="style2">Mỗi năm chỉ vài dịp kỷ niệm, người ta mời đến, để ông có dịp hát trên sân khấu, trước đông đảo mọi người. Còn không thì ông vẫn hát, mà kỳ lạ là chỉ những bài hát của thời “Hát cho đồng bào tôi nghe”, không quên một bài hát, một câu hát nào... Ngồi đối diện với ông trong căn phòng làm việc nhỏ tại Phòng Văn hóa - Văn nghệ của Ban Tuyên giáo Thành ủy, trong câu chuyện xen lẫn giữa quá khứ và thực tại, lúc lúc ông lại sưa đắm chìm trong những lời ca và giai điệu mà với ông, có lẽ đã như là hơi thở. Hàng giờ, hết bài này đến bài khác,&nbsp; giọng hát của người đàn ông sáu mươi tuổi, vẫn thiết tha và mạnh mẽ như thời thanh niên sôi nổi, như có sức níu giữ chân người đi giữa Sài Gòn vội vã.</p> </div> <div> <p class="style2">“Những lời bài hát đẹp lắm, hay lắm, kỳ lạ lắm. Hát mà trong tim như có lửa. Nó như là tuyên ngôn của một thế hệ thanh niên. Bao nhiêu người của thế hệ đó đã hy sinh. Mỗi lần tui hát là tui lại nghĩ về những người đã đứng lên, rồi đã ngã xuống. Những bài hát giữ lửa cho một thế hệ, truyền đến hôm nay”.</p> </div> <div> <p class="style2">Thừa nhận mình là người không chỉ hát hay, mà còn có năng khiếu diễn thuyết, Trần Xuân Tiến cũng cho rằng “lịch sử cũng đã chọn đúng người” khi hơn 40 năm trước, ông được phân công đảm nhiệm vai trò là Đoàn trưởng Đoàn Văn nghệ sinh viên – học sinh Sài Gòn. </p> </div> <div align="center"> <p class="style2"><img src="i56_162951.jpg" /></p> </div> <div align="center"> <p class="style1">Sinh viên học sinh xuống đường năm 1970</p> </div> <div> <p class="style2">Đó là những năm tháng khốc liệt nhất. Khoảng năm 1972-&nbsp; những hạt nhân của phong trào như nhạc sĩ Tôn Thất Lập, nhạc sĩ Trần Long Ẩn, bác sĩ Trương Thìn, ca sĩ – nhạc sĩ Nguyễn Văn Sanh... người thì đã rút vào chiến khu hoạt động bí mật, người thì ra bắc. Trần Xuân Tiến bắt đầu được phân công là ca sĩ chính của phong trào sinh viên học sinh vào năm 1973,&nbsp; đó là khi sự bắt bớ của chính quyền Sài Gòn trở nên gắt gao hơn bao giờ hết.</p> </div> <div> <p class="style2">Được coi là giọng ca thay thế tiếng hát sầm rền của nhạc sĩ – ca sĩ Nguyễn Văn Sanh khi đó đã ra bắc, Trần Xuân Tiến với chất giọng trầm vang của mình đã bao phen ra hát mà như truyền hiệu lệnh, vậy nên chính quyền hồi đó truy bắt ông hết sức gắt gao.</p> </div> <div> <p class="style2">Trong ký ức của ông vẫn ghi nhớ như in những lần vừa hát vừa chạy cảnh sát, “như là đi đột kích” ấy. Nhưng những chương trình văn nghệ vẫn được dàn dựng cẩn thận. Ông còn nhớ rõ những màn múa ấn tượng như Tiếng trống hào hùng, hay Rạch Gầm dậy sóng do biên đạo múa Tùng Linh thực hiện và ông là ca sĩ lĩnh xướng. Người nghe ngồi dưới nổi da gà, và lính ngụy có lúc nghe những bài hát đó xong, nhìn thấy ông ra về còn tránh đường để cho ông đi. </p> </div> <div> <table id="table2" bgcolor="#f7deb9" border="2" cellpadding="5" width="100%"> <tr> <td> <div class="MsoNormal"> <p class="style5">“… Đó là thời kỳ Thiệu siết lại đời sống chính trị ở miền Nam để củng cố quyền lực của mình. Dĩ nhiên phong trào sinh viên không thể không bị đàn áp. Tôi có dự buổi họp báo của ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn (khoá 1967-1968) bị cảnh sát Thiệu tấn công tại số 4 Duy Tân (hiện nay là Nhà văn hóa Thanh Niên) do Nguyễn Đăng Trừng (hiện là trưởng đoàn luật sư TP. Hồ&nbsp; Chí Minh) làm chủ tịch. Chính quyền Thiệu không&nbsp; công nhận Ban chấp hành này. Buổi họp báo này nhằm phản đối chính quyền Thiệu bắt sinh viên Nguyễn Trường Cổn. Nhưng cuộc họp báo vừa bắt đầu thì cảnh sát tấn công bằng lựu đạn tay và ập vào. Trừng nhanh chân chạy thoát. Sau cuộc tổng công kích đợt 2, Trừng rời Sài Gòn ra vùng giải phóng đi theo Liên minh Dân tộc Dân chủ Hoà bình của Luật sư Trịnh Đình Thảo. Sinh viên Nguyễn Trường Cổn bị toà án quân sự Sài Gòn kết án 5 năm tù về tội phản nghịch. Toà án quân sự cũng tuyên án tử hình khiếm diện Nguyễn Đăng Trừng khi biết được anh đã vào rừng theo Việt cộng. Vào thời điểm này một số đông trí thức và sinh viên&nbsp; cũng có lựa chọn như Trừng.” (Lý Quý Chung- Hồi ký không tên-NXB Trẻ, 2005).</p> </div> <div class="MsoNormal"> <p class="style5">“Thật sự không phải bao giờ cảnh sát cũng hăng hái ra tay đàn áp những người biểu tình khi mà đa số là trí thức tay không, là phụ nữ, người tu hành, học sinh sinh viên ở tuổi con em của họ. Do đó các tay chỉ huy cảnh sát ác ôn phải nghĩ ra những đòn ma giác để biến các nhân viên cảnh sát bình thường thành những “con thú dữ”: họ cho những tên cảnh sát chìm (mặc thường phục) len lỏi vào đám đông biểu tình, rồi từ đây chúng ném đá và các vật cứng khác có thể gây thương tích về phía lực lượng cảnh sát đang dàn ra để ngăn chặn biểu tình. Thế là lực lượng cảnh sát điên lên vì cho rằng những người biểu tình đã tấn công họ, họ bắt đầu phản ứng lại và đàn áp không còn nương tay. Trong sự hỗn loạn này, nguy hiểm nhất cho những người tham gia biểu tình là sự can thiệp của bọn cảnh sát chìm. Chúng tấn công từ phía sau đầy bất ngờ, với gậy gộc và những khúc gỗ dài có đóng đinh nhọn ở đầu. Cảnh sát sắc phục dù sao vẫn còn e ngại những hành động quá tay của mình có thể bị báo chí nước ngoài chụp ảnh, lên&nbsp; án làm ảnh hưởng xấu chế độ. Còn cảnh sát chìm nếu có quá tay thì được chính quyền đổ thừa cho sự bộc phát&nbsp; của “quần chúng” chống lại các phần tử thiên cộng(!)…</p> </div> <div class="MsoNormal" align="right"> <p class="style3">(Lý Quý Chung-Hồi ký không tên-NXB Trẻ-2005)</p> </div> </td> </tr> </table> </div> <div> <p class="style2">“Cái thời tôi làm đoàn trưởng đoàn văn nghệ là thời kỳ mà chúng tôi không còn được hoạt động công khai như trước. Trước đó, khoảng trước năm 1971,&nbsp; khu tự trị đại học là nơi bất khả xâm phạm. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, phong trào bùng phát mạnh mẽ, cảnh sát chui vào tận giảng đường hoặc ký túc xá để bắt sinh viên. Có nhiều cuộc biểu diễn ca hát cùng với biểu tình, băng rôn, khẩu hiệu. Cảnh hát đàn áp thô bạo bằng ma trắc, lựu đạn cay, lựu đạn thối, ngứa, và đặc biệt là dùng súng bắn đạn cao su. Đạn cao su bắn trúng thì không chết đâu, nhưng mà đau chết luôn!” – ông kể. </p> </div> <div align="center"> <p class="style2"><img src="i56_162954.jpg" /></p> </div> <div align="center"> <p class="style1">Nhạc sĩ Trần Xuân Tiến trong một buổi tập hát sử ca cho HS Trường THCS Bình Lợi Trung (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)</p> </div> <div> <p class="style2">Vẫn một giọng hài hước thế, ông nói vui về cuộc sống hôm nay: “Thời đó gian khổ vậy mà khi nào lòng cũng phơi phới. Còn bây giờ, tui nghe nhiều bài hát thấy đau lòng quá cô ơi. “Ăn bánh trả tiền, Lời sám hối của một người hấp hối, Yêu một người sống với người khác, Kiếp đỏ đen...”- bọn trẻ thì cho rằng đó là nhạc thời trang, nhạc trẻ, nhưng tui cho rằng đó là nhạc chợ, nghe không nổi. Có những người hát mà mở miệng ra là đau khổ xót xa tan nát. Mà họ cố làm ra vẻ thế chứ thực tế thì có gì tan nát vậy đâu. Tuy những bài hát đó cũng chỉ là phần nhỏ thôi, nhưng nó cũng bộc lộ những nhận thức thẩm mỹ đáng lo ngại”. </p> </div> <div> <p class="style2">Là một người làm quản lý văn hóa, ông vẫn trăn trở thế. Nhưng khi có ai hỏi thăm về mình, ông lại cười tươi “Bên ngoài phong cảnh xác xơ/Bên trong phong cảnh nên thơ hữu tình”!</p> </div> <div> <p class="style2">Nếu ai cần hỏi gì về cái thời “Hát cho đồng bào tôi nghe” ấy, ông là một trong những người còn lại có thể ngồi nói hàng giờ, nhắc tên từng nhạc sĩ, từng ca sĩ, những thủ lĩnh thanh niên đã có mặt trong phong trào suốt gần chục năm, hát lại từng bài hát, tả lại từng cuộc biểu tình. </p> </div> <div> <p class="style2">Có thể gọi ông là một người thanh niên chung thủy, bởi trong ông luôn sôi nổi bầu nhiệt huyết của một thời tuổi trẻ không thể nào quên. Và vì thế, ông giữ trong mình ký ức của một thế hệ.</p> </div> <div> <table id="table1" bgcolor="#f7deb9" border="2" cellpadding="5" width="100%"> <tr> <td> <div style="border: medium none; padding: 0cm;"> <p class="style5">Trần Xuân Tiến quê ở Quảng Ngãi. Đỗ Tú tài toàn phần năm 1968 và vào học Đại học văn khoa Sài&nbsp; Gòn năm chiến tranh đang ở vào giai đoạn khốc liệt nhất. Hồi nhỏ ông có khiếu âm nhạc và đã sáng tác những bài hát rất trong sáng như Hái ổi. Năm 1970 tham gia phong trào Hát cho đồng bao tôi nghe. Ngoài chất giọng trời phú và khả năng diễn thuyết, nắm vai trò lĩnh xướng trong nhiều cuộc biểu diễn, biểu tình, ông còn đảm nhận cả vai trò sáng tác và sinh hoạt trong Hội sinh viên sáng tác thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn. Ông đóng góp cho phong trào gần một chục bài hát, gồm có Chim hòa bình, Dâng hoa cho nước, Em gái văn khoa, Học đánh vần...</p> </div> <div style="border: medium none; padding: 0cm;"> <p class="style5">Ông là đoàn trưởng Đoàn Văn nghệ sinh viên học sinh Sài Gòn từ 1973.&nbsp; Sau giải phóng ông tiếp tục được Trung ương Đoàn phân công làm Trưởng đoàn văn nghệ học sinh-sinh viên giải phóng Sài Gòn – Gia Định. Trải qua một vài công tác đều liên quan đến âm nhạc và phong trào đoàn, ông trở về đảm nhận cương vị đầu tiên ở Nhà văn hóa thiếu nhi. Năm 1986 ông theo học khoa Lý luận sáng tác chỉ huy của Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh. Hiện ông là trưởng phòng Văn hóa văn nghệ, Ban tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh. </p> </div> </td> </tr> </table> </div> </div> <div align="right"> <p class="style2"><strong><em>Theo NDĐT</em></strong></p> </div> </td> </tr> </table> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chiều ngày 14/01/2024, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình công bố quyết định về công tác tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc Thành đoàn.

Agile Việt Nam
;