Những bức điện tối khẩn

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml"> <head> <meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" /> <meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" /> <title>Giải phóng Trường Sa</title> <style type="text/css"> .style1 { text-align: justify; } .style2 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style3 { text-align: justify; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style4 { text-align: center; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; color: #808080; } .style5 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; text-align: right; } .style6 { text-align: center; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; color: #0000FF; } </style> </head> <body> <p class="style3"><strong>Giải phóng Trường Sa </strong></p> <p class="style6"><strong>Kỳ 1: Những bức điện tối khẩn</strong></p> <p class="style3">Tháng 4-1975. Khi những đoàn quân giải phóng ào ạt tiến về Sài Gòn, có một lực lượng đặc biệt được lệnh dừng lại ở Đà Nẵng để nhận nhiệm vụ trên mặt trận biển Đông. </p> <table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40"> <tr> <td class="style1"> <img border="1" class="style2" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=413426" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="style4"><em>Biên đội gồm ba tàu 673, 674, 675 chở quân ra giải phóng Trường Sa</em></p> </td> </tr> </table> <p class="style3">Ấy là nhiệm vụ giải phóng quần đảo Trường Sa. 35 năm sau, những tư liệu lịch sử đã cho thấy tầm nhìn chiến lược về vị trí của Trường Sa đã được xác lập rõ ràng ngay trong chiến dịch Hồ Chí Minh.</p> <p class="style3">Một tháng trước giải phóng, ngày 30-3-1975, Quân ủy Trung ương điện gửi các ông Chu Huy Mân, Võ Chí Công, nêu rõ: “Theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Thường vụ giao Khu ủy và Bộ tư lệnh B1 nhiệm vụ nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhất đánh chiếm các đảo hiện do quân chính quyền miền Nam đang chiếm đóng. Trong việc này anh Nguyễn Bá Phát, phái viên của Bộ Tổng tham mưu, và các cán bộ hải quân đi cùng sẽ do khu ủy và quân khu ủy chỉ đạo để thực hiện kế hoạch”.</p> <p class="style3"><strong>Mệnh lệnh chiến lược</strong></p> <p class="style3">Mười ngày sau, một bức điện tối khẩn khác từ Quân ủy trung ương điện cho Bí thư Khu ủy Khu V Võ Chí Công và chính ủy chiến dịch Huế - Đà Nẵng Chu Huy Mân cùng phó tư lệnh hải quân Hoàng Hữu Thái: “Chỉ thị cho các lực lượng ta hành động kịp thời theo phương án đã định”.</p> <p class="style3">Cùng ngày bức điện trên phát đi, từ Hải Phòng một biên đội gồm ba tàu của đoàn tàu không số (lữ đoàn 125) rời vùng biển Đông Bắc thẳng tiến vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Ấy là các tàu 673 do Nguyễn Xuân Thơm làm thuyền trưởng, tàu 674 do Nguyễn Văn Đức và tàu 675 do Phạm Duy Tam làm thuyền trưởng kiêm biên đội trưởng mở hết tốc lực vượt biển để cập cảng Tiên Sa vào 21g đêm 10-4-1975.</p> <p class="style3">Vừa đến cảng Tiên Sa, ngay lập tức cả ba tàu cấp tốc nhận nhiệm vụ chở quân đi giải phóng Trường Sa gồm đội 1 của đoàn 126 đặc công nước hải quân do anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Ngọc Quế làm đội trưởng, cùng một lực lượng đặc công của sư đoàn 2 - Quân khu 5 phối thuộc. Chỉ huy cả hai lực lượng này là lữ đoàn trưởng đặc công nước Mai Năng. Từ Tiên Sa, trong đêm tối cả ba tàu 673, 674 và 675 được ngụy trang thành tàu đánh cá mang cờ hiệu nước ngoài.</p> <p class="style3">4 giờ sáng 11-4, ba con tàu “đánh cá” với mật danh “biên đội C75” đè sóng thẳng hướng ra Trường Sa. Đảo Song Tử Tây là đảo đầu tiên mở màn cho chiến dịch trên biển. Đây cũng là thời điểm các cánh quân của ta đang chuẩn bị nổ súng trên mặt trận Phan Rang - Xuân Lộc - Tây Ninh.</p> <p class="style3">Trong căn nhà trên đường Triệu Việt Vương (Đà Nẵng), đại tá Phạm Duy Tam nhớ lại: “Tàu chở lực lượng đi đánh Trường Sa vốn là những chiếc tàu của “đoàn tàu không số” từng vận tải vũ khí cho chiến trường miền Nam. Tàu trang bị rất thô sơ. Ngày ấy, tàu không có các phương tiện khí tài dẫn đường hiện đại như rađa, máy định vị, đo sâu... như bây giờ. Trên tàu chỉ có một la bàn từ, một đồng hồ thiên văn và bộ “bầu trời sao” để định hướng theo sao trời. Dù cả ba thuyền trưởng của biên đội C75 từng có nhiều kinh nghiệm trong những chuyến vận chuyển vũ khí trên “tàu không số”, nhiều lần đi qua vùng biển này, nhìn thấy các đảo nhưng ban đêm rất khó phát hiện...”.</p> <p class="style3">Để đưa được toàn bộ lực lượng tiếp cận chính xác các đảo ở Trường Sa là chuyện không dễ dàng, dù với lực lượng đặc công nước tinh nhuệ của đoàn 126 và đặc công sư đoàn 2 lừng lẫy của Quân khu 5.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40"> <tr> <td class="style1"> <img border="1" class="style2" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=413416" /></td> </tr> </table> <p class="style3"><strong>Cắm cờ ở Song Tử Tây</strong></p> <p class="style3">Tiếp với ký ức của 35 năm về trước này, tại khu điều trị của một bệnh viện quân đội ở Hà Nội, thiếu tướng Mai Năng cầm những bức ảnh đen trắng được chụp trong những ngày đầu giải phóng Trường Sa. Chỉ vào một góc của tấm hình đã ố vàng, vị tướng nhớ rất rõ đó là vị trí của ngọn đèn biển trên đảo Trường Sa lúc bấy giờ: “Khi chúng tôi đang hành quân trên biển thì trên trời máy bay quần đảo. Dù bộ đội đặc công và vũ khí được giấu dưới khoang tàu, bên trên phủ lưới đánh cá nhưng tình huống này không khỏi làm chúng tôi phải suy tính. Kế hoạch bị lộ rồi chăng!”.</p> <p class="style3">Lúc này, chỉ huy trưởng Mai Năng lệnh cho các tàu chuyển hướng khác để đánh lạc hướng. Những người lính của biên đội C75 trong vai ngư dân vững vàng hướng tàu về vùng biển phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) như lịch trình của một tàu đánh cá thông thường. Sau nhiều giờ quan sát, máy bay rút đi. Ngay lập tức toàn biên đội tăng tốc hướng đến quần đảo Trường Sa.</p> <p class="style3">Đại tá Quế tiếp tục câu chuyện: “Chúng tôi hành quân từ rạng sáng 11-4-1975 đến chiều 13-4-1975 thì ra tới vị trí triển khai tiếp cận đảo. Để giữ bí mật, tất cả đặc công có mặt trên tàu chỉ có thể giữ tư thế nằm ngửa suốt mấy ngày hành quân. Tuy đói nhưng chẳng ai ăn uống được gì nhiều. Trong khoang tàu nhỏ hẹp, đồng chí Mai Năng cứ nằm ngửa giao nhiệm vụ, còn tôi lúc nhận lệnh cũng ở tư thế ấy”.</p> <p class="style3">Khoảng 1g sáng 14-4-1975, đội 1 đặc công do đội trưởng Nguyễn Ngọc Quế chỉ huy chia làm ba mũi lặng lẽ rời tàu 673, dùng xuồng đổ bộ lên đảo. Các tàu 674 và 675 làm nhiệm vụ án ngữ phía bên ngoài. Lúc này Song Tử Tây trong màn đêm là một khối thẫm màu, thỉnh thoảng có vài ánh đèn tuần tra trên đảo lúc tắt lúc sáng.</p> <p class="style3">Theo đại tá Quế, có hai mũi đổ bộ an toàn nhưng mũi còn lại xảy ra sự cố không thể tiếp cận đảo do sóng quá to. Hơn một giờ sau, mũi tiến công gặp sự cố cũng đã bám được đảo. Đến khoảng 5g30 sáng 14-4-1975, binh sĩ Sài Gòn trên đảo Song Tử Tây đồng loạt đầu hàng. Lá cờ Tổ quốc được kéo lên. “Người có vinh dự treo cờ Tổ quốc trên đảo Song Tử Tây là hạ sĩ Lê Xuân Phát, thuộc đội 1, đoàn đặc công 126”- đại tá Quế nói.</p> <p class="style3">Ngay sau khi giải phóng đảo Song Tử Tây, hệ thống phòng thủ ở toàn bộ quần đảo Trường Sa bị đe dọa. Cùng lúc này các lực lượng của đoàn đặc công 126 tiếp tục theo tàu đi giải phóng các đảo còn lại: Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca, An Bang và Trường Sa Lớn. Ngay hôm đó (14-4) tàu 675 chở quân của sư đoàn 2 Quân khu 5 kịp thời ra tiếp quản, thiết lập hệ thống phòng thủ bảo vệ đảo Song Tử Tây, rồi tiếp tục chở quân của lữ đoàn 126 tiếp tục hành trình giải phóng quần đảo Trường Sa.</p> <p class="style3">------------------------------------------------</p> <p class="style1"><strong><em>“<span class="style2">Một binh sĩ Sài Gòn nói với tôi rằng sau khi đã nhận biết đối phương qua giọng nói thì họ bình tĩnh hơn, vì lực lượng giải phóng đảo là quân đội miền Bắc, đều là đất nước Việt Nam cả!”. Ấy là ký ức của vị tướng già 35 năm về trước.</span></em></strong></p> <p class="style1"><strong><span class="style2"><u>Kỳ tới:</u></span> <span class="style2"><em>Ký ức ngày tiếp quản</em></span></strong><span class="style2"> </span></p> <p class="style5"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chiều ngày 14/01/2024, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình công bố quyết định về công tác tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc Thành đoàn.

Agile Việt Nam
;