Tiếp sức đồng đội cũ

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml"> <head> <meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" /> <meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" /> <title>Giải phóng Trường Sa</title> <style type="text/css"> .style8 { text-align: justify; } .style9 { text-align: justify; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style10 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style11 { text-align: center; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; color: #0000FF; } .style12 { text-align: center; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; color: #808080; } .style13 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; text-align: right; } </style> </head> <body> <p class="style11"><strong>Tiếp sức đồng đội cũ</strong></p> <p class="style9">Những cán bộ, giao liên, bảo vệ, hậu cần của căn cứ Thành đoàn Sài Gòn - Gia Định đã có buổi họp mặt cảm động ở Củ Chi - TP.HCM vào sáng 16-4.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40"> <tr> <td class="style8"> <img border="1" class="style10" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=413685" /></td> </tr> <tr> <td class="style12"><em>Dì Ngô Thị Ba (trái) vui mừng gặp lại đồng đội cũ </em></td> </tr> </table> <p class="style9">Cuộc gặp mặt mà với nhiều người là lần đầu tiên từ sau hòa bình lập lại này còn có thêm một ý nghĩa khác: người khá giả đóng góp chia sẻ, hỗ trợ những đồng đội cũ đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Những thanh thiếu niên ngày nào giờ đây người tóc lấm tấm sương, người mái đầu bạc trắng. </p> <p class="style9">Tiếng cười rôm rả, cái bắt tay nồng nhiệt xen lẫn tiếng chào nhau, đôi lúc khựng lại rồi “à” lên do mới nhớ ra, tiếp theo là một cái ôm thắm thiết. Những câu đại loại: “Tôi là Chín Nhịn, còn đây là Cường, tự là “vịt tàu đẹt” mà anh Tư không nhớ sao...” vang lên khắp nơi.</p> <p class="style9"><strong>Quá khứ anh hùng</strong></p> <p class="style9">Sau Tết Mậu Thân năm 1968, bị địch tấn công ráo riết, quyết liệt, căn cứ Thành đoàn phải dời đi nhiều nơi, từ Sa Đéc qua bên kia biên giới Campuchia (tiếp giáp Hồng Ngự, Đồng Tháp), nhiều cán bộ bị bắt, thương vong... </p> <p class="style9">Theo lời các anh chị cán bộ Thành đoàn thời đó kể lại đây là giai đoạn rất khó khăn. Mỗi người có công tác khác nhau, riêng cánh giao liên luôn phải đảm nhận nhiệm vụ nguy hiểm, lúc nào cũng phải ở sát bên vùng địch, bảo đảm những chuyến đưa người ra vô căn cứ - chiến trường (Sài Gòn) an toàn. Vì đặc điểm cần dễ qua mắt địch nên giao liên đều là những cậu bé, cô bé 12-15 tuổi. Bảo vệ ngoài nhiệm vụ cảnh giác, chống càn, còn phải xây dựng căn cứ, đào công sự, chuyển thư từ, công văn...</p> <p class="style9">“Ngày đó, tiêu chuẩn cán bộ và giao liên, bảo vệ, hậu cần chẳng khác nhau bao nhiêu, bí thư Thành đoàn chỉ hơn được nửa ký đường, ít tiền tiêu vặt, còn công việc như đào công sự, khiêng vác... thì như nhau”- anh Ba Lãng (Trần Minh Đức), trưởng căn cứ của đoàn ủy sinh viên giai đoạn đó, nói vậy.</p> <p class="style9">Anh nói bao nhiêu năm qua anh vẫn chưa phai ấn tượng cảm phục chị giao liên Sáu Phú (Trương Thị Kim Liên). Mùa nước nổi chị ở cái nhà sàn nhỏ bé, chỉ cách ngọn cây gòn 2m, có lúc bị địch quần chị phải trốn dưới nước nhiều ngày. Chị còn phải chăm lo từ chuyện công tác, dạy dỗ, ăn ngủ cho một nhóm lóc nhóc “mấy đứa” giao liên. </p> <p class="style9">Suốt mấy tháng trời, nhóm của chị đưa cán bộ ra vô hàng trăm chuyến thông suốt, an toàn. Dì Ngô Thị Ba là giao liên nội thành. Nhà dì ở khu Rạch Miễu, quận Phú Nhuận là nơi nuôi giấu cán bộ và cất giữ vũ khí. Chị Huỳnh Thị Cộm trong một chuyến đi giao liên ở Hồng Ngự mang tiền tiếp tế cho anh em đã bị bắt do chiêu hồi chỉ điểm. Tới giờ chị kể lại nét mặt vẫn còn thể hiện nỗi đau. May mắn là chị chỉ ở tù 1 năm, đến năm 1972 được thả.</p> <p class="style9"><strong>Cơ cực</strong></p> <p class="style9">Chị Ba Trọng (nguyên cán bộ tổ chức Quận ủy quận 6, hiện là chủ doanh nghiệp), một trong số ít giao liên có được thành công trong cuộc sống, cho biết: “Sau ngày đất nước thống nhất, do công việc bề bộn nên các anh chị lãnh đạo không thể lo lắng được cho “bọn nhỏ” như hồi ở cứ. Mạnh ai nấy bươn chải. Ai cũng được tạo điều kiện đi học, nhưng nhiều người do hoàn cảnh phải nghỉ học, lập gia đình sớm, rồi vất vả vật lộn với miếng cơm manh áo cho đến tận hôm nay...”.</p> <p class="style9">Nhiều người hiện nay có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Sau khi chồng mất, chị Sáu Phú đưa đàn con lên Bù Đốp (tỉnh Bình Phước) sinh sống trong căn nhà cũ nát, không có điều kiện khoan nổi cái giếng nước ngọt để dùng. Chị mang trong mình nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh ung thư dạ dày.</p> <p class="style9">Dì Ngô Thị Ba hưởng ứng cuộc vận động đi xây dựng vùng kinh tế mới, đi về Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Nhà ở trong vùng sâu, năm nay 78 tuổi nhưng hằng ngày dì vẫn phải dắt xe đạp (vì mắt mờ, chân yếu, không chạy xe được) lội bộ khoảng một cây số ra chợ Minh Hòa bán bánh mì, kiếm 30.000-40.000 đồng/ngày. Vợ chồng dì sống với người con trai út, nhưng anh này làm bảo vệ cho nhà trường, lương chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng, lại phải nuôi vợ và hai con.</p> <p class="style9">Anh Lê Văn Cường (người có biệt danh “vịt tàu đẹt”) làm bảo vệ căn cứ Thành đoàn trong sáu năm. Sau năm 1975, anh sang Campuchia lập nghiệp, thu nhập chính từ nghề làm thợ mộc. Anh Cường có tám người con, tất cả chưa bao giờ được đến trường. Cuộc sống đã khắc nghiệt lại càng khắc nghiệt hơn khi vợ anh qua đời năm 2002. Con cái lớn lên rồi cũng đi làm thuê, lương thì “ba đồng, ba cọc” chỉ đủ nuôi thân. Nay bốn người con lớn đã có gia đình, tuổi gần 60 mà anh vẫn ngày ngày làm thuê nuôi những đứa con nhỏ còn lại.</p> <p class="style9">Chị Huỳnh Thị Cộm vẫn phải lặn lội buôn bán trái cây cùng với con gái, không có vốn chị phải đi vay trả lãi. Anh Chín Nhịn, bảo vệ, công tác chung cánh của chị Cộm, từng bị bắt tù đày. Sau ngày đất nước thống nhất, anh về Đồng Tháp sống trên đất ruộng thuê, thu nhập một năm chỉ gần 10 triệu đồng. Anh Chín Linh (bảo vệ cánh B9, thanh niên công nhân) cũng có cuộc sống vô cùng khó khăn. Vợ bỏ đi, 65 tuổi mà anh vẫn phải đi cắt lúa mướn để nuôi ba con...</p> <p class="style9"><strong>Chia sẻ</strong></p> <p class="style9">Một số anh chị cán bộ Thành đoàn năm ấy như anh Sáu Tiếp, Bảy Thiện, Năm Hiền, Tám Gương, Ba Tuyên, Ba Lãng, chị Ba Trọng, chị Tư Tính, chị Sáu Lành... đau lòng khi biết những em, cháu, đồng đội ngày xưa đã và đang phải sống rất khó khăn. Thỉnh thoảng, các anh chị “biết ai khó khăn thì giúp” nhưng vẫn lo nghĩ một điều rằng sự giúp đỡ lẻ mẻ sẽ không cải thiện được gì. Vậy là người có công tìm cách bắt lại liên lạc, người góp của.</p> <p class="style9">17 đơn vị nơi các anh chị đang làm việc đóng góp tổng cộng 360 triệu đồng, hỗ trợ được 34 đồng đội cũ, tùy theo mức độ khó khăn. Ban tổ chức đã thống nhất “không xâm phạm” đồng nào trong khoản thu được mà chi tất cả, vì thế mới có chuyện chưa từng thấy bao giờ là số tiền hỗ trợ lẻ đến 500 đồng (mức 1: 10 gia đình khó khăn đặc biệt, mỗi gia đình 14.059.500 đồng, mức 2: 21 gia đình rất khó khăn, mỗi gia đình 9.845.000 đồng, mức 3: ba gia đình khó khăn nhưng bươn chải được: 4.220.000 đồng/gia đình). </p> <p class="style9">Anh Sáu Đông (Phan Văn Mùa, hiện sống tại quận 2, trước làm công tác hậu cần vận chuyển vũ khí cho cơ sở, bị tù 5 năm tại Côn Sơn) cầm gần 10 triệu đồng trên tay, bùi ngùi nói: “Đây là số tiền rất lớn để mai về mua tôn lợp lại cái nhà đang bị dột nát”. Chị Cộm thì cho biết sẽ dùng tiền hỗ trợ để làm vốn đi bán. Dì Ba nói sẽ gửi ngân hàng để lấy tiền lời, “chắc sẽ đủ tiền mua gạo ăn hằng tháng”. Anh Chín Linh trầm ngâm cho biết 10 triệu đồng chưa đủ, anh sẽ ráng kiếm thêm tiền để mua chiếc xuồng làm phương tiện kiếm cơm.</p> <p class="style9">Không có những phát biểu màu mè, không tranh thủ quảng cáo, các doanh nghiệp âm thầm đóng góp kinh phí hỗ trợ. Anh Ba Lãng, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thế Kỷ 21, còn nói vui là anh “bị” làm đại diện cho các đơn vị tài trợ để phát biểu, trong khi lẽ ra anh nằm trong ban tổ chức. Anh nói: “35 năm rồi gặp lại, nhiều anh chị còn khó khăn nhưng sức khỏe vẫn tốt, có con cái cùng ổn định là điều rất mừng. Chúng ta hãy tưởng nhớ đến sự hi sinh của nhiều đồng đội. Và chúng ta còn được gặp lại nhau, điều đó vô cùng hạnh phúc”.</p> <p class="style13"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

Agile Việt Nam
;