Cô phát thanh viên ngày thống nhất

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml"> <head> <meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" /> <meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" /> <title>Giải phóng Trường Sa</title> <style type="text/css"> .style1 { text-align: justify; } .style2 { text-align: justify; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style3 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; } .style4 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style5 { text-align: center; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; color: #0000FF; } .style6 { text-align: center; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; color: #808080; } .style7 { text-align: right; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } </style> </head> <body> <p class="style5"><strong>Cô phát thanh viên ngày thống nhất</strong></p> <p class="style2">Ngôi nhà của bà Vương Thanh Liêm, nữ phát thanh viên xuất hiện trên sóng Đài phát thanh Sài Gòn Giải Phóng vào ngày 30-4-1975, và chồng là ông Ôn Văn Tài nằm lọt thỏm ở một góc quốc lộ cắt ngang TP Tân An, tỉnh Long An.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40"> <tr> <td class="style1"> <img border="1" class="style4" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=413237" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="style6"><em>Bà Vương Thanh Liêm kể lại chuyện cũ trong ngôi nhà ở TP Tân An, tỉnh Long An hiện nay</em></p> </td> </tr> </table> <p class="style2">Ông bà già sống với nhau bằng niềm vui của mấy cái ao và cây trái quanh vườn. Bà Liêm đón khách bằng đôi mắt tinh tường hấp háy và nụ cười rất mực trìu mến. Ít ai biết rằng giọng nói của bà chính là giọng nữ trong veo đầu tiên trên sóng phát thanh trong niềm vui thống nhất đất nước của toàn dân tộc.</p> <p class="style2"><strong>Tình yêu của lửa đạn và... phát thanh</strong></p> <p class="style2">Ông Tài cười tủm tỉm khi nhớ lại thời ông bà quen nhau. Ngày ấy trên chiến khu ở Tây Ninh, ông làm cán bộ cơ yếu, thường theo ông Trần Bạch Đằng đảm trách các công việc văn thư, giấy tờ. Bà phụ trách phòng phát thanh. Hai người chẳng bao giờ gặp mặt nhau. </p> <p class="style2">Thế mà ông Trần Bạch Đằng cũng chú ý nối lương duyên cho ông bà, bởi ông cả ngày chỉ biết chăm chăm lo việc cơ quan, chẳng đi ra ngoài để quen ai; bà miệt mài với tin giao liên, bài vở, hiếm hoi lắm mới ra ngoài. Bà Liêm kể: “Lúc đó tui còn thanh niên, hăng hái làm việc lắm nên chẳng nghĩ đến chuyện gia đình. Tới khi ông Trần Bạch Đằng nói vô dữ quá tui mới bảo tui chịu nhưng mà... để đó đi!”.</p> <div class="style1"> <table align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" cellpadding="5" cellspacing="5" style="border-collapse: separate;" width="200"> <tr> <td bgcolor="#cfe6f9" valign="center"> <p class="style2"><font color="#030303">“...Cô Thanh Liêm tên thật là Vương Thị Hải, học sinh Sài Gòn đi kháng chiến. Gia đình ở quận 8, nghèo, đêm khuya phải vào lò heo Chánh Hưng hốt huyết heo rơi vãi về cho mẹ nấu cháo huyết bán lấy tiền ăn học. Lúc “một tuổi” xướng ngôn, cô đọc trong chòi ghi âm đắp bằng đất ở đầu nguồn sông Vàm Cỏ...”.</font></p> <p class="style2"><font color="#030303">(Trích từ tư liệu trong tập ký sự Đây là Đài phát thanh Giải Phóng của Câu lạc bộ truyền thống Đài phát thanh Giải Phóng - NXB Văn Nghệ TP.HCM, 1997)</font></p> </td> </tr> </table> <span class="style4">Mãi tới những năm khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh, khi đơn vị của ông bà sắp phải chia ra sơ tán, bà mới ưng ông làm chồng. Tình yêu trong lán trại, công việc và thông tin, cuối cùng đơm hoa kết trái với một con gái nhỏ. Con 3 tháng tuổi bà đã phải gửi về cho nhà nội ngoại chăm giùm. Sữa con chưa dứt, bà Liêm lại phải lao vào những giờ điểm tin, những buổi đọc thời sự đến khan tiếng. Tình yêu với chồng con trút thành nhiệt huyết tuôn ra trên những giờ phát sóng. </span></div> <p class="style2">Bà Liêm còn nhớ mình rất thích đọc “câu chuyện thời sự” với những bài viết đanh thép của ông Trần Bạch Đằng, ông Bảy Kỉnh..., bình luận các vấn đề thời sự khắp nơi và đưa ra lý luận chống lại thông tin từ phía đối phương. </p> <p class="style2">Bà bảo: “Không hiểu sao tui học ít thế mà có bài thời sự là tui biết đọc chỗ nào nhẹ nhàng, nhấn nhá, chỗ nào mỉa mai, gay cấn hẳn hoi. Mấy ông trong cơ quan cứ trêu ông Thiệu mà bắt được tui chắc ổng chẻ miệng tui tới mang tai luôn...”.</p> <p class="style2">Sau này có dịp được đi học thêm về nghiệp vụ báo chí, bà Liêm chuyển sang làm biên tập. Tuy vậy, những lúc đồng nghiệp nghỉ sinh hay bận chăm sóc con, bà lại lên sóng, say mê và đầy nhiệt huyết. Bà bảo mình học ít nhưng nghề đọc chắc cho bà “thấm” để bà được làm báo. Năm 1969, có lần nhà văn Nguyễn Quang Sáng về dạy cho cán bộ phát thanh chương trình viết ký sự, bảo các học viên phải viết một bài để nộp. </p> <p class="style2">Bà Liêm lúc ấy đã viết bài “Bông sen hồng thắm đẹp mùa xuân” ngay sau khi nhận được lá thư báo tử đau xót của một cô bạn cùng trang lứa ở quê nhà. Cô gái ấy con nhà nghèo, thuở từng đi gánh nước mướn chung với bà mê hoa sen hơn bất kỳ thứ gì khác. Có ngày tết khó nhọc vậy mà cô ấy cũng tìm được bó hoa sen chưng bàn thờ. </p> <p class="style2">Năm 1968, cô chết khi lấy thân mình cứu sống một em bé trong trận bom. Bà Liêm ứa nước mắt rồi cứ thế mà viết. Lần đó bà được ông nhà văn khen. Bao nhiêu yêu thương dành cho bạn bè, cho cuộc sống bà dồn cả vào trang viết và những giờ lên sóng như vậy.</p> <p class="style2">Những năm ác liệt nhất, đài phát sóng chỉ là căn nhà lá đắp bằng đất. Hằng ngày bà và ông Nguyễn Hữu Phước, đồng nghiệp của bà, nhận tin từ giao liên rồi đưa lên sóng. Có những thời điểm quá nguy hiểm, đài gần như phải ngừng phát sóng, chỉ dám đánh telex nội dung tin ra Đài Giải Phóng A ở miền Bắc để phát ngược trở lại vào, các bản tin tiếng nước ngoài chuyển hết về miền Bắc. </p> <p class="style2">Tại miền Nam, bà và đồng nghiệp chỉ còn có thể xử lý tin thời sự từ địa phương. Quân đối phương và những trận càn có thể đến từ bất cứ thời điểm nào. Đó là những ngày gian nan mà bà và đội ngũ nhân viên phát thanh Đài Giải Phóng B ở Nam bộ phải trải qua.</p> <p class="style2">Chuyện đến giờ vẫn còn làm ông bà ứa nước mắt khi kể lại là sự chia cắt máu mủ với người con gái duy nhất. Năm tuổi, con gái Phương Oanh lần đầu tiên được ông bà nội dẫn vào thăm mẹ. Suốt năm ngày ở đó con gái quyết không nhận mẹ, đụng vào là khóc thét lên. Xa con đằng đẵng năm năm trời, bà Liêm lúc ấy quặn lòng đau xót. Ngần ấy khắc khoải chờ đợi như hụt xuống thành khoảng hẫng vô biên trong tim người mẹ. </p> <p class="style2">Bà nhớ lại rồi cười: “Mãi đến ngày cuối cùng, chắc là có giao cảm mẹ con, con bé len lén vào giường nằm với tui, ôm tui ngủ, coi như là nó nhận ra mình”. Và từ cái ôm đó, mãi sáu năm sau cả gia đình mới có buổi đoàn tụ trong ngày thống nhất ở giữa Sài Gòn năm 1975.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40"> <tr> <td class="style1"> <img border="1" class="style4" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=413236" /></td> </tr> <tr> <td class="style6"><em>Phòng thu của Đài phát thanh Giải Phóng trong lán trại ở rừng </em></td> </tr> </table> <p class="style2"><strong>Đến một ngày âm vang giữa Sài Gòn</strong></p> <p class="style2">Năm 1968, lần đầu tiên bà Liêm đọc bản tin giải phóng. Trước giờ ra trận, các đơn vị tuyên truyền phải chuẩn bị hết các phương án cho ngày giải phóng. Bà Liêm nhớ lại: “Lần đó tôi đọc hăng say lắm, hừng hực cảm giác của ngày thống nhất gần kề...”.</p> <table align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" cellpadding="5" cellspacing="5" style="border-collapse: separate;" width="200"> <tr> <td bgcolor="#cfe6f9" valign="center"> <p class="style1"><font color="#030303"><span class="style3"> <font size="2">* Ông NGUYỄN HỮU PHƯỚC (</font><em><font size="2">phát thanh viên Đài phát thanh Sài Gòn Giải Phóng năm 1975, người đọc bản tin truyền hình đầu tiên năm 1975</font></em><font size="2">):</font></span></font></p> <p class="style2"><font color="#030303">“Hồi đó, những người được cử đi vào TP chuẩn bị cho buổi phát thanh đầu tiên đều phải làm được nhiều việc, như tôi và chị Liêm, vừa làm biên tập vừa phát thanh. Chúng tôi được sử dụng một xe chuyên dụng rất hiện đại, thậm chí phòng hờ cả trường hợp không chiếm kịp đài phát thanh thì có thể phát trực tiếp từ xe luôn. Ngày 29-4, cả đoàn dừng nghỉ ở rừng Dầu Tiếng. </font></p> <p class="style2"><font color="#030303">Đến sáng 30-4, sau khi bộ đội vào TP hết chúng tôi mới được vào. Trên đường từ Củ Chi đến Bảy Hiền, bà con tràn ngập ra chào quân giải phóng. Chúng tôi tập trung ở Đại học Bách khoa rồi mới thẳng tiến về đài ở đường Nguyễn Đình Chiểu bây giờ. Vì lạc đường, mãi đến hơn 19g chúng tôi mới bắt đầu buổi phát thanh, tôi và chị Liêm đọc buổi tối hôm đó. Ngay sau đó đài truyền hình “mượn” tôi và cô Mỹ Hạnh đọc cho chương trình truyền hình ngày 1-5”.</font></p> </td> </tr> </table> <p class="style2">Nhưng mãi đến bảy năm sau, khi lần thứ hai bà và ông Hữu Phước đọc lại bản tin cho ngày chiến thắng để thu băng mang vào Sài Gòn thì những cảm giác mong chờ ấy mới được bùng vỡ thành niềm vui thật sự. </p> <p class="style2">Trước ngày 30-4, cả đội phát thanh phải chọn những người ưu tú và thạo việc nhất để vào Sài Gòn. Bà Liêm và ông Nguyễn Hữu Phước được phân công phát thanh. Câu hiệu: “Đây là Đài phát thanh Sài Gòn Giải Phóng - phát thanh từ Sài Gòn” đã được thu từ lúc ở trong rừng để chuẩn bị lên sóng.</p> <p class="style2">Ngày 29-4-1975, xe phát thanh theo đoàn về đóng ở rừng Dầu Tiếng. Bà Liêm nhớ lại: “Đêm đó không ai ngủ hết. Bộ đội thề quyết tâm không vào được Sài Gòn không về nữa. Ai cũng ca hát, chờ đợi. Tất cả pháo, xe tăng, bộ đội đều tập trung rất hùng hậu ở đó. Ai cũng đợi ngày chiến thắng”.</p> <p class="style2">Sáng 30-4-1975, xe phát thanh của Đài phát thanh Sài Gòn Giải Phóng chỉ được xuất phát một giờ sau khi bộ đội đổ vào Sài Gòn. Ông Nguyễn Hữu Phước, người phát thanh đầu tiên chung với bà Liêm, nhớ lại: “Quãng đường từ Củ Chi đến Bảy Hiền kẹt đường hết. Không phải gì, người dân đổ ra chào đón, ăn mừng thống nhất”. </p> <p class="style2">Bà Liêm kể: “Đường đi trơn tru, không vấp phải rắc rối gì hết. Nghe ông Dương Văn Minh đầu hàng là lính vứt bỏ súng ống, giày, mũ rồi tháo chạy. Chỉ có các xe giải phóng đổ về Sài Gòn”. Đoàn chính thức đến được Đài phát thanh Sài Gòn đã hơn 19g. Khi đầu băng thu sẵn được đặt vào phát, nhạc hiệu và câu chào hiệu vang lên hứng khởi, đầy rạo rực.</p> <p class="style2">Bà Thanh Liêm nghe đoạn băng đầu tiên mình chính thức đọc trong ngày thống nhất: “Các bạn thân mến, ngày 30-4-1975, chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại đã toàn thắng. Sài Gòn đã hoàn toàn giải phóng. Hồi 13g30 ngày 30-4, tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đây là tiếng nói của Dương Văn Minh...”.</p> <p class="style2">Ông Tài nhớ lại: “Tui ngồi cả ngày ôm cái radio, mấy anh em khác ai cũng thế. Đã tối rồi mà vẫn chưa thấy đài lên tiếng, chỉ phát đi phát lại lời đầu hàng của ông Dương Văn Minh mỗi 15 phút một lần. Lúc đó tui hơi lo lắng”. Buổi tối hôm ấy ông Tài ở tận rừng sâu, ôm cái radio như muốn tan ra vì niềm hạnh phúc. Tiếng người thương âm vang trên Đài phát thanh Sài Gòn Giải Phóng, từ Sài Gòn. Người vợ thân yêu của ông đã an toàn, đã hoàn thành nhiệm vụ và sứ mệnh lịch sử. Sài Gòn đã thống nhất với mọi miền đất nước.</p> <p class="style2">Giọng đọc trong veo, ngọt từng lời từng chữ của bà lần đầu tiên được chính trái tim bà cất lên bằng hạnh phúc trọn vẹn nhất của ngày thống nhất. Đó là ngày tự do nhất mà ông bà về bên nhau và gặp lại cô con gái nhỏ Phương Oanh suốt 11 năm đằng đẵng xa cách vì lửa đạn. Ngày độc lập của gia đình nhỏ ấy đã được báo hiệu bằng những lời tuyên bố đầu tiên trên sóng phát thanh Sài Gòn trong ngày rực đỏ cờ chiến thắng...</p> <p class="style7"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chiều ngày 14/01/2024, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình công bố quyết định về công tác tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc Thành đoàn.

Agile Việt Nam
;