Ký ức ngày giải phóng

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml"> <head> <meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" /> <meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" /> <title>Giải phóng Trường Sa - Kỳ 2</title> <style type="text/css"> .style1 { text-align: justify; } .style2 { text-align: justify; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style3 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style4 { text-align: center; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; color: #0000FF; } .style5 { text-align: center; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; color: #808080; } .style6 { text-align: right; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } </style> </head> <body> <p class="style4"><strong>Giải phóng Trường Sa - Kỳ 2: Ký ức ngày giải phóng</strong></p> <p class="style2">Có những tên đảo mà khi đọc lên bất cứ người Việt nào cũng cảm nhận được sự xúc động thiêng liêng. Tháng 4-1975, khi bộ đội đặc công bước vào mặt trận biển Đông, tên gọi thân thuộc của các đảo trong quần đảo Trường Sa như bây giờ được ký hiệu thành các mục tiêu giải phóng như sau: H1 (Song Tử Tây), H2 (Nam Yết), H3 (Sơn Ca), H4 (Sinh Tồn), H5 (Trường Sa), H6 (An Bang).</p> <table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40"> <tr> <td class="style1"> <img border="1" class="style3" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=413680" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="style5"><em>Chiến sĩ đoàn đặc công 126 giải phóng đảo Song Tử Tây</em></p> </td> </tr> </table> <p class="style2"><strong>Cờ giải phóng tung bay</strong></p> <table align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" cellpadding="5" cellspacing="5" style="border-collapse: separate;" width="200"> <tr> <td bgcolor="#cfe6f9" valign="center"> <p class="style2"><font color="#030303">Bảo tàng Lịch sử quân sự VN (số 3 Điện Biên Phủ, Hà Nội) trưng bày nhiều kỷ vật của những người lính đặc công đoàn 126 anh hùng. Đó là chiếc bình thở cũ kỹ, chiếc mặt nạ chống nước thô sơ, một vài chiếc la bàn nhỏ... Đoàn 126 trong bảy năm liên tục chiến đấu ở Cửa Việt, Đông Hà đã đánh trên 700 trận, đánh chìm và đánh hỏng nặng 336 tàu chiến, tàu vận tải quân sự các loại... </font></p> <p class="style2"><font color="#030303">Trong các trận chiến ở Trường Sa, đối phương không thể ngờ rằng đoàn quân “xuất quỷ nhập thần” đặc công giải phóng lại chỉ được trang bị như vậy. Như sau này thiếu tướng Mai Năng hồi tưởng: “Với số vũ khí ít ỏi, chúng tôi chỉ có thể đánh bằng quyết tâm và niềm tin sắt đá”.</font></p> </td> </tr> </table> <p class="style2">Trong hai ngày 18 và 19-4, sở chỉ huy tiền phương của quân chủng hải quân ở Đà Nẵng tổ chức rút kinh nghiệm việc giải phóng Song Tử Tây. </p> <p class="style2">Đại tá Quế nói cách đánh đảo Song Tử Tây sau này được các nhà nghiên cứu nghệ thuật quân sự đúc kết lại là: lợi dụng thế hợp pháp làm ăn của ngư dân, bộ đội ta giả dạng thành tàu cá, ban ngày tiếp cận mục tiêu quan sát nắm đối phương, thăm dò phản ứng, lợi dụng đêm tối, bất ngờ, nhanh chóng dùng xuồng đổ bộ lên đảo, chia thành nhiều mũi đồng loạt tiến công. </p> <p class="style2">Trong cách đánh này, người lính đặc công một mặt dựa vào yếu tố thủy triều để tiếp cận mục tiêu, mặt khác dựa vào ánh trăng để quan sát đảo. Đây cũng là cách đánh được áp dụng cho việc giải phóng một số mục tiêu khác trong quần đảo Trường Sa.</p> <p class="style2">Theo thiếu tướng Mai Năng, ngày 20-4-1975 chủ trương tiếp quản các đảo còn lại trong quần đảo Trường Sa đã được truyền từ trên xuống. Ngay đêm hôm đó, lực lượng đi giải phóng các đảo đã được phân công cụ thể. </p> <p class="style2">Rạng sáng hôm sau, chiếc tàu có số hiệu 641 do ông Đỗ Việt Cường (đội phó đội 1 của đoàn 126, nay là chuẩn đô đốc, phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân) chỉ huy nhằm hướng mục tiêu đảo Sơn Ca thẳng tiến. Cũng như các con tàu trong biên đội đi đánh đảo Song Tử Tây, tàu 641 được cải trang thành tàu đánh cá và liên tục thay đổi biển số tàu. </p> <p class="style2">Kế hoạch dự kiến tàu 641 sẽ đánh vào đêm 23-4, nhưng trên đường gặp nhiều tàu ngầm, tàu khu trục và máy bay Mỹ nên cấp trên đồng ý cho tàu 641 lùi thời điểm tấn công... Đúng 2g sáng 25-4, quân ta đổ bộ lên đảo Sơn Ca. Đến 2g30, toàn bộ các mũi tiến công đồng loạt chỉ sau nửa giờ. Cờ giải phóng tung bay trên đảo Sơn Ca.</p> <p class="style2"><strong>Kỷ niệm của người lính già</strong></p> <p class="style2">Đêm 26-4, chỉ huy trưởng Mai Năng nhận được bức điện từ cấp trên với nội dung: “Đối phương đã có lệnh rút khỏi đảo Nam Yết đêm nay, các anh quan sát, nếu địch không phát hiện thì tổ chức đánh từ phía sau, nếu không thực hiện được thì ngụy trang ở khu vực lân cận chờ địch rút ra, cho lực lượng lên chiếm đảo”.</p> <p class="style2">Ngày 27-4, ta giải phóng đảo Nam Yết và đảo Sinh Tồn. Cấp trên giao cho chỉ huy trưởng Mai Năng ở lại đảo Nam Yết. Ngày 28-4, quân ta giải phóng đảo Trường Sa, đảo An Bang, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong vòng nửa tháng với những cố gắng lớn nhất... Một vùng biển rộng lớn giàu tài nguyên với những đảo và quần đảo có vị trí chiến lược hết sức quan trọng đã thuộc chủ quyền của Tổ quốc. </p> <p class="style2">Chúng tôi hỏi ông Mai Năng về cảm giác những ngày đầu sống giữa biển Đông, vị tướng đặc công già ánh mắt xa xăm nhớ lại: đó là những ngày trời nước mênh mông, niềm vui giải phóng đảo quá to lớn, choán hết mọi suy nghĩ. Làm bạn với lính đặc công trên đảo lúc bấy giờ là bạt ngàn chim biển và những đàn vích nhiều không đếm nổi.</p> <p class="style2">Sáng 30-4-1975, Phó tư lệnh Hoàng Hữu Thái lệnh cho tàu 673 trở về đảo Nam Yết để đón chỉ huy trưởng Mai Năng về đất liền nhận nhiệm vụ mới.</p> <p class="style2">Có một câu chuyện mà đến tận 35 năm sau thiếu tướng Mai Năng mới kể lại cho chúng tôi nghe bên giường bệnh. Một lần, sau khi giải phóng một mục tiêu trong quần đảo Trường Sa, chỉ huy trưởng Mai Năng đã gặp và hỏi những binh sĩ Sài Gòn về lý do họ quyết định đầu hàng dù trước đó đã có sự chống trả. </p> <p class="style2">Câu trả lời thật sự khiến ông bất ngờ: “Sau khi đã nhận biết đối phương qua giọng nói thì chúng tôi bình tĩnh hơn, vì lực lượng giải phóng đảo là quân đội miền Bắc, đều là đất nước VN cả!”. Câu nói đó dù 35 năm đã trôi qua, vị tướng già vẫn không bao giờ quên được.</p> <table align="center" border="0" bordercolor="#ecf2fe" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" cellpadding="5" cellspacing="5" style="border-collapse: separate;" width="96%"> <tr> <td bgcolor="#cfe6f9" valign="center"> <p class="style1"><strong>“</strong><span class="style3"><strong>Tập trung chụp những gì nêu bật chủ quyền”</strong></span></p> <p class="style2">Tháng 5-1975. Những ngày đầu tiên hòa bình, không dừng lại ở Sài Gòn, tôi và người cộng sự ở báo Quân Đội Nhân Dân được lệnh của Bộ Tổng tham mưu di chuyển ngược ra một quân cảng ở miền Trung để lên tàu thẳng hướng Trường Sa. </p> <p class="style2">Đó là chuyến tàu nằm trong biên đội gồm ba chiếc tàu chờ đầy vũ khí, khí tài quân sự được ngụy trang thành tàu đánh cá, ra tiếp vận gấp cho lực lượng tiên phong đi giải phóng Trường Sa nhằm củng cố hệ thống phòng thủ, bảo vệ đảo. Trên tàu lúc bấy giờ có Phó tư lệnh Quân chủng Hải quân Hoàng Hữu Thái.</p> <p class="style2">Khi tàu rời bến, anh Hoàng Hữu Thái nhắc nhở chúng tôi chỉ nên tập trung vào những gì nêu bật chủ quyền của VN (cột mốc chủ quyền, cờ VN, bộ đội luyện tập). Giờ đây, nhìn những tấm hình chụp ở Trường Sa ngày đầu giải phóng đã nhuốm màu thời gian, nhưng nụ cười của người lính giải phóng vẫn rạng ngời. Phía xa xa, đàn chim biển vỗ cánh đầy trời. Đó là Trường Sa những ngày đầu giải phóng... Tôi thấy thật tự hào về những ngày tháng Trường Sa hào hùng.</p> <p class="style6"><strong>Nguyễn Khắc Xuể (nguyên phóng viên báo Quân đội Nhân Dân)</strong></p> </td> </tr> </table> <p class="style2">___________________</p> <p class="style2"><em>Trường Sa không còn xa khi nước nhà đã thống nhất nhưng đó vẫn là dải đất luôn phải đương đầu với bao hiểm nguy, nắng gió và bão tố khắc nghiệt... Nơi đây giờ đã là điểm đến thường xuyên của những chuyến đi nối liền đất mẹ...</em></p> <p class="pBody"><strong><span class="style3">Kỳ cuối: Tháng 4 sau 35 năm</span></strong><span class="style3">&nbsp;</span></p> <p class="style6"><strong><em>Theo TTO</em></strong></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 14-11, Nippon Maru - con tàu thanh niên biểu tượng cho sự đoàn kết của thanh niên ASEAN - Nhật Bản đã đến TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng cho một hành trình đầy ý nghĩa tại Thành phố mang tên Bác.

Agile Việt Nam
;