Học cách... xài tiền

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml"> <head> <meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" /> <meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" /> <title>Học cách</title> <style type="text/css"> .style1 { text-align: justify; } .style2 { text-align: justify; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style3 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style4 { text-align: center; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; color: #0000FF; } .style5 { text-align: center; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; color: #808080; } .style6 { text-align: right; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } </style> </head> <body> <p class="style4"><strong>Học cách... xài tiền</strong></p> <p class="style2">&nbsp;“Học sinh lớp 10A2 Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM) đã có nhiều khám phá mới mẻ xoay quanh chủ đề sử dụng tiền sao cho hiệu quả. Nhịp sống trẻ tham dự một trong những tiết học ngoại khóa thú vị này.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40"> <tr> <td class="style1"> <img border="1" class="style3" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=414841" /></td> </tr> <tr> <td class="style5"><em>Học sinh lớp 10A2 Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM) thực hiện bài tập: tưởng tượng các khoản chi của một cô nàng thích hàng hiệu</em></td> </tr> </table> <p class="style2">Dự án “Giáo dục tài chính” dành cho học sinh THPT do Sở GD-ĐT TP.HCM và Tổ chức Save the children in VN tổ chức với sự tài trợ của Citi Foundation. Chương trình nhằm cải thiện kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của học sinh, kéo dài từ 15-12-2009 đến 30-6-2010. Chương trình đang tiến hành thí điểm tại 20 lớp học của hai trường THPT: Marie Curie (Q.3) và Nguyễn Du (Q.10). Sau khi thí điểm thành công, dự án này có thể tiếp tục triển khai ở cấp THCS và tiểu học.</p> <p class="style2"><strong>Sử dụng tiền: không dễ!</strong></p> <p class="style2">Vào một ngày đầu tháng 3, toàn bộ học sinh lớp 10A2 ngớ ra khi thầy chủ nhiệm Hồ Tấn Minh tuyên bố: “Hôm nay các em sẽ được học giáo dục tài chính”. Cả lớp nhao nhao thắc mắc: sao thầy dạy sinh học mà giảng về tài chính, trước giờ người ta hay dạy cách kiếm tiền mà sao thầy dạy cách xài tiền, tiền không đủ xài làm sao tiết kiệm... “Chính tôi cũng từng ngạc nhiên khi được cử đi tập huấn giáo dục tài chính. Nhưng qua khóa tập huấn tôi mới hiểu mình cần học bài học này” - thầy Minh chia sẻ.</p> <p class="style2">Chương trình học bao gồm các bài: tài chính, các loại tiền trên thế giới, cái giá của sự sành điệu, tiết kiệm, nhu cầu và mong muốn... Ngày được học “Cái giá của sự sành điệu”, thầy Minh cho phép cả lớp diện bộ cánh đẹp nhất vào trường. Ban đầu các bạn hớn hở khoe với nhau trang phục và... phụ kiện độc đáo của mình, nhưng khi nghe thầy phân tích như thế nào là sành điệu và cái giá phải trả để trở thành người sành điệu thì không khí trong lớp trầm hẳn.</p> <p class="style2">Ngày kế tiếp, các bạn tỏ ra rất lúng túng khi phải hoạch định chi tiêu cá nhân trong tuần và trong tháng dựa trên các bài tập tình huống. Sau một hồi chia nhỏ khoản tiền “ảo” vào các loại chi phí, cả lớp “tá hỏa” vì không kiểm soát được số tiền đang có và bị thiếu tiền trầm trọng. Nhìn lại, ai nấy đều nhận ra mình đã chi khá nhiều tiền cho “mong muốn” thay vì tập trung đáp ứng “nhu cầu”. Khánh Linh thú thật: “Gia đình cho 450.000 đồng/tháng để ăn sáng nhưng bữa ăn sáng của mình vẫn kém chất lượng vì không kiềm lòng được trước quà vặt và lời mời đi xem phim cùng bạn”. </p> <p class="style2">Thầy Minh giải thích tiết kiệm là để dành ngay từ khi nhận được nguồn thu nhập chứ không phải cất lại số tiền dư ra vào cuối tháng. Ngọc Trâm nói: “Mình hiểu lợi ích của việc tiết kiệm nhưng vì ham chơi, thích xài hàng hiệu nên gần như không thể tiết kiệm hoặc thường xuyên phá vỡ kế hoạch chi tiêu. Có lẽ mình cần phải học cách kiềm chế mong muốn”.</p> <p class="style2">Họ được thầy chia sẻ bí quyết tiết kiệm: không mang theo nhiều tiền mặt khi đi mua sắm, cất riêng 10% nguồn thu nhập ngay khi nhận được, suy nghĩ kỹ trước khi mua một món hàng...</p> <p class="style2">“Do hoàn cảnh gia đình, cách nhìn nhận về đồng tiền của mỗi em khác nhau. Vài phụ huynh chu cấp cho con nhiều tiền cũng xuất phát từ tình yêu thương, sợ con thiếu thốn, mặc cảm khi không bằng bạn bè... nên dần dần các em xem nhẹ giá trị đồng tiền, ít đắn đo khi dùng số tiền lớn để mua một món đồ” - thầy Minh nói.</p> <p class="style2">Thầy Tấn Minh là người tiên phong soạn giáo án và triển khai thí điểm giáo dục tài chính tại Trường THPT Marie Curie. Khoảng chín giáo viên khác đang tiến hành đưa giáo trình này vào các tiết học ngoại khóa.</p> <p class="style2"><strong>Từ bài giảng đi vào cuộc sống</strong></p> <p class="style2">Thầy Minh hướng dẫn các bạn lập một bản kế hoạch chi tiêu trong ba tháng hè. Sau khóa học, vài thay đổi nho nhỏ dễ thương đã đến. Hoàng Hải nói: “Mỗi tuần mẹ cho 50.000 đồng, mình để dành 20.000. Vì chưa quen nên đôi lúc mình xài thâm vào một ít nhưng sau đó lại cố gắng tiết kiệm nhiều hơn”. “Lúc trước mình nhận được khoảng 50.000 đồng/ngày nhưng thỉnh thoảng đi chơi vẫn phải xin thêm. Gần hai tuần nay mình bớt đi chơi với bạn bè nên để dành được 200.000 đồng. Tự nhiên lại thấy tiết kiệm không quá khó khăn” - Thái Sơn khẳng định.</p> <p class="style2">Theo kế hoạch cả lớp sẽ được thầy dẫn đi dã ngoại ở Đà Lạt vào tháng 6. Lệ phí đi chơi là 800.000 đồng nhưng học sinh lớp 10A2 thống nhất chỉ xin ba mẹ 400.000 đồng. Các bạn hí húi lên kế hoạch tiết kiệm vài chục ngàn đồng/tuần trong hai tháng để “trả góp” khoản tiền còn lại cho thầy Minh. </p> <table align="center" border="0" bordercolor="#ecf2fe" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" cellpadding="5" cellspacing="5" style="border-collapse: separate;" width="96%"> <tr> <td bgcolor="#cfe6f9" valign="center"> <p class="style2"><strong>Xỉu vì khoán chi tiêu</strong></p> <p class="style1">“<span class="style3">Nhiều học sinh dùng số tiền ăn sáng, ăn trưa mà gia đình cung cấp vào việc mua sắm. Kết quả, không hiếm trường hợp học sinh ngất xỉu trong lớp do nhịn ăn. Ngày nay, hầu như học sinh ở đô thị đều được ba mẹ khoán cho một khoản chi tiêu trong tuần hoặc tháng với mục đích đặt các em vào việc phải biết dùng tiền theo kế hoạch. Thế nhưng nhiều em vẫn không lập kế hoạch tiêu dùng” - bà Hoàng Thu Hương, quản lý dự án giáo dục tài chính cho học sinh trung học.</span></p> </td> </tr> </table> <p class="style6"><strong><em>Theo TTO</em></strong></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chiều ngày 14/01/2024, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình công bố quyết định về công tác tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc Thành đoàn.

Agile Việt Nam
;