<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" />
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" />
<title>Kỷ niệm 35 năm giải phóng miền N</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
font-style: italic;
text-align: center;
}
.style3 {
text-align: justify;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style5 {
text-align: justify;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-weight: bold;
font-size: 10pt;
}
.style6 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style7 {
text-align: center;
color: #0000FF;
}
.style8 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style9 {
text-align: center;
}
.style10 {
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style11 {
text-align: right;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
</style>
</head>
<body>
<div class="style3">
<p><strong>Kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam:</strong></p>
</div>
<div class="style3">
<p><strong>Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt: Chuyện bây giờ mới kể</strong></p>
<p class="style7"><strong>Kỳ III: Những tù nhân thiếu nhi tự mổ bụng phản
đối kẻ thù</strong></p>
</div>
<hr align="right" color="#0099cc" noshade="noshade" size="1" width="100%" />
<table border="0" width="100%">
<tr>
<td class="style1" width="100%">
<div class="" style="float: left;">
<table>
<tr>
<td class="style1">
<img class="style6" src="i56_154333.JPG" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style2"><span class="style8">Chín người xung
phong mổ bụng uy hiếp </span><br class="style8" />
<span class="style8">quân thù.</span></td>
</tr>
</table>
</div>
<div align="justify" class="style6">
Ở Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, cái đáng sợ nhất đối với các tù nhân nhỏ
tuổi là cái rét kinh người trong khi chỉ có manh áo mỏng che thân.
Kẻ thù cũng biết điều đó, và chúng đã dùng thủ đoạn cực kỳ dã man là
dội nước vào những người tù nhỏ bé, yếu ớt trong đêm khuya giá lạnh.<br />
<br />
<div class="style6">
Nhưng sự hà khắc, cái lạnh và những trận đòn roi tàn bạo không
hề làm tê liệt dũng khí đấu tranh của các chiến sỹ cách mạng
niên thiếu. Một trong những chiến công vang dội, là cuộc tự mổ
bụng tập thể của những tù nhân nhỏ tuổi phản đối trực diện kẻ
thù… <br />
<br />
</div>
<div class="style6">
Trước sự khủng bố tinh thần, thể xác với nhiều hình thức tinh
vi, xảo quyệt và tàn bào, tình hình cuộc đấu tranh bảo toàn khí
tiết gặp nhiều khó khăn, những người lãnh đạo trong nhà lao đã
đề ra phương án đối phó với địch nhằm không rơi vào thế bị động
và củng cố tinh thần anh em tù nhân. Trong các phương án đưa ra,
có tuyệt thực và tự mổ bụng tập thể. <br />
<br />
</div>
<div class="style6">
Sau khi quyết định trên được phổ biến trong toàn lao, tinh thần,
ý chí cách mạng sục sôi, dâng trào. Ngay trong đợt phát động đầu
tiên, rất nhiều người xung phong… mổ bụng, trong đó, có những
người từng “đăng ký” trước đây nhưng chưa được thực hiện. <br />
<br />
</div>
<div class="style6">
Với bản danh sách “xin được tự mổ bụng” ngày càng dài ra, tổ
chức quyết định chọn 5 người, gồm: Nguyễn Văn Thu, Mai Bốn, Thái
Bá Tro, Bùi Văn Hiệp, Nguyễn Văn Út. Đó là những chiến sỹ quả
cảm nhất, giàu kinh nghiệm chiến đấu nhất. Mỗi người được phát
một bộ quần áo pyjama màu trắng với mục đích, khi máu chảy ra sẽ
tương phản với màu áo, tạo nên hình ảnh ghê sợ để uy hiếp kẻ thù;
một lon sữa bò pha với nhiều nước uống cho loãng máu; một chai
dầu Nhị Thiên Đường để xoa vào bụng trước khi mổ và một dao lam.
<br />
<br />
</div>
<div class="style6">
Trở lại với vụ mổ bụng, với phương châm đấu tranh quyết liệt “mổ
phải lòi ruột ra nhưng không được chết”, vì để chết là làm tổn
thất lực lượng đấu tranh, vì vậy, cách mổ bụng đã được hướng dẫn
kỹ càng từ trước. Phải mổ ở bên phải vì bên phải là ruột già.
Các đợt mổ cũng có khoảng cách nhất định để kéo dài thời gian uy
hiếp kẻ thù. Trước khi mổ bụng, phải đứng ghép vào nhau sao cho
địch còng tay trái (hai người bị còng lại với nhau), còn tay
phải dùng để mổ bụng. <br />
<br />
</div>
<div class="style6">
Khoảng 15h, ngày 21- 11 - 1971, theo thông báo, địch sẽ chuyển
anh em về lại Chí Hoà với lý do đây là trại giáo huấn nên không
chấp nhận những trẻ em không chấp hành nội quy và chống chào cờ.
Biết địch lên kế hoạch đàn áp, mọi người sẵn sàng cho việc mổ
bụng. <br />
<br />
</div>
<div class="style6">
Đến 16h, địch tuyên bố không có máy bay nên đưa tù nhân về lại
trại giam. 17 giờ, khi bọn lính bảo an và trật tự chuẩn bị tấn
công phủ đầu, anh Nguyễn Văn Thu tuyên bố: “Nếu nhà cầm quyền
Sài Gòn đàn áp tù nhân, chúng tôi sẽ mổ bụng phản đối”. Tất cả
mọi người cùng đồng thanh: “Phản đối nhà cầm quyền Sài Gòn đàn
áp tù nhân”. Tiếng hô được hưởng ứng lan thành những đợt sóng
dài suốt nhà lao… <br />
<br />
</div>
<div class="style6">
Cùng lúc đó, địch bắt đầu xông vào đánh. Cả nhà lao ồn lên tiếng
hô phản đối, tiếng la ó và tiếng roi vọt, gậy gộc của kẻ thù.
Mai Thanh Minh nhớ lại: “Lúc đó, anh Thu là người mổ bụng đầu
tiên. Những người khác nắm chặt tay nhau, một mặt không cho địch
xé lẻ, một mặt để che chắn cho anh em thực hiện việc mổ bụng.
Tiếp sau anh Thu đến lượt anh Thái Bá Tro rồi đến tôi mổ bụng.
Tôi rạch phát đầu tiên mạnh quá, lại trúng vào cơ bụng nên lưỡi
lam gãy làm đôi. Được anh Bảy Bồng kèm sát, tôi dùng nửa lưỡi
lam còn lại rạch tiếp mấy nhát, ruột lòi ra, tôi giơ tay bợ ruột.
Máu chảy lênh láng. Thấy vậy, một tên trung uý nguỵ lấy chiếc tô
nhựa úp vào vết mổ. Sự việc cứ thế kéo dài khiến địch hoảng
loạn, đến chiều chúng đưa những anh em mổ bụng đi nhà thương cấp
cứu…” Trong số năm người được chọn mổ bụng, chỉ có ba người kịp
thực hiện, còn 2 người bị địch dùng gậy gộc tấn công, không kịp
mổ. Mai Thanh Minh vén vạt áo, chỉ cho chúng tôi xem vết rạch
bụng bằng dao lam vẫn còn sẹo lớn, nói tiếp: “Những ngày sau đó,
chúng tôi tiếp tục tuyệt thực 3, 4 ngày đêm để đấu tranh. <br />
<br />
</div>
<div class="style9">
<img class="style6" src="i56_154416.JPG" /></div>
<div class="style10">
<em>Ông Mai Thanh Minh trong ngày đón nhận Danh hiệu Anh hùng
LLVTND<br />
</em></div>
<div class="style6">
Được anh em chăm sóc bằng nước tiểu và muối dùng rửa, xát vào
vết thương. Điều kỳ diệu là qua vài ngày, vết thương không nhiễm
trùng mà tự lành, không một viên thuốc cầm máu, kháng sinh. Đến
ngày thứ 4, các anh em bị xé lẻ trả về xà lim, riêng Thái Bá Tro,
do vết thương nặng nên địch nhượng bộ chuyển anh sang bệnh viện
điều trị.”<br />
<br />
</div>
<div class="style6">
Sau đợt tuyệt thực và mổ bụng đó, địch thu hết đồ đạc, chỉ cho
tù nhân mặc trên người những bộ quần áo mỏng, họ phải chịu đựng
cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông Đà Lạt. Ăn uống thì ít mà đòn
roi thì nhiều. Cứ bốn người bị còng dính vào nhau một tốp, không
nằm sấp được bình thường mà phải nằm chéo đè lên nhau trong xà
lim chật chội, hôi hám, nhớp nháp. Hầu hết anh em tù nhỏ tuổi
sức chịu đựng kém nên bị bại liệt chân tay. Dù vậy, các chiến sĩ
niên thiếu ấy vẫn kiên trì chịu đựng, đồng thời liên lạc với
nhau bằng cách gõ mật mã từ phòng này sang phòng khác để động
viên nhau bảo toàn lực lượng và chọn thời cơ thuận lợi hơn để
tiếp tục đấu tranh… </div>
<br class="style6" />
<div>
<table id="table1" bgcolor="#f7deb9" border="2" cellpadding="5" width="100%">
<tr>
<td>
<div class="style5" style="border: medium none; padding: 0cm;">
Mai Thanh Minh, người cựu tù thiếu nhi tự mổ bụng
mình<br />
<br />
</div>
<div class="style3" style="border: medium none; padding: 0cm;">
Ông là Anh hùng LLVT Mai Thanh Minh, tên thường gọi
Mai Bốn, bạn bè thân thì kêu bằng cái tên “Bốn cụt”,
nguyên Phó giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng vừa mới nghỉ
hưu. Hồi tưởng lại chặng đường tranh đấu sôi nổi và
những năm tháng bị giặc bắt giam cầm ở nhiều nhà lao
từ Đà Nẵng, Côn Đảo, Khám Chí Hòa, Trung tâm Giáo
huấn thiếu nhi Đà Lạt…, người cựu tù thiếu nhi gan
dạ ngày ấy như thấy còn “nóng hổi” trong máu huyết
của ông. </div>
<div class="style3" style="border: medium none; padding: 0cm;">
<br />
Năm 13 tuổi, Mai Thanh Minh làm liên lạc cho Đại đội
CK3, Tiểu đoàn T89 đặc công tỉnh Quảng Đà. Tháng 4 -
1969, ông được tổ chức giao nhiệm vụ cùng với 2 đồng
chí nữa bí mật đánh vào Kho đạn Quận 3 - Đà Nẵng. Để
giữ bí mật, trước khi làm nhiệm vụ, cấp trên giao
cho ông một tờ giấy khai sinh có tên là “Mai Bốn”,
(cha là Mai Cải, mẹ là Trần Thị Dấm) và dặn rằng: “Từ
giờ, anh phải nhớ tên anh là Mai Bốn, nếu bị giặc
bắt khai là Mai Bốn.” Cái tên Mai Bốn đi theo Mai
Thanh Minh suốt cả cuộc đời tranh đấu của anh. Sau
trận đánh vào kho đạn Đà Nẵng làm cho giặc điên
cuồng truy quét, trong tổ chức của Mai Bốn có một
tên phản bội đã khai báo làm cho toàn bộ đơn vị bị
giặc bắt và giam ở Ty Gia Long (Đà Nẵng). Giặc dùng
đủ cực hình tra tấn, vẫn không khai thác được gì ở
những người cộng sản trẻ tuổi. Trước Tòa quân sự
vùng I chiến thuật Đà nẵng, Mai Bốn dõng dạc: “Đế
quốc Mỹ xâm lược nước tôi, tôi đánh Mỹ, tôi chả có
tội gì cả!” Ngày 13 – 1 - 1970, Mai Bốn bị giặc
tuyên án 10 năm tù khổ sai và đày ra Côn Đảo, khi
ông mới tròn 15 tuổi.<br />
<br />
</div>
<div class="style3" style="border: medium none; padding: 0cm;">
Những ngày tháng bị giam cầm ở “địa ngục trần gian”
này, Mai Bốn nếm đủ mọi cực hình tra tấn của chế độ
lao tù. Ông cùng anh, chị tù nhân ở đây kiên cường
đấu tranh, chống việc chào cờ, hát quốc ca của giặc,
chống đàn áp. Ông trở thành tấm gương người tù cộng
sản trẻ tuổi gan dạ, được các anh, các chú yêu mến.
Đầu năm 1970, nhân có phái đoàn của Liên Hợp Quốc ra
Côn Đảo khảo sát tình hình tù chính trị nhỏ tuổi bị
giam giữ tại đây, Mai Bốn là tù thiếu nhi nhỏ tuổi
nhất được chọn gặp gỡ phái đoàn. Ông đã hùng hồn trả
lời các câu hỏi “ngớ ngẩn” của một người Mỹ trong
đoàn và bày tỏ thái độ phản đối chế độ độc ác của
nhà tù. Tháng 8 - 1971, Mai Bốn cùng 47 tù nhân
chính trị thiếu nhi khác bị giặc “gom” từ các nhà
lao khắp miền Nam đưa về khám Chí Hòa. Đến tháng 10
- 1971, giặc đưa toàn bộ số tù nhân nhỏ tuổi này về
Trung tâm Giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt, tức Nhà lao
thiếu nhi Đà Lạt….<br />
<br />
</div>
<div class="style3" style="border: medium none; padding: 0cm;">
Những ngày bị giam ở trung tâm này, Mai Bốn chứng
kiến sự tàn bạo, thâm độc của giặc đối với 600 tù
nhân tuổi từ 12 đến 17. Có lẽ được tôi luyện trong
những năm tháng bị giặc giam ở Hầm Đá, Chuồng Bò,
Chuồng Cọp…(Côn Đảo) đã giúp Mai Bốn trở thành một
tù nhân thiếu nhi gan lỳ, bất khuất khiến những cai
tù khét tiếng trong việc tra tấn tù nhân ở trung tâm
này nhiều phen khiếp sợ. Ông tiếp tục tham gia các
phong trào chống chào cờ, hát quốc ca của giặc,
chống đàn áp, đòi dân sinh, dân chủ, đòi giặc phải
trả tự do cho những tù nhân đã hết hạn tù, xé cờ ba
que của giặc, đánh trả lại cai ngục tàn ác... Đặc
biệt, Mai Bốn là một trong 5 tù nhân xung phong tự
nguyện mổ bụng mình để uy hiếp kẻ thù. <br />
<br />
</div>
<div class="style3" style="border: medium none; padding: 0cm;">
Mai Bốn kể rằng, sau ngày nước nhà thống nhất, ông
đã tìm về và “trả lại tên” cho người mà ông đã mang
trong suốt 30 năm qua. Nhờ một người quen ở Đà Nẵng,
năm 2003, Mai Bốn (Mai Thanh Minh) đưa vợ và 3 con
về căn nhà số 22 - Nguyễn Du - TP. Đà Nẵng. Tại đây,
lần đầu tiên ông biết cái tên Mai Bốn là một liệt sỹ
đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, là em ruột
của nữ đại tá, Anh hùng LLVT Mai Thị Rân. Ông đặt tờ
giấy khai sinh lên bàn thờ và thắp cho người đồng
chí một nén nhang như là sự tri ân. Người mẹ già
của Mai Bốn đã xúc động nhận Mai Thanh Minh làm con
nuôi, coi như phần còn lại của đứa con trai duy nhất
của bà… </div>
</td>
</tr>
</table>
</div>
</div>
</td>
</tr>
</table>
<p class="style11"><em><strong>Theo NDĐT</strong></em></p>
</body>
</html>