<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" />
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" />
<title>Quản lý Sài Gòn ngày đầu giải ph</title>
<style type="text/css">
.style2 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
text-align: justify;
}
.style4 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
}
.style5 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-style: italic;
font-size: 10pt;
}
.style6 {
text-align: justify;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
}
.style7 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-weight: bold;
}
.style8 {
font-weight: bold;
font-size: 10pt;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
}
.style9 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style10 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
text-align: center;
color: #0000FF;
}
.style11 {
text-align: center;
}
.style12 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
text-align: center;
color: #808080;
}
.style13 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
text-align: right;
}
</style>
</head>
<body>
<h2 class="style10" style="padding-bottom: 10px;">Quản lý Sài Gòn ngày đầu giải
phóng - Bài 1: Giữ ổn định sau tiếp quản</h2>
<p class="style2">Từ trưa 30-4-1975, Sài Gòn hoàn toàn giải phóng. Trong bối
cảnh đầy phức tạp ấy, Ủy ban Quân quản Sài Gòn – Gia Định ngay lập tức được
thành lập để quản lý TP.</p>
<div id="contentdetail">
<p align="justify" class="style9">Dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (từ
tháng 5 đến cuối năm 1975) nhưng Ủy ban Quân quản đã giải quyết được một
khối lượng công việc khổng lồ trên nhiều phương diện: đảm bảo trật tự trị
an, ổn định đời sống nhân dân, thúc đẩy sản xuất, xây dựng chính quyền...
Khẩn trương, chặt chẽ và trên tinh thần đầy nhân văn, việc quản lý TP của
chính quyền cách mạng từ những ngày đầu đã tạo được niềm tin vững chắc trong
nhân dân.</p>
<p align="justify"><span class="style9">Qua nguồn tư liệu thu thập được và
bằng việc tìm gặp một số chứng nhân lịch sử, </span><span class="style5">
Pháp Luật TP.HCM </span><span class="style9">dựng lại bức tranh quản lý Sài
Gòn – TP.HCM trong những ngày đầu sau tiếp quản.</span></p>
<p align="justify" class="style9">Ngay sau khi Sài Gòn hoàn toàn giải phóng,
Ủy ban Quân quản (UBQQ) lập tức được thành lập để lo các công việc tiếp quản
và giữ trật tự trị an cho TP. Hiểu được đặc trưng của Sài Gòn thời chuyển
giao, UBQQ đã thực hiện hàng loạt chính sách vừa cứng rắn vừa mềm dẻo. Tất
cả điều ấy đã giữ được sự ổn định cần thiết ban đầu và thể hiện tính ưu việt
của chế độ mới. </p>
<p align="justify" class="style8">Cuộc sống vẫn tiếp diễn</p>
<p align="justify" class="style9">Trả lời báo chí Liên Xô ngày 3-6-1975, Chủ
tịch UBQQ, Thượng tướng Trần Văn Trà nói: Nhiệm vụ chính yếu và mối lo lắng
thường xuyên của UBQQ là đảm bảo trật tự trị an, giữ vững cuộc sống yên vui
cho nhân dân Sài Gòn-Gia Định. Nhiệm vụ thứ hai là giải quyết nạn đói, giúp
cho tất cả người dân của TP có công ăn việc làm; tạo điều kiện cho những di
dân dồn vào Sài Gòn trở về quê hương làm ăn. </p>
<em>
<p class="style11">
<img _fl="" class="style9" src="7767421836-chot.jpg" style="margin: 5px;" width="360" /></p>
</em>
<p class="style12"><em>Quân giải phóng tiến vào dinh Độc lập trưa 30-4-1975</em></p>
<p align="justify" class="style9">Trước đó, trong thông báo thành lập vào
ngày 3-5-1975 cũng như trong cuộc họp báo quốc tế đầu tiên của UBQQ (ngày
8-5-1975), Thượng tướng Trần Văn Trà cũng đã khẳng định nhiệm vụ trên và cho
biết thêm điều đang rất được quan tâm lúc này là tích cực tìm cách giải
quyết vấn đề lương thực và nhiên liệu cho nhân dân TP.</p>
<p align="justify" class="style9">Trên chủ trương đó, UBQQ đã nhanh chóng
triển khai hàng loạt nhiệm vụ từ kê khai giải giáp vũ khí, chính sách đối
với những người nằm trong chính quyền của chế độ cũ. Đồng thời, ban bố hàng
loạt chính sách nhằm ổn định tiền tệ, mở lại hoạt động bưu chính, ngăn chặn
các hoạt động đầu cơ tích trữ… Chính quyền cách mạng cũng xuất hàng ngàn tấn
gạo cứu đói cho 30 vạn đồng bào; tạo điều kiện cho người dân trở về quê cũ
làm ăn sinh sống (mỗi người về quê được trợ cấp 5 kg gạo và tiền xe...).</p>
<p align="justify" class="style9">Để tránh tối đa hiện tượng xâm chiếm nhà
trái phép, UBQQ đã ra thông báo về việc bảo vệ nhà cửa, tài sản của nhà nước
và nhân dân ngày 12-5-1975. Trong đó, nghiêm cấm tất cả hành vi di chuyển,
phá hoại và chiếm đoạt tài sản. Ngay cả các đơn vị thuộc chính quyền cách
mạng nếu sử dụng cũng đều phải báo cáo UBQQ…</p>
<p align="justify" class="style9">Rất mềm dẻo nhưng UBQQ quyết không khoan
nhượng trước những hành động phá hoại, chống lại chính quyền mới. Vì thế,
ngay trong thông báo số 1, UBQQ nêu rõ: “Từ đây trở đi ai còn có hành động
phá hoại an ninh TP như thu thập tình báo, võ trang bạo loạn, phao tin đồn
nhảm, cưỡng ép nhân dân chạy theo địch, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, phá
hoại việc thực hiện chính sách và những quy định của chính quyền cách mạng…
đều bị nghiêm trị”. </p>
<p align="justify" class="style9">Tất cả điều ấy đã giữ cho Sài Gòn-Gia Định
- TP.HCM ổn định. “Từ ngày giải phóng, cuộc sống của người dân ở TP chưa bị
gián đoạn, chợ búa vẫn họp, xe cộ vẫn đi lại, điện nước vẫn đầy đủ” - Thượng
tướng Trần Văn Trà đã trả lời báo giới Liên Xô ngày 3-6-1975 như vậy.</p>
<p align="justify" class="style8">Cùng nhân dân tiêu trừ cái xấu</p>
<p align="justify" class="style9">Trong diễn văn mít-tinh chiến thắng ngày
7-5-1975, Thượng tướng Trần Văn Trà nhấn mạnh: “Với mọi hành động xâm phạm
đến tính mạng, tài sản của nhân dân, chính quyền cách mạng (…) quyết không
dung tha”.</p>
<em>
<p class="style11">
<img _fl="" class="style9" src="3675350006-box.jpg" style="margin: 5px;" width="360" /></p>
</em>
<p class="style12"><em>Thông báo thành lập UBQQ Sài Gòn-Gia Định do Thượng
tướng Trần Văn Trà ký vào ngày 3-5-1975</em></p>
<p align="justify" class="style9">Sài Gòn trong bối cảnh chuyển giao chính
là điều kiện để cho tội phạm cướp bóc lợi dụng hoành hành. Sự quyết liệt
trước cái xấu của UBQQ đã hình thành nên không khí toàn dân tiêu diệt trộm,
cướp… Từ các đường phố, chợ búa, nhà xưởng, hễ phát hiện tội phạm là người
dân truy đuổi tới cùng để bắt giao về cho chính quyền cách mạng. Với những
tên cướp có sử dụng vũ khí thì người dân phối hợp với lực lượng an ninh ở
các địa phương để truy bắt. Phiên xử nào của chính quyền cách mạng cũng đều
có đông đảo quần chúng đến chứng kiến. Để giữ được trật tự trị an và kỷ
cương, những người phạm tội đều bị xử rất nặng.</p>
<p align="justify" class="style9">Chính quyền cách mạng trong giai đoạn này
cũng rất mạnh tay trước các hiện tượng đầu cơ, tích trữ, phá giá gây nhiễu
loạn thị trường. Người phát ngôn của UBQQ ngày 10-9-1975 đã nói rất rõ rằng:
Kiên quyết mạnh tay với những ai đầu cơ lũng đoạn phá rối thị trường nhưng
đồng thời cũng rất thận trọng để trừng trị những kẻ phạm tội. Đây cũng là
chủ trương chung của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.</p>
<p align="justify"><span class="style9">Tướng Trà trong lần trả lời báo giới
Liên Xô cũng đã nhận xét: “Có thể nói nhân dân Sài Gòn-Gia Định đã tham gia
mọi mặt hoạt động của TP, thậm chí một số mặt mà UBQQ chưa lo hết thì nhân
dân đã tự mình tích cực lo liệu”. Lúc ấy, báo </span><span class="style5">
Sài Gòn Giải Phóng</span><span class="style9">, cơ quan ngôn luận của Đảng
bộ và nhân dân Sài Gòn - TP.HCM, cũng đã lập diễn đàn </span>
<span class="style5">Muôn mặt Sài Gòn</span><span class="style9"> để người
dân phản ánh, góp ý, kiến nghị giải quyết các vấn đề có liên quan đến quản
lý trật tự trị an của TP.</span></p>
<p align="justify" class="style9">Thông báo ngày 5-6-1975 của Chính phủ cách
mạng lâm thời miền Nam Việt Nam cũng đã nhìn nhận: “Chỉ trong một thời gian
ngắn, quân và dân ta đã sát cánh cùng UBQQ tích cực khắc phục khó khăn, giải
quyết được nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách, nhanh chóng ổn định cơ bản
về tình hình”.</p>
<div align="center">
<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="5" style="border: 1px solid black; background: none repeat scroll 0% 0% rgb(230, 230, 250); margin: 5px; width: 400px; border-collapse: collapse;">
<tr>
<td style="vertical-align: top;"><span style="font-size: 10pt;">
<p align="justify" class="style7">Chủ trương sáng suốt và nhân
đạo</p>
<p align="justify" class="style4">Khi tiếp quản Sài Gòn, quân ta
không hề bắn giết ai. Quân giải phóng vào để giữ gìn an ninh
trật tự cho đồng bào vùng mới giải phóng. Ngay từ đầu chủ trương
của Đảng, nhà nước là rất sáng suốt và nhân đạo. Nếu Sài Gòn
được giải phóng bằng vũ khí thì sẽ có đổ máu, tan hoang. Bằng
chứng là một ngày sau giải phóng, hàng quán, công sở đã hoạt
động trở lại bình thường. </p>
<p class="style6"><span style="font-weight: bold;">Trung tướng
ĐỖ XUÂN CÔNG,</span> <span style="font-style: italic;">nguyên Tư
lệnh Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam </span></p>
<p align="justify" class="style8">Nhiệm vụ không dễ dàng</p>
<p align="justify" class="style4">Đặt trong bối cảnh Sài Gòn
ngày đầu giải phóng mới thấy nhiệm vụ vừa giữ trật tự trị an,
vừa ổn định đời sống và xây dựng chính quyền cơ sở mới không dễ
dàng chút nào. Khi ấy Sài Gòn còn ngổn ngang súng đạn. Quân lính
và quân giới của chế độ cũ còn nằm rất nhiều ở các cơ sở của chế
độ cũ. Khi lực lượng cách mạng thực hiện nhiệm vụ giải giáp quân
bị, cứ mỗi người lính của ta lọt thỏm giữa hàng chục người đến
giao nộp vũ khí nhưng mọi việc diễn ra một cách rất thuận lợi và
không gặp sự phản kháng đáng kể nào.</p>
<p align="justify" class="style4">Sở dĩ tiếp quản Sài Gòn diễn
ra một cách thuận lợi như vậy là do lực lượng ta đã quán triệt
chính sách 10 điểm đối với vùng mới giải phóng của Chính phủ
cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và đã chuẩn bị kỹ mọi mặt.
Một điều không kém phần quan trọng chính là sức mạnh của chiến
thắng và sự ủng hộ của hàng vạn đồng bào đã tạo nên một không
khí áp đảo trước tàn quân còn lại của chính quyền cũ.</p>
<p class="style6"><strong>Ông VÕ VĂN THÔN,</strong>
<span style="font-style: italic;">nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP,
người đã trực tiếp nằm trong đoàn tiếp quản tại Tòa đô chính Sài
Gòn</span></p>
</span></td>
</tr>
</table>
</div>
<p class="style13"><strong><em>Theo PLO</em></strong></p>
</div>
</body>
</html>