<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" />
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" />
<title>Quản lý Sài Gòn ngày đầu giải ph</title>
<style type="text/css">
.style1 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-weight: bold;
}
.style2 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
}
.style3 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-style: italic;
font-size: 10pt;
}
.style5 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-weight: bold;
font-size: 10pt;
}
.style6 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style7 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
text-align: center;
color: #0000FF;
}
.style8 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
</style>
</head>
<body>
<h2 class="style7" style="padding-bottom: 10px;">Quản lý Sài Gòn ngày đầu giải
phóng - Bài 2: Lấy dân chủ, đoàn kết làm trọng</h2>
<p class="style6">Điều ấy đã giúp tập hợp được trí tuệ hình thành nên sức mạnh
tổng lực để kiến thiết thành phố đi lên ngay sau khi chiến tranh chấm dứt.</p>
<div id="contentdetail">
<p align="justify" class="style6">Trước khi tiến vào Sài Gòn, Chính phủ Cách
mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã quán triệt một quan điểm rất
quan trọng trong vùng mới giải phóng là: Thi hành chính sách đại đoàn kết
dân tộc toàn dân, hòa giải và hòa hợp dân tộc; nghiêm cấm mọi hoạt động gây
chia rẽ, thù hằn, nghi kỵ trong nội bộ nhân dân và các dân tộc, đặc biệt là
phải lấy dân chủ làm trọng.</p>
<p align="justify" class="style6">Trong diễn văn tại lễ mít-tinh mừng chiến
thắng ngày 7-5-1975, Thượng tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản
Sài Gòn-Gia Định, nhấn mạnh: Anh chị em công nhân lao động, các bạn trí thức,
các nhà tư sản, tất cả đồng bào thuộc mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt
thành phần xã hội, tôn giáo hãy nâng cao tinh thần đại đoàn kết, chân thành
thực hiện hòa hợp dân tộc… Tất cả những người Việt Nam yêu nước thương nòi
hãy cùng nhau đồng tâm hiệp lực xây dựng lại quê hương đất nước, mau chóng
băng bó lại vết thương do chiến tranh gây ra. </p>
<p align="justify" class="style5">Giữ lại bộ máy hành chính</p>
<p align="justify" class="style6">Trực tiếp tiếp quản Tòa Đô chính Sài Gòn
ngày ấy, ông Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, nhớ lại: Khi
chính quyền cách mạng tiếp quản, gần như giữ tất cả bộ máy hành chính làm
việc cho chế độ cũ. Chúng tôi chỉ tiến hành các thủ tục kê khai, giao nộp vũ
khí, kiểm tra văn bản… chứ không hề có bất kỳ hành động bài xích, tiêu trừ
nào với những cán bộ, công chức của Tòa Đô chính. </p>
<p align="justify" class="style6">Về vấn đề này, chính sách đối với các vùng
mới giải phóng của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
ban hành trước đó đã chủ trương rất rõ: Viên chức làm việc trong bộ máy ngụy
quyền đều được tiếp tục làm việc trong chính quyền cách mạng…</p>
<em>
<p align="center">
<img _fl="" class="style6" src="6-chot.jpg" style="margin: 5px;" width="360" /></p>
</em>
<p align="center" class="style8"><em>Nhân dân Sài Gòn phấn khởi mít-tinh
chào mừng chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam và chào mừng Ủy ban Quân
quản ngày 7-5-1975</em></p>
<p align="justify" class="style6">Ông Nguyễn Trọng Xuất, một trong những
người trực tiếp tham gia tiếp quản Sài Gòn, cũng kể lại: Tôi còn nhớ ngay
ngày 30-4, khi vào Tòa Đô chính, cán bộ ở đây hướng dẫn chúng tôi tiếp quản
đơn vị này rất nhiệt tình. Sau đó, tôi trực tiếp nhận lệnh đến tiếp quản Sở
Thông tin ngay trong chiều tối 30-4. Khi tôi đến thì thấy anh em của sở này
đang chờ mình tới. Anh em ở đó còn nói mong chúng tôi đến càng sớm càng tốt.</p>
<p align="justify" class="style6">Trong bài phát biểu mừng đại thắng, Thượng
tướng Trần Văn Trà cũng nói: “Đối với những người trước đây làm việc trong
bộ máy của ngụy quân, ngụy quyền của địch, cách mạng hoàn toàn thông cảm…”.
Và ông dẫn lại tư tưởng khoan hồng, đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối đãi với những cán bộ trong chế độ cũ: Trong anh em đó dù thế nào
lòng thương nước vẫn không tắt hẳn, còn âm ỉ như cục than hồng, phải giúp
anh em nhen lên thành ngọn lửa…</p>
<p align="justify" class="style5">Ổn định cuộc sống lâu dài </p>
<p align="justify" class="style6">Cùng với việc cấp bách hỗ trợ gạo cho đồng
bào sinh sống, chính quyền cách mạng hiểu và xác định rõ rằng đó chỉ là giải
pháp trước mắt, còn điều chính yếu là giải quyết công ăn việc làm. Trả lời
báo chí Liên Xô về những hành động cụ thể để ổn định Sài Gòn ngày 3-6-1975,
Tướng Trà cho hay: “Chúng tôi đã và sẽ cho một số ngân hàng mở cửa trở lại,
khuyến khích và tổ chức các xí nghiệp mở cửa để công nhân có việc làm. Chúng
tôi khuyến khích nhân viên, công chức của ngụy quyền trở lại làm việc ở các
công sở và cũng định một khoản triền trợ cấp nhất định cho số người đó”. </p>
<p align="justify" class="style6">Thực tế điều ấy đã được Ủy ban Quân quản
thể hiện rõ trong quyết định ngày 23-5-1975 về việc tạm thời trợ cấp đối với
các viên chức, công chức của chế độ cũ nay do cách mạng quản lý để áp dụng
riêng cho Sài Gòn, trong đó quy định rất rõ từng loại công chức, viên chức
được trợ cấp như thế nào. Các chính sách dành cho công chức đã được thực
hiện trước đó cũng được tạm duy trì. Cụ thể như việc phụ cấp cho gia đình
các công chức như: phụ cấp cho một vợ chính nếu vợ chưa có việc làm số tiền
trị giá tương đương 10 kg gạo/tháng; phụ cấp cho mỗi người con dưới 18 tuổi
hoặc trên 18 tuổi nếu đang còn tiếp tục được nuôi dưỡng một số tiền tương
đương 5 kg gạo/tháng... </p>
<p align="justify" class="style6">Đối với các viên chức và công nhân làm
trong các xí nghiệp tư nhân nếu còn hoạt động phải trả nguyên lương cho họ.
Các xí nghiệp tư nhân chưa có điều kiện hoạt động lại thì chủ xí nghiệp,
công đoàn và chính quyền bàn bạc mức trợ cấp đảm bảo đời sống tối thiểu cho
công nhân, viên chức và tạo điều kiện cho các xí nghiệp sớm hoạt động trở
lại. </p>
<p align="justify" class="style5">Lãnh đạo luôn trọng trí thức</p>
<p align="justify"><span class="style6">Lúc ấy, hơn chục ngàn trí thức đang
sinh sống và làm việc tại Sài Gòn là một nguồn lực và tài sản to lớn trong
công cuộc kiến thiết TP. Nhận thức rõ điều này, chính quyền cách mạng đã áp
dụng nhiều chính sách để giữ trí thức ở lại và tạo điều kiện đặc biệt để họ
cống hiến. “Các bạn trí thức từ đây có điều kiện phát huy tài năng trong độc
lập tự do”</span><span class="style3"> </span>-<span class="style3"> </span>
<span class="style6">Thượng tướng Trần Văn Trà đã nêu rõ quan điểm của chế
độ mới đối với tầng lớp trí thức trong diễn văn mừng chiến thắng ngày
7-5-1975. </span></p>
<p align="justify" class="style6">Ông Huỳnh Kim Báu, Tổng Thư ký Hội Trí
thức yêu nước ngày ấy, cho biết khi đó TP.HCM đã có hơn 17.000 trí thức.
Những ngày đầu sau giải phóng, có một dịp Tổng Bí thư Lê Duẩn vào miền Nam
tham dự một buổi họp với Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam, ông đã rất quan tâm đến lực lượng trí thức được đào tạo từ nhiều
nguồn của TP. Ông lưu ý phải giữ lực lượng trí thức này.</p>
<p align="justify" class="style6">“Lúc đó TP có đồng chí Sáu Dân (cố Thủ
tướng Võ Văn Kiệt - khi ấy là bí thư Thành ủy) đã rất quan tâm đến trí thức.
Sau ngày 30-4-1975, cũng chính ông đã tiếp xúc với các trí thức từng là quan
chức cao cấp trong chế độ Sài Gòn như TS Nguyễn Văn Hảo (phó thủ tướng), TS
Nguyễn Xuân Oánh (thống đốc ngân hàng quốc gia)… để học hỏi, nhờ cố vấn
những kiến thức về kinh tế thị trường” - ông Báu kể. </p>
<p align="justify" class="style6">Ông Nguyễn Trọng Xuất nhớ lại: “Những cuộc
gặp mặt trí thức hồi đó chỉ nghe có anh Sáu Dân là họ đi gần như là đủ. Khi
ấy ta cũng có nhiều tấm gương cách mạng để người trí thức đặt niềm tin vào
chế độ mới. Chẳng hạn như khi nhìn vào ông Nguyễn Hữu Thọ, luật sư Trần Ngọc
Liễng họ nói đó là người của họ. Những con người đó đã làm cho người ta hiểu
cách mạng sâu hơn là những lời giải thích tuyên truyền”.</p>
<div align="center">
<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="5" style="border: 1px solid black; background: none repeat scroll 0% 0% rgb(230, 230, 250); margin: 5px; width: 400px; border-collapse: collapse;">
<tr>
<td style="vertical-align: top;"><span style="font-size: 10pt;">
<p align="justify" class="style1">Làm sao “quản lý” được trái
tim!</p>
<p align="justify" class="style2">Chỉ trong một thời gian ngắn,
Ủy ban Quân quản đã làm được một khối lượng công việc khổng lồ,
giữ cho Sài Gòn ổn định trong bối cảnh chuyển giao đầy phức tạp.
Có được điều ấy là do người dân Sài Gòn tin rằng chúng tôi đến
giải phóng Sài Gòn chứ không đưa lực lượng quân sự áp đặt lên
TP. Chính vì vậy, họ đón chúng tôi như người nhà chứ không phải
như đón quân chiến thắng với tư cách người bại trận. Thượng
tướng Trần Văn Trà khi ấy đã nói: “Đối với người Việt Nam ta
không có kẻ thắng người thua mà chỉ có dân tộc Việt Nam ta thắng
Mỹ”. Câu nói sâu sắc ấy đã giải tỏa mặc cảm còn sót lại trong
những người còn có một chút lo lắng, ngại ngần vì mình đã làm
việc cho chế độ cũ. </p>
<p align="justify" class="style2">Quả thật, nếu không có niềm
tin và sự đồng thuận to lớn đó thì rất khó quản lý một TP với
3,5 triệu dân như Sài Gòn trong bối cảnh ấy. Lực lượng ta lúc đó
chỉ quản lý những cái nòng cốt, còn các hoạt động trong đời sống
thì dân tự quản lý. Chính quyền Sài Gòn trước đó có thể quản lý
90% đất đai, 95% dân số nhưng họ đã không thể “quản lý” được
trái tim của dân chúng luôn hướng về cách mạng.</p>
<p align="right" class="style2">Ông<b> NGUYỄN TRỌNG XUẤT</b>, <i>
một chứng nhân lịch sử, cũng là người đang cùng giữ nhiệm vụ chủ
biên công trình “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến”</i></p>
<p align="justify" class="style5">Hoan nghênh việc làm giàu
chính đáng</p>
<p align="justify" class="style2">Nhà nước hoan nghênh các nhà
tư sản Việt Nam muốn đem vốn liếng và tài năng mở mang kinh
doanh, phát triển kinh tế nước nhà trong các ngành nghề có lợi
cho quốc kế dân sinh và đúng đường lối và chính sách của Chính
phủ. Quyền sở hữu tài sản và lợi nhuận được nhà nước bảo hộ. Nhà
nước hướng dẫn, giúp đỡ các chủ xí nghiệp khác giải quyết khó
khăn về nguyên vật liệu, nhiên liệu, tiêu thụ nguồn sản phẩm để
có điều kiện mở rộng, giữ vững sản xuất.</p>
<p align="right"><span style="font-family: Arial;">(</span><span class="style2">Nguồn:
<i>Thông báo một số chính sách phát triển công thương nghiệp...
</i>của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
ngày 10-9-1975)</span></p>
</span></td>
</tr>
</table>
</div>
<p align="right" class="style6"><strong><em>Theo PLO</em></strong></p>
</div>
</body>
</html>