Bảo đảm quyền công dân bằng pháp luật

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml"> <head> <meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" /> <meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" /> <title>Quản lý Sài Gòn ngày đầu giải ph</title> <style type="text/css"> .style1 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-weight: bold; font-size: 10pt; } .style2 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; } .style9 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-style: italic; } .style11 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; } .style12 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; color: #0000FF; text-align: center; } .style13 { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 10pt; color: #808080; } </style> </head> <body> <h2 class="style12" style="padding-bottom: 10px;">Quản lý Sài Gòn ngày đầu giải phóng - Bài cuối: Bảo đảm quyền công dân bằng pháp luật</h2> <p class="style11">Sắc luật 02-1976 nghiêm cấm việc tra tấn hoặc dùng bất cứ nhục hình nào khi bắt, giam, xét hỏi. Những ai vi phạm sẽ bị kỷ luật hành chính hoặc truy tố trước pháp luật, nếu có gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường.</p> <div id="contentdetail"> <p align="justify" class="style11">Đến khoảng gần cuối năm 1975, Ủy ban Quân quản đã hoàn thành các nhiệm vụ lớn của mình: giữ cho TP ổn định và thiết lập hệ thống Ủy ban nhân dân cách mạng ở các cấp cơ sở để tiếp quản chính quyền. Song song đó, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã hình thành nên hệ thống pháp luật và quản lý xã hội theo luật pháp phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế xã hội của TP trong thời gian chờ hiệp thương thống nhất hai miền Nam, Bắc. </p> <p align="justify" class="style1">Hình thành hệ thống cơ quan tư pháp </p> <p align="justify" class="style11">Luật gia Hoàng Trung Tiếu, người đã trực tiếp tham gia trong lực lượng quân đội vào tiếp quản TP, cũng như làm việc trong lĩnh vực tư pháp của Sài Gòn-TP.HCM những năm đầu giải phóng, cho biết: Trước khi vào giải phóng Sài Gòn, trung ương đã có những chuẩn bị cụ thể để sớm hình thành hệ thống các cơ quan tư pháp. Và ngay sau giải phóng, chính quyền cách mạng đã xúc tiến nhanh chóng việc hình thành các sắc luật cơ bản để thiết lập các cơ quan truy tố, xét xử, cũng như những quy định về tội phạm và hình phạt. Đến tháng 3-1976, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời đã ban bố ba sắc luật quan trọng liên quan đến vấn đề này. </p> <p align="justify" class="style11">Sắc luật 01-1976 về việc tổ chức TAND và VKSND gồm năm chương, 20 điều, quy định các nguyên tắc chung về hoạt động của cơ quan tố tụng và xét xử. Cùng đó quy định cụ thể các quyền hạn và nghĩa vụ của tòa án các cấp, việc bổ nhiệm thẩm phán và kiểm sát viên. </p> <p align="justify" class="style11">Ngày 25-3-1977, Chính phủ ban hành Nghị quyết 76-CP về việc thi hành thống nhất luật pháp trong cả nước. Tiếp đó, ngày 8-3-1978, TAND Tối cao, VKSND Tối cao và Bộ Nội vụ ra Thông tư 61 hướng dẫn thi hành pháp luật thống nhất trong cả nước. Theo đó, Sắc luật 01 không áp dụng nữa mà thay vào đó sử dụng thống nhất Luật về Tổ chức Tòa án (ngày 14-7-1960) và Pháp lệnh ngày 23-3-1961 quy định cụ thể về TAND các cấp.</p> <em> <p align="center"> <img _fl="" class="style11" src="14-chot.jpg" style="margin: 5px;" width="360" /></p> </em> <p align="center" class="style13"><em>Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất diễn ra tại Hà Nội từ 24-6 đến 3-7-1976.</em></p> <p align="justify" class="style1">Nghiêm cấm dùng nhục hình</p> <p align="justify" class="style11">Để đảm bảo tự do thân thể, nhân thân và quyền bất khả xâm phạm về tài sản của công dân, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật 02-1976. Sắc luật này chỉ có chín điều, quy định việc bắt giam, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật. Có thể nói sắc luật này đã thiết lập nên thủ tục cụ thể về tố tụng hình sự. </p> <p align="justify" class="style11">Để phù hợp với tình hình chống tội phạm trong bối cảnh mới giải phóng và giữ gìn trật tự trị an, sắc luật này quy định: Ủy ban nhân dân cách mạng cấp huyện có quyền ra lệnh bắt giam, khám người, khám chỗ ở, đồ vật đối với những đối tượng cần tập trung cải tạo. Ủy ban nhân dân cách mạng cấp xã, phường cũng có quyền tiến hành bắt người đối với những trường hợp khẩn cấp, sau khi đã có lệnh viết của VKSND, Ủy ban nhân nhân cách mạng hoặc cơ quan an ninh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Điều 2, 3). Việc trao cho ủy ban cấp xã, phường quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp là để đáp ứng những yêu cầu của bối cảnh đặc biệt lúc đó nhưng trong thực tế đã không tránh khỏi một số biểu hiện lạm dụng của những người thực hiện.</p> <p align="justify" class="style11">Đặc biệt, sắc luật nghiêm cấm việc tra tấn hoặc dùng bất cứ nhục hình nào khi bắt, giam, xét hỏi. Những ai vi phạm sẽ bị kỷ luật hành chính hoặc truy tố trước pháp luật, nếu có gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường (Điều 7, 8). </p> <p align="justify" class="style11">Có thể thấy Sắc luật 02 đã có những nội dung phù hợp với tình hình đặc thù của đô thị mới giải phóng, đặc biệt đề cao quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Vì thế, ngay cả khi đã có nghị quyết về việc thực hiện thống nhất luật pháp trong nước thì “vì tình hình đấu tranh chống tội phạm ở các tỉnh phía Bắc và Nam khác nhau và do thẩm quyền bắt kẻ phạm pháp của cấp huyện còn có quan hệ đến nhiều mặt khác nên tạm thời vẫn cho áp dụng sắc luật này ở các tỉnh phía Nam” (Thông tư 61 năm 1978). Chỉ riêng với việc xử lý các hành vi vi phạm quyền tự do thân thể, vì chưa có những hình phạt cụ thể cho nên các tỉnh phía Nam phải áp dụng Sắc luật 103 ban hành ngày 20-5-1957.</p> <p align="justify" class="style1">Quy định tội phạm và hình phạt</p> <p align="justify" class="style11">Cùng với hai sắc luật quan trọng về tổ chức các cơ quan tố tụng và quy định về thủ tục tố tụng, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đã ban hành Sắc luật 03-1976, quy định các tội phạm và hình phạt. Sắc luật này có bốn chương, 11 điều quy định các nhóm tội phạm khác nhau. Đó là: tội phản cách mạng, tội xâm phạm tài sản công cộng, tội xâm phạm đến thân thể và đời sống công dân, tội phạm kinh tế, tội lạm dụng chức vụ và quyền hạn, tội đưa, nhận hối lộ, tội tham ô; nguyên tắc lượng hình và hình phạt phụ…</p> <em> <p align="center"> <img _fl="" class="style11" src="14-box.jpg" style="margin: 5px;" width="360" /></p> </em> <p align="center" class="style13"><em>Tháng 3-1976, ba sắc luật quan trọng về việc hình thành hệ thống cơ quan tư pháp, quy định về tội phạm và hình phạt… đã được ban hành.</em></p> <p align="justify" class="style11">Sắc luật này quy định phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích của nhà nước hoặc của nhân dân và tội nhận hối lộ thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 15 năm. Phạm tội đưa hối lộ thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. </p> <p align="justify" class="style11">Hay như tội tham ô cũng bị xử rất nặng, bị phạt tù từ sáu tháng đến bảy năm. Trường hợp nghiêm trọng bị phạt tù đến 15 năm. Phạm tội trộm cắp, tham ô, lừa đảo mà số tài sản rất lớn hoặc có nhiều tình tiết nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình.</p> <p align="justify" class="style11">Sau khi có chủ trương áp dụng pháp luật thống nhất trong cả nước, nhiều nội dung trong sắc luật này được chọn để sử dụng chung trên toàn quốc như quy định về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn và tội hối lộ, tội xâm phạm trật tự công cộng…</p> <div align="center"> <table align="center" cellpadding="0" cellspacing="5" style="border: 1px solid black; background: none repeat scroll 0% 0% rgb(230, 230, 250); margin: 5px; width: 400px; border-collapse: collapse;"> <tr> <td style="vertical-align: top;"><span style="font-size: 10pt;"> <p align="justify" class="style1">15 năm tù vì tội tham ô</p> <p align="justify" class="style2">Chiều 28-7-1976, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử nguyên trưởng phòng Nhiên liệu quận 11, bị truy tố về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn tham ô gây thiệt hại nghiêm trọng công quỹ nhà nước.</p> <p align="justify" class="style2">Ông này đã lạm dụng quyền trưởng phòng ra lệnh và mạo lệnh cho các đại lý bán xăng dầu trong quận 11 vào các tháng 8, 9 năm 1975 bán xăng dầu của nhà nước bừa bãi, vô nguyên tắc làm thiệt hại nghiêm trọng đến công quỹ nhà nước... Ông còn lợi dụng sổ sách lấy của nhà nước 2.664 đồng… Ông này đã bị tòa tuyên phạt 15 năm tù giam. </p> <p align="right"><span class="style9">(Theo báo </span> <span class="style2">Sài Gòn Giải Phóng<i> ngày 29-7-1976) </i> </span></p> <p align="justify" class="style1">Thiết lập hệ thống chính quyền nhân dân</p> <p align="justify" class="style2">Chính quyền đô thành Sài Gòn trước giải phóng được tổ chức thành bốn cấp: cấp thành phố, cấp quận, cấp phường và cấp khóm. Cho nên khi vào tiếp quản Sài Gòn, Ủy ban Quân quản Sài Gòn-Gia Định cũng được thành lập tương ứng với bốn cấp thành phố, quận - huyện, phường - xã, khóm - ấp để đảm đương các nhiệm vụ quân quản một cách xuyên suốt từ trên xuống dưới.</p> <p align="justify" class="style2">Đến tháng 1-1976, Ủy ban Quân quản các cấp được thay thế bằng Ủy ban Nhân dân cách mạng. Tới ngày 2-7-1976, theo nghị quyết của Quốc hội thống nhất (được bầu vào ngày 25-4-1976), TP Sài Gòn được chính thức mang tên là TP.HCM. Cũng từ đây, TP.HCM đã sắp xếp lại bộ máy chính quyền, bỏ khóm chỉ còn lại thành phố, quận - huyện, phường - xã.</p> </span></td> </tr> </table> </div> <p align="right" class="style11"><strong><em>Theo PLO</em></strong></p> </div> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chiều ngày 14/01/2024, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình công bố quyết định về công tác tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc Thành đoàn.

Agile Việt Nam
;