<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" />
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" />
<title>Vì tôi là người Việt Nam</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
text-align: justify;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style3 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
.style5 {
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style6 {
text-align: right;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style4"><strong>Vì tôi là người Việt Nam</strong></p>
<p class="style2">24 tuổi, anh ngã xuống bởi năm phát đạn của tình báo Mỹ khi
máy bay vừa hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Thi thể anh bị vứt xuống
đường băng sân bay và gán cho cái tội “không tặc” nên phải bị tiêu diệt.</p>
<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40">
<tr>
<td class="style1">
<img border="1" class="style3" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=415586" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><em>Bà Lê Thị Anh - mẹ liệt sĩ Nguyễn Thái Bình - với
tấm bằng Anh hùng lực lượng vũ trang của con vừa được truy tặng (ảnh
chụp chiều 30-4 tại nhà riêng ở quận 7, TP.HCM)</em></td>
</tr>
</table>
<p class="style2">Cái chết ấy đã châm thêm ngòi cho ngọn lửa đấu tranh trực diện
của bao lớp HSSV miền Nam trong cuộc đối đầu với đế quốc Mỹ. Anh là liệt sĩ
Nguyễn Thái Bình - người vừa được truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...</p>
<p class="style2">Anh đã sống và đấu tranh bằng một ước mơ giản dị: “Tôi chỉ
muốn làm một người Việt Nam bình thường sống trên quê hương tôi thanh bình, độc
lập”. Với anh, hai tiếng Việt Nam là tiếng gọi thiêng liêng, luôn sâu thẳm từ
trong tâm khảm.</p>
<p class="style2"><strong>Tài hoa và anh hùng</strong></p>
<div class="style1">
<table align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" cellpadding="5" cellspacing="5" style="border-collapse: separate;" width="200">
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p class="style2"><font color="#030303">"Trái bom duy nhất của tôi
chỉ là trái tim con người của tôi, một trái tim có thể nổ tung vì
tôi chấp nhận hi sinh cho đại nghĩa để kêu gọi yêu thương, để khôi
phục niềm tin của con người nơi công lý, để thức tỉnh lương tâm của
kẻ thù. Nếu tôi có bị giết thì cả triệu người Việt Nam sẽ thay thế
tôi chiến đấu cho tới ngày nào chúng tôi chấm dứt cuộc chiến tranh"</font></p>
<p class="style2"><font color="#030303"><strong>(Trích thư NGUYỄN
THÁI BÌNH gửi Tổng thống Mỹ Nixon ngày 1-7-1972)</strong></font></p>
</td>
</tr>
</table>
<span class="style3">Hầu như tất cả tài liệu còn lưu lại đều ghi nhận Nguyễn
Thái Bình như một người tài hoa. Học giỏi, vẽ đẹp, đá bóng hay và viết báo
cũng không kém ai. Suốt những năm du học tại Mỹ, đến mùa tranh giải bóng đá
giữa các trường đại học của Mỹ là y như rằng anh luôn được báo chí ưu ái gọi
bằng cái tên “vua phá lưới của Đại học Washington”. Nhưng như thế vẫn chưa
phải là tất cả về anh, bởi anh còn được biết đến với tài thổi sáo, chơi đàn,
hát và cả làm thơ. </span></div>
<p class="style2">Từ quê hương Cần Giuộc, Long An, anh theo gia đình chuyển về
Sài Gòn để thuận tiện cho công việc của cha anh khi ấy - ông Nguyễn Văn Hai,
nhân viên thư ký đánh máy của cảng Sài Gòn. Rời Trường Pétrus Ký (nay là Trường
THPT chuyên Lê Hồng Phong), anh chọn theo học Cao đẳng Nông lâm súc trong số các
trường y, dược, quốc gia hành chánh cùng trúng tuyển năm đó.</p>
<p class="style2">Năm 1968, Nguyễn Thái Bình nhận được học bổng du học Mỹ, rồi
trở thành sinh viên nước ngoài hiếm hoi trúng tuyển Đại học Washington. </p>
<p class="style2">Đến Mỹ, thay vì chỉ chuyên tâm học hành, anh lại kết thân với
những cá nhân, tổ chức phong trào phản chiến chống chiến tranh xâm lược Mỹ tại
Việt Nam. Điều này trở thành cái gai trong mắt chính quyền Sài Gòn và Mỹ, với
nhận định nếu để anh về Sài Gòn hoạt động công khai trong phong trào SVHS khi ấy
thì chẳng khác nào thêm dầu vào lửa. Bởi trước đó, anh dẫn đầu đoàn sinh viên
Việt Nam tại Mỹ chiếm giữ tòa lãnh sự Việt Nam của chính quyền Sài Gòn tại trụ
sở Liên Hiệp Quốc ở New York, phát đi tuyên bố tố cáo tội ác của Mỹ, yêu sách
đòi thả tù nhân chính trị ở miền Nam Việt Nam...</p>
<p class="style2">Một chuyện chưa từng có trong lịch sử Đại học Washington, tại
lễ tốt nghiệp, thay vì cảm ơn Chính phủ Mỹ đã cấp học bổng cho mình, Nguyễn Thái
Bình đã biến buổi lễ ấy thành diễn đàn tố cáo tội ác xâm lược của đế quốc Mỹ
bằng bài diễn văn “Nợ máu”. Anh dõng dạc tuyên bố: “Tôi tin rằng lương tâm nhân
loại vẫn còn ở mỗi con người. Tôi kêu gọi tất cả các bạn hãy lên tiếng vì hòa
bình, đứng về phía công lý và giúp đỡ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam nhằm
kết thúc cuộc chiến phi nghĩa, phi nhân và tàn bạo này”.</p>
<p class="style2">Anh bị trục xuất về nước. Chuyến bay định mệnh ngày 1-7-1972
có Henry Mills - một tình báo Mỹ mặc thường phục được phép mang súng lên máy
bay, luôn theo sát anh. Máy bay hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất một ngày sau đó, anh
bị bắn năm phát đạn trên ngực trái, thi thể được vứt qua cửa máy bay xuống đường
băng với lời vu khống là không tặc. Anh để lại hai bức thư, một gửi cho những
người yêu chuộng hòa bình trên thế giới, một gửi cho Tổng thống Nixon
trước lúc hi sinh.</p>
<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40">
<tr>
<td class="style1">
<img border="1" class="style3" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=415587" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><em>Nguyễn Thái Bình nhiều lần là vua phá lưới của ĐH
Washington</em></td>
</tr>
</table>
<p class="style2"><strong>Niềm tự hào của gia đình</strong></p>
<p class="style2">Về xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, nơi chôn nhau cắt rốn của anh,
có biết bao kỷ niệm ùa về trong ký ức những người thân yêu và xóm giềng. Cô Biện
Thị Tám (Tư Sương) - người em bà con bạn dì với Nguyễn Thái Bình - nhớ lại: “Ảnh
học giỏi lắm, hè năm nào ảnh cũng về quê tranh thủ dạy chúng tôi học làm toán,
cửu chương”. </p>
<p class="style2">Ngôi trường gắn bó với Nguyễn Thái Bình từ những ngày thơ bé
nay được mang tên anh - Trường tiểu học Nguyễn Thái Bình tại thị trấn Cần Giuộc.
Cô Biện Thị Kim Cương (Ba Cương) - cũng là người em bà con bạn dì với anh Bình -
nhắc lại: “Lúc đi học ở Mỹ, lần về thăm gia đình anh tranh thủ ghé về quê, tụi
tui hỏi anh đủ chuyện và nói anh ráng học sau này về đây mở xưởng cho tụi tui vô
làm công nhân. Ảnh cười kêu ừ để anh ráng học sau này về giúp quê”.</p>
<p class="style2">Bà Lê Thị Anh - mẹ liệt sĩ Nguyễn Thái Bình, năm nay đã 89
tuổi nhưng vẫn minh mẫn nhắc chuyện anh: “Có lần nó về chơi, tui hỏi có thương
ai thì để má tính tới nhưng nó cười nói chưa lấy vợ được vì còn nhiều trách
nhiệm phải làm. Tui cũng biết vậy thôi chứ hổng rành trách nhiệm đó là gì”. Bà
bảo gia đình nào hay biết chuyện con trai làm bên Mỹ, chỉ nghĩ Bình đi học chứ
đâu biết còn tham gia phong trào phản chiến, đến khi nhận tin con chết, người ta
đến khám nhà còn không biết lý do vì sao.</p>
<p class="style2">Anh Bình chết, cha anh bị bắt giam gần hai tháng vì nghi ngờ
có liên quan đến hành động của con.</p>
<p class="style2">38 năm sau ngày ngã xuống, anh vừa được truy tặng danh hiệu
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. </p>
<p class="style2">Ông Phạm Việt Hưng, nguyên bí thư Huyện ủy Cần Giuộc - một
trong những người trực tiếp hoàn thành hồ sơ đề nghị phong anh hùng cho liệt sĩ
Nguyễn Thái Bình, nhận xét “một người dám đấu tranh trên nghị trường, dùng
lý luận sắc bén của mình để tố cáo tội ác đế quốc Mỹ ngay trong lòng nước Mỹ,
kêu gọi chấm dứt cuộc chiến phi nghĩa tại Việt Nam, rồi bị tình báo Mỹ bắn chết,
hỏi có mấy người làm được như vậy”.</p>
<p class="style2">Nguyễn Thái Bình đã sống trọn vẹn với niềm tự hào vì mình là
một người Việt Nam. Chân lý tưởng chừng hết sức đơn giản ấy không phải ai cũng
làm được. Như lời mẹ anh - nhắc đi nhắc lại với chúng tôi: “Cảm ơn Nhà nước đã
ghi nhận phong anh hùng cho con tôi. Nhưng dù có được phong tặng hay không thì
Bình vẫn mãi là một anh hùng trong lòng gia đình”.</p>
<p class="style6"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p>
</body>
</html>