<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" />
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" />
<title>Phỏng vấn nhanh bên lề hội thi</title>
<style type="text/css">
p.MsoNormal
{margin-bottom:.0001pt;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
margin-left: 0in;
margin-right: 0in;
margin-top: 0in;
}
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
text-align: justify;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style3 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
.style5 {
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style6 {
text-align: right;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style2"><strong>Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 -
7-5-2010)</strong></p>
<p class="style4"><strong>Đại đoàn trưởng cuối cùng và tấm bản đồ</strong></p>
<p class="style2"> 95 tuổi và đôi tai đã ít nhiều nghễnh ngãng, nhưng nghe
ai nhắc đến Bắc Sơn, Côn Đảo, Điện Biên Phủ, mắt ông lại sáng lên.</p>
<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40">
<tr>
<td class="style1">
<img border="1" class="style3" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=416554" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><em>Ông Đào Văn Trường</em></td>
</tr>
</table>
<p class="style2">Câu chuyện của ông lại ngược trở về với những khoảnh khắc của
nửa thế kỷ trước, từ cậu thiếu niên cầm súng kíp chiến đấu trong khởi nghĩa Bắc
Sơn đến khi là đại đoàn trưởng đại đoàn công pháo 351 giữa lòng chảo Điện Biên
năm 1954. Ông là Đào Văn Trường, đại đoàn trưởng duy nhất còn sống trong số năm
đại đoàn trưởng tham gia chiến đấu tại chiến dịch Điện Biên Phủ.</p>
<p class="style2"><strong>Từ khẩu súng kíp...</strong></p>
<p class="style2">Ông kể cuộc đời cầm súng của ông bắt đầu từ tám tháng chiến
tranh du kích ở Bắc Sơn - Võ Nhai. Ngày đó trên tay ông chỉ có khẩu súng kíp dựa
vào rừng để đánh giặc. Những đồng đội của ông cũng không thể ngờ rằng người bạn
chiến đấu của mình xuất thân từ một gia đình quan lại gốc Hà Nội. Ông nội của
ông đỗ phó bảng triều Nguyễn và làm đốc học Quốc Tử Giám Hà Nội, cùng thời với
tổng đốc Hoàng Diệu. Thân sinh ông Đào Văn Trường đậu tú tài Quốc Tử Giám ở Huế,
từng làm huấn đạo, cuối đời làm kiểm duyệt báo chí trong phủ thống đốc.</p>
<p class="style2">Nhưng từ năm 1936, cậu thanh niên ấy đã từ bỏ cuộc sống nhung
lụa và con đường được gia đình chuẩn bị sẵn để tham gia cách mạng. Trong thời kỳ
đấu tranh công khai, Đào Văn Trường là đại biểu phụ trách thanh niên dân chủ Hà
Nội. Chuyển sang thời kỳ bí mật, ông làm bí thư liên tỉnh B gồm các tỉnh Hải
Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hòn Gai, Móng Cái. Năm 1941, ông được điều lên căn
cứ, tiếp tục cuộc đấu tranh du kích tám tháng.</p>
<p class="style2">Sau tám tháng chiến đấu, khi trên đường về báo cáo chỉ huy ông
bị địch bắt và đày đi Côn Đảo. Người vợ của ông cho biết ngày đó ông bị kết án
gồm hai án chung thân, một án tử hình, một án 5 năm tù do làm báo cộng sản và
một án 10 năm tù nữa. Nhưng chuỗi ngày địa ngục ở Côn Đảo kết thúc vào năm 1945.
Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng ở miền Nam.
Ông từng làm khu trưởng khu 5, đoàn trưởng đại đoàn 23.</p>
<p class="style2">Khi chiến dịch Điện Biên Phủ mở, ông Đào Văn Trường được lệnh
về làm chỉ huy pháo binh và pháo cao xạ. Ông là đại đoàn trưởng đại đoàn công
pháo 351. Nhiệm vụ của ông là trực tiếp chỉ huy pháo binh 105 li và pháo binh 75
li ở tiền tuyến. Chịu trách nhiệm chỉ huy cả trận địa pháo nhưng trên tay ông
lúc đó chỉ có duy nhất tấm bản đồ 1/100.000 lấy được của địch với các chỉ dẫn
khá mờ nhạt. </p>
<p class="style2">Giữa lúc hàng trăm người lính và thanh niên xung phong ngày
đêm kéo pháo lên những đỉnh núi cho pháo binh thì bố phòng của địch như thế nào
vẫn là một câu hỏi lớn đối với người đại đoàn trưởng.</p>
<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40">
<tr>
<td class="style1">
<img border="1" class="style3" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=416553" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><em>Đại đoàn trưởng Đào Văn Trường (thứ hai từ trái
sang) báo cáo Bác Hồ về kết quả của pháo binh trong chiến dịch Điện Biên
Phủ</em></td>
</tr>
</table>
<p class="style2"><strong>Vật quý giữa tầng trời</strong></p>
<p class="style2">Giữa lúc chiến dịch đang bước vào giai đoạn ác liệt thì một
tin vui đến với đại đoàn trưởng Đào Văn Trường. Một tổ trinh sát của trung đoàn
148 đã bắt được một tấm bản đồ và một số ảnh chụp cứ điểm Điện Biên Phủ từ trên
không khi đột nhập khu trung tâm Mường Thanh. Tấm bản đồ cùng nhiều thứ khác
được trực thăng thả dù tiếp tế cho lực lượng địch đang co cụm để chống cự trong
các cứ điểm.</p>
<p class="style2">Tấm bản đồ có tỉ lệ 1/25.000 cho thấy rõ bố phòng của Pháp tại
49 điểm khác nhau. “Nó thật sự trở nên quý giá trong thời điểm đó. Nhờ nắm được
bố phòng của địch nên pháo binh ta bắn rất chính xác, hầu như không phí một viên
đạn nào. Bên cạnh đó, hỏa lực pháo binh của ta cũng khống chế không cho máy bay
tại sân bay Mường Thanh lên xuống” - người đại đoàn trưởng hồi tưởng.</p>
<p class="style2">Ông kể: “Trước khi có tấm bản đồ và những bức ảnh đó, chúng
tôi chỉ dựa vào tấm bản đồ cũ. Khi bắn phải dựa vào đài quan sát và pháo đối
kính. Ngày đó, pháo binh trường khi bắn phải đi khảo sát thực địa. Chưa nói đến
xác suất bắn trúng không cao mà hi sinh của anh em chiến sĩ cũng rất lớn”.</p>
<p class="style2">Cũng nhờ tấm bản đồ quý giá, những chiến sĩ pháo binh Điện
Biên đã kết hợp thêm kinh nghiệm đào hầm trong sườn núi. Những lúc cần bắn mục
tiêu, pháo sẽ được đẩy ra, đến lúc bắn xong sẽ được đẩy vào hầm, thương vong nhờ
đó giảm đáng kể. Khi gọng kìm giữa lòng chảo Điện Biên ngày càng được siết chặt,
xuất hiện một tình thế hết sức nguy hiểm đó là pháo binh đấm lưng bộ binh. Tuy
nhiên, nhờ tấm bản đồ, pháo trút xuống lô cốt của giặc Pháp nhưng vẫn không ảnh
hưởng đến hệ thống giao thông hào và đường tiến quân của bộ binh.</p>
<p class="style2">Tấm bản đồ đã theo người đại đoàn trưởng pháo binh đi khắp các
trận địa pháo trong những ngày ác liệt nhất. Đó là con mắt để những người lính
pháo binh hiệu chỉnh nòng pháo và chọn vị trí đặt pháo. Pháo binh và cao xạ di
chuyển theo bước tiến của bộ binh, tạo thành gọng kìm bóp chặt tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phủ.</p>
<p class="style2">Hơn 50 năm nay, tấm bản đồ vẫn là một phần ký ức của người
lính già. Chiến tranh và thời gian đã làm cho nó bị rách một phần. Sau này, từ
một gợi ý của đại tướng Võ Nguyên Giáp, tấm bản đồ đã được ông Đào Văn Trường
trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quân sự VN. Hỏi ông về cuộc “chia tay” với kỷ vật
thân thiết, ông bảo: “Nó đã là một phần lịch sử thì phải giữ lại cho mai sau chứ,
bảo tàng họ bảo quản tốt và dán lại phần rách nên giờ trông lành lặn lắm”.</p>
<p class="style6"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p>
</body>
</html>