<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" />
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" />
<title>Đi bộ sai luật</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
text-align: justify;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style3 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
.style5 {
text-align: center;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style6 {
text-align: right;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style4"><strong>Đi bộ sai luật, phạt</strong></p>
<p class="style2">Từ 20-5, những người đi bộ trong nội thành không đúng luật sẽ
bị phạt nặng.</p>
<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40">
<tr>
<td class="style1">
<img border="1" class="style3" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=418462" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><em>Sắp tới, trèo qua con lươn trên xa lộ Hà Nội để
qua đường, người dân sẽ bị phạt (ảnh chụp lúc 17g30 ngày 13-5 tại đoạn
chân cầu Sài Gòn, Q.2, TP.HCM) </em></td>
</tr>
</table>
<p class="style2">Liệu người đi bộ có khả năng bị phạt oan hay không do điều
kiện hạ tầng giao thông dành cho họ chưa được chuẩn bị đầy đủ? Ông Lê Quyết
Thắng - giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 (TP.HCM) - cho biết:</p>
<p class="style2">- Chúng tôi đã tổ chức sơn lại ở những lớp sơn đường bị mờ và
kẻ vạch sơn mới cho người đi bộ băng qua đường. Hiện nay, vỉa hè do các quận,
huyện quản lý và có những nơi bị lấn chiếm kinh doanh. Vì vậy, chúng tôi đã làm
việc và có văn bản với các địa phương yêu cầu giải tỏa những vỉa hè bị lấn chiếm
nhằm trả lại lối đi cho người đi bộ. Tại các điểm có cầu vượt, chúng tôi đề nghị
các quận huyện cấm người buôn bán trên cầu tạo điều kiện cho người đi bộ trên
cầu, thay vì băng ngang qua đường vừa phạm luật vừa không bảo đảm an toàn giao
thông.</p>
<p class="style2">Đồng thời, để tạo điều kiện cho người đi bộ băng đường đúng
quy định, vừa qua chúng tôi đã lắp đặt 10 đèn tín hiệu giao thông vỗ (người đi
bộ dùng tay vỗ vào nút nhấn đèn tín hiệu giao thông để mở đèn đỏ buộc xe lưu
thông dừng lại để họ băng đường). Nhưng do người dân không có thói quen sử dụng
đèn tín hiệu vỗ nên chúng tôi đã thu hồi. Nay chúng tôi có kế hoạch lắp đặt lại
và bổ sung tại những nơi nhiều người có nhu cầu băng đường.</p>
<p class="style2">Việc nhiều người than phiền đường mới sơn đã bị mờ và có nơi
bị mất hẳn là do hầu hết mặt đường TP được tráng lớp nhựa mịn, không phải là
nhựa tạo nhám nên bụi đọng nhiều trên mặt đường làm lớp sơn trắng sử dụng chưa
lâu đã đen. Chúng tôi sẽ cho lấy mẫu để kiểm tra lại chất lượng sơn.</p>
<p class="style2"><strong>* Có nhiều con đường quá dài, mặt đường rộng,
không có cầu vượt và cả vạch sơn nên họ buộc phải phạm luật khi vượt con lươn.
Kế hoạch giải quyết việc khó xử này thế nào?</strong></p>
<p class="style2">- Hiện nay, Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 đang lập hồ sơ
xây dựng cầu vượt cho người đi bộ ở khu vực chợ An Lạc băng đường Kinh Dương
Vương (Q.Bình Tân), cầu đi bộ đường Trường Chinh (Q.Tân Bình)...Trước đây UBND
TP.HCM đã chấp thuận xây dựng hai cầu vượt trên đường Điện Biên Phủ (Q.Bình
Thạnh), nhưng chỉ xây dựng được một cầu vượt, còn một cầu chưa xây là do trên
đường này có quy hoạch xây dựng đường trên cao.</p>
<p class="style2">Có thể nói, hiện nay hệ thống cầu vượt, hầm chui cho người đi
bộ băng đường ở TP.HCM còn rất thiếu. Do đó, chúng tôi đã thuê tư vấn lập dự án
quy hoạch cầu vượt hoặc hầm chui cho người đi bộ, dự kiến đến cuối năm 2010 mới
hoàn thành.</p>
<p class="style2"><strong>* Hạ tầng cho người đi bộ hình như chưa sẵn sàng, vậy
có nên lùi thời gian áp dụng xử phạt người đi bộ?</strong></p>
<p class="style2">- Ngoài việc thiếu cầu vượt và hầm chui, để thực hiện đúng
nghị định 34, chúng tôi sử dụng kinh phí duy tu kẻ sơn đường và lắp đặt đầy đủ
biển báo giao thông dành cho người đi bộ. Bởi vì đây là hai yếu tố mà người đi
bộ cần chấp hành đúng luật giao thông để không bị xử phạt nặng.</p>
<p class="style2">Theo luật, người lái xe đi trên đường cần phải ưu tiên nhường
đường cho người đi bộ băng đường. Còn người đi bộ cần đi trên vỉa hè và khi đến
đầu đường có vạch sơn mới được băng đường; tại những đường đã có cầu vượt thì
nên đi trên cầu vượt, không nên băng đường dưới mặt đường để bị phạt.</p>
<table align="center" border="0" bordercolor="#ecf2fe" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" cellpadding="5" cellspacing="5" style="border-collapse: separate;" width="96%">
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p class="style2"><strong>Mức xử phạt người đi bộ vi phạm (thí điểm ở
khu vực nội thành)</strong></p>
<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40">
<tr>
<td class="style1">
<img border="1" class="style3" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=418464" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style5"><em>Khu vực giao lộ Lê Duẩn - Mạc Đĩnh Chi
(Q.1, TP.HCM) hiện chưa có vạch sơn cho người đi bộ</em></td>
</tr>
</table>
<p class="style2">Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000-60.000 đồng đối với
một trong các hành vi sau: không đi đúng phần đường quy định, không chấp
hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ
đường; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người
kiểm soát giao thông.</p>
<p class="style2">Phạt tiền từ 80.000-120.000 đồng với người đi bộ mang
vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; vượt qua dải phân cách, đi qua
đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn; đu bám vào
phương tiện giao thông đang chạy (theo nghị định 34, ngoài khu vực thí
điểm nội thành, mức xử phạt từ 60.000-80.000 đồng). Mức phạt này cũng áp
dụng đối với trường hợp người đi bộ đi vào đường cao tốc.</p>
</td>
</tr>
</table>
<p class="style2">___________________</p>
<p class="style2"><strong>Xử phạt phải mang tính thuyết phục</strong></p>
<p class="style2">Theo ông Nguyễn Ngọc Tường - phó trưởng ban chuyên trách Ban
An toàn giao thông TP.HCM, có thể từ ngày 20-5, trong thời gian đầu các đơn vị
xử phạt chỉ nên tuyên truyền và xử phạt người đi bộ với mức độ nhẹ. Đến khi hoàn
tất toàn bộ biển báo, vạch sơn... trong phạm vi địa bàn nội thành thì mới tập
trung xử phạt nghiêm. Có như thế việc xử phạt vi phạm mới mang tính thuyết phục
cao.</p>
<p class="style2">Trong khi đó, thượng tá Võ Văn Vân - phó trưởng Phòng cảnh sát
giao thông đường bộ Công an TP.HCM - lại cho Tuổi Trẻ biết đến ngày 20-5, căn cứ
theo nghị định 34, không riêng người đi bộ mà bất cứ trường hợp nào vi phạm sẽ
bị xử phạt nghiêm. Ngay cả những tuyến đường đang thi công, cảnh sát giao thông
cũng sẽ căn cứ trên biển báo, vạch kẻ đường cũng như phương án phân luồng giao
thông của đơn vị thi công để xử phạt những trường hợp không tuân thủ quy định
khi lưu thông.</p>
<p class="style2">___________________</p>
<p class="style2"><strong>Làm thế nào để băng qua quốc lộ?</strong></p>
<p class="style2">Trả lời câu hỏi này, ông Vũ Kiến Thiết - giám đốc Khu Quản lý
giao thông đô thị số 2, TP.HCM - cho biết: “Theo kế hoạch công trình xây
hầm Linh Trung băng quốc lộ 1A phải hoàn thành vào cuối năm 2009 nhằm tạo điều
kiện cho hàng vạn công nhân ở Khu công nghiệp Linh Trung băng đường. Tuy nhiên
do thiếu vốn, đền bù giải tỏa chậm nên công trình thi công chậm và dự kiến hoàn
thành vào tháng 9-2010. Hiện nay, quốc lộ 1A có mặt đường rộng nhưng không thể
xây dựng cầu vượt cho người đi bộ vì đã có dự án xây dựng đường trên cao từ ngã
tư Thủ Đức đến An Sương.</p>
<p class="style2">Để giải quyết nhu cầu cho người băng quốc lộ 1A, tôi cho rằng
cần tính đến giải pháp xây dựng các tiểu đảo ở giữa đường để người đi bộ theo
đèn tín hiệu giao thông băng quốc lộ 1A. Trường hợp người đi bộ băng đường không
kịp thì dừng chân trên tiểu đảo này để đợi đèn tín hiệu kế tiếp”.</p>
<p class="style2">Trong khi đó với xa lộ Hà Nội, ông Dương Quang Châu (phó giám
đốc đầu tư Công ty cổ phần Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM) cho biết: “Trong dự án nâng
cấp và mở rộng xa lộ Hà Nội (Q.2, Q.9 và Q.Thủ Đức) có mặt đường rộng từ
123-153m do công ty làm chủ đầu tư không tính đến việc xây dựng cầu vượt bộ hành
vì trên tuyến xa lộ Hà Nội có dự án xây dựng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên.
Theo đó, bình quân từ 800-1.000m xây dựng một nhà ga metro và các nhà ga metro
này sẽ xây cầu bộ hành. Như vậy, các cầu vượt bộ hành sẽ được xây dựng cùng lúc
với tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên”.</p>
<p class="style2">____________________</p>
<p class="style2"><strong>Khu vực nội thành thí điểm tăng mức xử phạt </strong>
</p>
<p class="style2"><strong>* TP.HCM </strong></p>
<p class="style2">UBND TP.HCM đã xác định khu vực nội thành để áp dụng thí điểm
tăng mức xử phạt. Theo đó, phạm vi áp dụng thí điểm xử phạt tăng nặng bao gồm
tuyến đường vành đai và toàn bộ các đường bên trong tuyến đường vành đai, ngoại
trừ một số đường (hoặc đoạn đường) thuộc địa bàn huyện hoặc địa bàn TP. Theo đó,
tuyến đường vành đai được xác định là quốc lộ 1A (bắt đầu từ nút giao thông Thủ
Đức) - đại lộ Nguyễn Văn Linh - đường dẫn vào cầu Phú Mỹ - cầu Phú Mỹ - đường
vành đai phía đông thành phố - đường Nguyễn Thị Định - xa lộ Hà Nội - nút giao
thông Thủ Đức.</p>
<p class="style2">UBND TP cũng giao Sở GTVT tổ chức lắp đặt biển báo hướng dẫn
người dân nhận biết phạm vi áp dụng thí điểm tăng nặng xử phạt vi phạm giao
thông với nội dung “Phạm vi áp dụng xử phạt thí điểm theo nghị định
34/2010/NĐ-CP của Chính phủ”.</p>
<p class="style2">Theo UBND TP, quyết định này có hiệu lực thi hành trong thời
gian từ ngày 20-5-2010 đến 20-5-2013.</p>
<p class="style2"><strong>* Hà Nội</strong></p>
<p class="style2">Lãnh đạo UBND TP Hà Nội ngày 13-5 đã xác định khu vực nội
thành áp dụng mức phạt tăng nặng. Theo đó, người vi phạm giao thông trên các
tuyến đường nằm trong 10 quận nội thành gồm Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà
Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông sẽ bị xử phạt
tăng nặng so với mức phạt chung. </p>
<p class="style2">Ngoài ra, năm tuyến đường giáp ranh giữa quận nội thành và
huyện ngoại thành được áp dụng mức phạt tăng nặng như khu vực nội thành, gồm
đường Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Phạm Hùng (đều giáp ranh giữa quận Cầu
Giấy và huyện Từ Liêm), An Dương Vương (giữa quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm),
Nguyễn Trãi (giữa quận Thanh Xuân và huyện Từ Liêm). Đây là các tuyến đường đan
xen giữa các quận nội thành và huyện ngoại thành có mật độ giao thông cao, phức
tạp.</p>
<p class="style2">So với đề xuất của Sở GTVT Hà Nội trước đó, phạm vi áp dụng xử
phạt tăng nặng ở nội thành đã được UBND TP Hà Nội thu hẹp hơn. Các phường của
thị xã Sơn Tây và một số trục đường có mật độ giao thông lớn nằm ở ngoại thành
như đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình (huyện Từ Liêm) đã ra khỏi danh sách đề xuất vùng
xử phạt tăng nặng.</p>
<p class="style6"><strong><em>Theo TTO</em></strong></p>
</body>
</html>