Chòm cây xanh trong sa mạc

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml"> <head> <meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" /> <meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" /> <title>Kỷ niệm 95 năm Ngày sinh cố Tổng</title> <style type="text/css"> .style1 { text-align: justify; } .style2 { text-align: justify; font-family: Arial; } .style3 { font-family: Arial; } .style4 { text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style5 { font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style6 { text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #0000FF; } .style7 { text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #808080; } .style8 { text-align: right; font-family: Arial; font-size: 10pt; } </style> </head> <body> <p class="style4"><strong>Kỷ niệm 95 năm Ngày sinh cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (1-7-1915 - 1-7-2010)</strong></p> <p class="style6"><strong>Chòm cây xanh trong sa mạc</strong></p> <p class="style4">&nbsp;Không dễ dàng, không nhanh chóng, những ngọn gió của đổi mới nổi lên từ trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ đã được nhìn nhận, tích tụ trong lòng, trong tâm, trong công việc của Nguyễn Văn Linh và những đồng chí cùng chung tâm nguyện với ông.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40"> <tr> <td class="style1"> <img border="1" class="style5" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=430756" /></td> </tr> <tr> <td class="style7"><em>Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Linh (bìa trái) thăm Xí nghiệp liên hợp máy công cụ ngày 20-1-1984</em></td> </tr> </table> <p class="style4">Đã bao năm, nhưng ông Lê Hồng Quang (Sáu Quang), người bác sĩ thân thiết đã có hơn 30 năm cận kề bên cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, vẫn nhớ từng chi tiết nhỏ về người thủ trưởng.</p> <p class="style4"><strong>Lửa thử vàng</strong></p> <p class="style4">Tháng 12-1981, chú Mười Cúc lại quay về với mảnh đất gắn bó là TP.HCM, một lần nữa giữ cương vị bí thư thành ủy trong những ngày TP khó khăn. </p> <p class="style2"><font size="2">Thăng trầm của cuộc đời chẳng mảy may in dấu thành những phản xạ chùn bước, báo </font><em><font size="2">Tuổi Trẻ</font></em><font size="2"> những ngày ấy vẫn ghi lại nụ cười rất vui và “một nét cười nhẹ nhàng, thanh thản, tự tin trong đôi mắt thường nghiêm trang” của chú Mười. Ông vẫn kiên định xốc tới, cùng với từng cơ sở, từng địa phương tìm cách “tự cứu mình”.</font></p> <p class="style4">Ông thành lập Câu lạc bộ (CLB) giám đốc ở TP.HCM để cùng nhau tìm cho được mô hình kinh doanh có lãi, đưa ra yêu cầu: xí nghiệp đứng vững trong sản xuất, thực hiện được tái sản xuất mở rộng, ổn định và cải thiện đời sống CBCNV. </p> <p class="style4">Nhiều kiến nghị, thảo luận từ CLB này về sau sẽ trở thành đường lối mà Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh lãnh đạo trên cả nước: chủ trương ba kế hoạch, chủ trương cho phép các cơ sở sản xuất nhỏ được thuê nhân công, chỉnh sửa mô hình công tư hợp doanh... Những cái tên dệt Thành Công, dệt Phước Long, Seaprodex, thuốc lá Vĩnh Hội... từ bờ vực giải thể đã vươn lên thành những mô hình tiêu biểu của đổi mới cơ chế.</p> <p class="style4">“Những ngày đó, ông Chín Cần (Nguyễn Văn Chính, nguyên bí thư Tỉnh ủy Long An), ông Sáu Hơn (Nguyễn Văn Hơn, nguyên bí thư Tỉnh ủy An Giang) lên xuống thảo luận với chú Mười gần như mỗi ngày, mỗi tuần” - ông Sáu Quang kể. Và chú Mười Cúc đã hậu thuẫn để Long An thí điểm bỏ tem phiếu, thực hiện chính sách một giá, An Giang trả tư liệu sản xuất về cho nông dân... </p> <p class="style4">Kết quả khả quan bước đầu vẫn chưa đủ để thuyết phục các cấp lãnh đạo. Những ngày ấy ông Mười buồn lắm. Và ông lại xoay xở tìm cách...</p> <p class="style4"><strong>Mắt bão</strong></p> <p class="style4">“Chiều thứ hai 11-7-1983, chú Mười gọi tôi đến bảo: cậu chuẩn bị đi công tác Đà Lạt chừng 10 ngày. Đoàn sẽ có cả giám đốc các xí nghiệp TP...” - ông Sáu Quang kể như sự việc mới diễn ra hôm qua. Giám đốc các nhà máy, xí nghiệp ở TP.HCM năm ấy thì còn nhớ hơn cả ông về “sự kiện Đà Lạt”. Nhân các vị lãnh đạo Nhà nước có một kỳ nghỉ tập trung ở Đà Lạt, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Linh tận dụng cơ hội tổ chức một hội nghị để các giám đốc nhà máy, xí nghiệp được báo cáo tình hình thực tế. </p> <p class="style4">Bà Lê Thị Lý, giám đốc Nhà máy dệt Phước Long, vừa nói vừa khóc khi kể về tình cảnh công nhân không việc làm, máy móc không có nguyên liệu vận hành vì kế hoạch phân xuống bất hợp lý. </p> <p class="style4">Bà Ba Thi trình bày sự nghiệt ngã của cơ chế “mua như cướp, bán như cho” dẫn đến cảnh dân TP.HCM phải ăn độn sắn, bo bo trong khi miền Tây sát cạnh lúa đầy đồng không ai muốn gặt... Và trên hết là kết quả khả quan của những bước “xé rào” đã diễn ra đây đó, những tia sáng le lói của một sự thay đổi đang khát khao một cơ chế hợp pháp, đồng bộ để bước nhanh, bước mạnh. </p> <p class="style4">Lắng nghe, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh kết luận: “Trong sa mạc đã có những chòm cây xanh”.</p> <p class="style4">Hi vọng cho cả nước đã xuất hiện. Trên chuyến xe về TP, ông Sáu Quang khấp khởi hỏi: “Liệu tình hình có mau thay đổi không?”. Ông Mười Cúc trầm ngâm: “Các đồng chí có vẻ tán thành đấy, nhưng cũng chưa dễ xoay chuyển đâu”. Những ngày đó là những ngày ông kém ăn, kém ngủ. Bà Bảy Huệ vẫn còn nhớ có hôm nửa đêm ông còn trăn trở: “Chưa sát thực tế thì khó mà thuyết phục các ông lắm”. </p> <p class="style4">Và Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh lại tiếp tục mời các đồng chí lãnh đạo của mình đến tận các nhà máy, xí nghiệp để thị sát, dự bữa cơm với công nhân, xuống mảnh ruộng với nông dân, quan sát từ cái ăn, cái mặc của người lao động...</p> <p class="style4">Những bước chân dấn tới không ngừng nghỉ, không chùn lại, giật lùi vì gai nhọn, rào cản ấy của ông đã giúp đưa đến một sự đổi mới tư duy gần như toàn diện trong Đại hội Đảng lần thứ VI, mở ra con đường mới với vô vàn cơ hội cho sự phát triển, tiến đến lý tưởng mà những người cộng sản đã chọn: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.</p> <p class="style4">Chiến thắng cuối cùng nào cũng thuộc về sự sáng suốt. Chú Mười Cúc thân thương đã được bầu làm tổng bí thư Đảng năm 1986. “Ông lao vào công việc, lên xuống cơ sở liên tục khảo sát, thúc đẩy đổi mới, đêm về thì hoạch định chính sách, lại còn viết báo, giữ chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân Dân. Ông gắng hết sức để lấy lại khoảng thời gian đã mất. Dõi theo ông, nhiều lúc tôi sốt ruột khi nghĩ đến nhiệm vụ bác sĩ của mình. Ông như quên mình đã hơn 70 tuổi...” - ông Sáu Quang mỉm cười nhớ lại.</p> <p class="style4">Nhiệm kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh không chỉ phần phật ngọn cờ đổi mới, ông còn phải vững tay chèo chống trước sự tan rã và sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Không một phút dao động, sự vững vàng của ông đã giúp Đảng Cộng sản Việt Nam đứng vững trong mắt bão, vượt qua cơn lốc xoáy. </p> <p class="style4">Ông nhắn nhủ: “Mình phải chặt chẽ với mình. Khi thấy mình là đúng, có ý thức xây dựng thì phải kiên quyết bảo vệ chân lý, phải dũng cảm”. </p> <p class="style4">Tan bão, bình yên, hết nhiệm kỳ, ông thanh thản giao lại chức vụ nhưng vẫn sẵn sàng đóng góp trí tuệ của mình cho sự nghiệp đổi mới, cho lý tưởng của cả một đời. Ông trở lại là Mười Cúc.</p> <table align="center" border="0" bordercolor="#ecf2fe" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" cellpadding="5" cellspacing="5" style="border-collapse: separate;" width="96%"> <tr> <td bgcolor="#cfe6f9" valign="center"> <p class="style4"><strong>Những bài học Nói và làm</strong></p> <table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="2" class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40"> <tr> <td class="style1"> <img border="1" class="style5" hspace="0" hyperlink="" onclick="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=430757" /></td> </tr> <tr> <td class="style7"><em>Bà Nguyễn Thế Thanh phát biểu trong buổi tọa đàm</em></td> </tr> </table> <p class="style4">Hơn 50 đồng chí, đồng đội, những thế hệ cùng công tác với cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã đến dự buổi tọa đàm “Đồng chí Nguyễn Văn Linh với Đảng bộ và nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM” tại Thành ủy TP.HCM sáng 30-6-2010. Các khách mời đã đóng góp nhiều câu chuyện xúc động và nhận thức sâu sắc về chú Mười Cúc.</p> <p class="style2"><font size="2">* Ông </font><strong><font size="2">Võ Trần Chí</font></strong><font size="2"> - nguyên bí thư Thành ủy TP.HCM: Điều đặc biệt nhất ở anh Linh mà tôi không học theo nổi là sự thanh thản, kiên định giữ nguyên con người mình trong bão táp, trong thăng trầm, cả khi lội ngược dòng chính trị. Quay lại nhận TP.HCM trong tình trạng khó khăn về mọi mặt, anh bình tĩnh vượt khó. Nhận chức tổng bí thư trong ngả nghiêng thời cuộc, anh kiên định giữ đường hướng chiến lược. Lúc nào cũng vẫn là Mười Cúc...</font></p> <p class="style2"><font size="2">*&nbsp;Ông </font><strong><font size="2">Tô Bửu Giám</font></strong><font size="2">: Anh tạc một dấu ấn đặc biệt là tinh thần nói lên sự thật, chủ trương xác định lại những sự thật trong lịch sử. Dũng cảm có những quyết định lớn trong quan hệ quốc tế như rút quân tình nguyện hoàn toàn khỏi Campuchia... Anh khởi xướng phong trào chống tiêu cực, “Những việc cần làm ngay”.</font></p> <p class="style4">Tuy nhiên anh cũng rất mềm dẻo, luôn khuyên chúng tôi phải biết kiên trì, những thay đổi không thể đến ngay lập tức. Người mới ốm dậy chưa thể ăn cơm ngay, chưa thể bật dậy mà chạy đi được, phải ăn cháo, phải tập ngồi, tập đi...</p> <p class="style2"><font size="2">*&nbsp;Ông </font><strong><font size="2">Lâm Tư Quang</font></strong><font size="2"> (Ba Toàn) - nguyên giám đốc Xí nghiệp Cầu Tre: Sau những ngày “vượt rào” xuất khẩu nông sản để lấy ngoại tệ mua nguyên vật liệu sản xuất, đoàn thanh tra trung ương đến xí nghiệp chúng tôi. Ông rất lo lắng, gọi tôi lên dặn: phải hết sức bình tĩnh, kiên trì, giữ quan điểm cầu thị, lắng nghe, đáp ứng những yêu cầu của đoàn thanh tra và nói rõ việc chúng ta đang làm để lãnh đạo hiểu...</font></p> <p class="style1"><span class="style3"><font size="2">* Bà </font> <strong><font size="2">Nguyễn Thế Thanh:</font></strong></span> <span class="style5">Khi tôi là một phóng viên mới ra trường năm 23 tuổi, đi tuyên truyền cải tạo công thương, viết bài “Hột vịt cũng biết nói” phê phán một chị tiểu thương giấu hai cần xé hột vịt. Ông gọi tới nhắc: “Con làm nhiệm vụ của con, nhưng con phải hiểu chị ấy buôn bán như vậy không có lời vốn bao nhiêu mà còn phải nuôi con nhỏ, viết như vậy chị ấy đau lòng lắm đấy”. Bài học nghiệp vụ ngoài trường lớp ấy theo tôi cả đời...</span></p> <p class="style1"><span class="style3"><font size="2">* Ông </font> <strong><font size="2">Phạm Chánh Trực:</font></strong></span> <span class="style5">Ông luôn bám sát thực tiễn, coi thực tiễn là thước đo của các chính sách. Ông đã dũng cảm và khẳng khái có ý kiến khác trong việc cải tạo tư sản. Hành động ấy để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về đấu tranh...</span></p> </td> </tr> </table> <p class="style8"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 14-11, Nippon Maru - con tàu thanh niên biểu tượng cho sự đoàn kết của thanh niên ASEAN - Nhật Bản đã đến TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng cho một hành trình đầy ý nghĩa tại Thành phố mang tên Bác.

Agile Việt Nam
;