<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<style type="text/css">.RadEContentBordered TABLE {
BORDER-RIGHT: #999999 1px dashed; BORDER-BOTTOM: #999999 1px dashed
}
.RadEContentBordered TABLE TD {
PADDING-RIGHT: 2px; BORDER-TOP: #999999 1px dashed; PADDING-LEFT: 2px; PADDING-BOTTOM: 2px; BORDER-LEFT: #999999 1px dashed; PADDING-TOP: 2px
}
BR {
CLEAR: both
}
.style3 {
font-size: 10pt;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
text-align: justify;
}
.style7 {
font-size: 10pt;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
}
.style8 {
font-size: 10pt;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-weight: bold;
}
.style9 {
line-height: 11.25pt;
text-align: justify;
font-size: 10pt;
color: black;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
}
</style>
<meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" />
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" />
<title>Làng đại học không còn ùn tắc</title>
<style type="text/css">
.style3 {
font-size: 10pt;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
text-align: justify;
}
.style10 {
font-size: 10pt;
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
color: #0000FF;
}
.style11 {
text-align: center;
}
.style12 {
text-align: right;
}
.style13 {
color: #808080;
}
</style>
</head>
<body>
<div class="style11">
<p class="style10"><strong>Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và những chặng đường lịch
sử vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam </strong></p>
<p class="style12"><b><span class="style7">LÊ BÁ TRÌNH</span><br class="style7" />
<span class="style7">Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam</span></b><a class="subtitle" href="http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30257&cn_id=411289#"></a></p>
</div>
<p style="line-height: 11.25pt; text-align: justify;"><em><span class="style7">
<table align="left" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td> <img id="ctl00_ContentPlaceHolder1_Uctrl_C_News_Edit1_imgIMAGE_DISPLAY" height="257" hspace="5" src="test1.gif" style="border: 1px solid silver; width: 204px; height: 277px;" vspace="5" /></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p align="center" class="style13"> Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ</p>
</td>
</tr>
</table>
</span></em><span class="style8">Ngày 10-7-2010, chúng ta kỷ niệm 100 năm Ngày
sinh Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, người mà cuộc đời hoạt động của mình gắn liền với
những chặng đường lịch sử của dân tộc nói chung và của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
nói riêng. Nhân dịp này, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới
thiệu bài viết của đồng chí Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam về Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ.</span></p>
<p class="style3">Năm 2010, cùng với những ngày lễ lớn của dân tộc, đất nước ta
có những ngày kỷ niệm đánh dấu các mốc lịch sử vẻ vang của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc: Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam
(18-11-1930 - 18-11-2010); 50 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam (20-12-1960 - 20-12-2010). </p>
<p class="style9">Ngày 10-7-2010, chúng ta kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch
Nguyễn Hữu Thọ, người mà cuộc đời hoạt động của mình gắn liền với những chặng
đường lịch sử của dân tộc nói chung và của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói riêng.</p>
<p class="style9">Ðồng chí Nguyễn Hữu Thọ bí danh Ba Nghĩa, sinh ngày 10-7-1910,
trong một gia đình viên chức tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Mới 11 tuổi, người
thanh niên Nguyễn Hữu Thọ đã xa gia đình một mình sang Pháp du học. Mặc dù hằng
ngày tiếp xúc với văn minh phương Tây, nhưng người thanh niên Nguyễn Hữu Thọ vẫn
giữ được cốt cách con người Việt Nam, một dân tộc đang gồng mình chống lại ách
thực dân. Sau 11 năm du học ở Pháp, trở về nước với tấm bằng Cử nhân Luật hạng
ưu, luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm tập sự tại văn phòng luật sư Ðuy-kê-nay, sau đó
mở văn phòng riêng ở Mỹ Tho; năm 1946, nhận chức Chánh án Tòa án tỉnh Vĩnh Long,
rồi từ chức Chánh án lên Sài Gòn mở văn phòng luật sư tại nhà số 152 đường Ðờ
Gôn (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa). </p>
<p class="style7" style="line-height: 11.25pt; text-align: justify;">Hành nghề
luật sư trong những ngày cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị thực dân Pháp dìm trong bể
máu; sau đó, khi đất nước vừa giành được độc lập chưa tròn một năm thì bị giặc
Pháp trở lại xâm lược, chứng kiến những hành động dã man của bọn thực dân và tay
sai tàn sát những người yêu nước; những tấm gương hy sinh anh dũng của các chiến
sĩ cách mạng... đã thức tỉnh lương tâm và trách nhiệm của người trí thức trẻ yêu
nước Nguyễn Hữu Thọ. Bằng tấm lòng và kiến thức uyên bác về luật pháp, luật sư
Nguyễn Hữu Thọ đã tìm mọi cách để bênh vực quyền lợi cho những người dân bị
chính quyền thực dân và tay sai đàn áp, đặc biệt là những tổ chức, cá nhân hoạt
động vì mục đích yêu nước. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ như "cái gai trước mắt", là "một
phần tử nguy hiểm" đối với chính quyền thực dân, nhưng lại có uy tín lớn trong
giới trí thức miền nam, là chỗ dựa tin cậy của những người dân bị áp bức, sự hậu
thuẫn lớn cho hành động của các chiến sĩ cách mạng, được Ủy ban Kháng chiến Nam
Bộ trân trọng mời tham gia cách mạng để góp sức vào công cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc. </p>
<p class="style9">Ngày 25-4-1947, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị
Chính phủ Pháp chấm dứt mọi hành vi chiến tranh, mở ngay những cuộc đàm phán
nhằm đi đến một giải pháp hòa bình, sớm kết thúc chiến tranh. Luật sư Nguyễn Hữu
Thọ tích cực vận động các nhân sĩ, trí thức ký vào bản Tuyên ngôn của trí thức
Sài Gòn - Chợ Lớn đòi Chính phủ Pháp đáp ứng yêu cầu chính đáng của Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chỉ trong một tuần lễ đã có hàng trăm luật sư, kỹ sư,
bác sĩ, dược sĩ, nhà giáo, nhà báo... ký tên vào bản Tuyên ngôn bày tỏ sự ủng hộ
của mình. Ðúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 57 Ngày sinh của Bác Hồ, luật sư cùng một
số nhân sĩ, trí thức tiêu biểu của Sài Gòn - Chợ Lớn trao bản Tuyên ngôn tận tay
Cao ủy Pháp tại Ðông Dương Ê-min Bô-la-e để chuyển về Chính phủ Pa-ri. Bản Tuyên
ngôn được đăng trên báo tiếng Việt và tiếng Pháp, xuất bản trong nước và ở Pháp.
Việc làm này đã tác động mạnh đến chính quyền thực dân ở Ðông Dương và Chính phủ
Pháp, là một bước quan trọng tập hợp lực lượng những người trí thức, các giới
đồng bào yêu nước vào cuộc đấu tranh cách mạng ở miền nam thời bấy giờ. Tháng
5-1947, tại Chiến khu Việt Bắc, sau khi đọc bản Tuyên ngôn, Bác Hồ viết thư đánh
giá cao việc làm yêu nước của giới trí thức Nam Bộ: "Tôi thay mặt Chính phủ cảm
ơn sự ủng hộ của các bạn... Anh em văn hóa và trí thức phải làm cũng như là
những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống
nhất và độc lập cho Tổ quốc" (1). Nói chuyện với các nhà báo nước ngoài ngày
22-6-1947 về sự kiện này, Bác Hồ đánh giá: "Sài Gòn - Chợ Lớn là nơi quân Pháp
đang chiếm đóng. Tỏ lòng ái quốc là một sự nguy hiểm cho người Việt Nam. Thế mà
hơn 700 người trí thức và thương gia tư bản Việt Nam ở vùng đó vừa bạo dạn ký
giấy đòi Chính phủ Pháp phải đàm phán với Chính phủ Việt Nam" (2). Năm 1948,
luật sư Nguyễn Hữu Thọ gia nhập Hội Liên Việt (cùng với Mặt trận Việt Minh, Hội
Liên Việt là một hình thức tổ chức của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam. Ðến
năm 1951, hai tổ chức Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất thành Mặt
trận Liên Việt), tiếp tục hoạt động đấu tranh hợp pháp giữa lòng địch ở thành
phố Sài Gòn và miền nam. </p>
<p class="style9">Ngày 16-9-1949, Ban trí vận Thành ủy Sài Gòn - Gia Ðịnh tổ
chức kết nạp luật sư Nguyễn Hữu Thọ vào Ðảng Cộng sản Ðông Dương tại số 5, đường
Léon Combes (đường Sương Nguyệt Ánh ngày nay) ngay tại trung tâm Sài Gòn đang bị
địch chiếm đóng. Trước cờ Ðảng, đồng chí thề suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ
nhân dân. Kể từ đây, mục tiêu, lý tưởng cách mạng ngày càng rõ hơn đối với con
đường mà người trí thức yêu nước đã lựa chọn. Bằng sự tài giỏi về chuyên môn, sự
sắc bén của lý lẽ và trách nhiệm của người chiến sĩ cộng sản, qua từng vụ án,
đồng chí thường xuyên bênh vực các cán bộ kháng chiến, đấu tranh không mệt mỏi
để đem lại quyền lợi cho người dân một cách hợp pháp trước tòa án của thực dân.
Là một thành viên của Mặt trận Liên Việt, đồng chí trở thành linh hồn của những
phong trào tập hợp, đoàn kết quần chúng đấu tranh cách mạng chống lại thực dân,
đế quốc. Khi bị bắt, bị tù đày, đồng chí là tấm gương anh dũng sáng ngời về dũng
khí cách mạng, không hề nao núng trước mọi thủ đoạn của kẻ thù. Khi trở thành
lãnh tụ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam (MTDTGPMN) Việt Nam, đồng chí
là nhân tố đoàn kết các giai tầng trong xã hội, chiến đấu vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Từng sự kiện trong cuộc đời hoạt động của
đồng chí Nguyễn Hữu Thọ đã hun đúc thêm tinh thần yêu nước, trách nhiệm của một
trí thức trước vận mệnh của dân tộc. Ðồng thời, chính đồng chí Nguyễn Hữu Thọ đã
tác động, thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết mọi người... làm cho các sự kiện đó trở
thành các "tiêu điểm" của cách mạng, lôi cuốn mọi người đi theo. Nhiều sự kiện
nổi bật liên quan đến cuộc đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Hữu Thọ còn mãi ghi
lại những dấu ấn không phai mờ cho đến ngày nay như: </p>
<p class="style9">Vụ luật sư Nguyễn Hữu Thọ biện hộ cho anh Hoàng Xuân Bình, cán
bộ Bộ Tư lệnh Khu 9 (tháng 5-1948) từ "tội phản quốc" do Tòa án chính quyền thực
dân Pháp tuyên với mức án từ 5 năm khổ sai đến tử hình chỉ còn là "hoạt động lật
đổ" với mức án ba năm tù giam. Ðến đầu năm 1949, luật sư bảo lãnh cho anh Bình
và kỹ sư Trương Công Phòng (một cán bộ khác của Khu 9) được tự do có điều kiện.
Ngày 18-6-1949, anh Hoàng Xuân Bình được tổ chức sắp xếp đưa ra chiến khu hoạt
động cách mạng. </p>
<p class="style9">Ngày 15-3-1950, với tư cách là Trưởng Phái đoàn đại biểu các
giới tại Sài Gòn, luật sư Nguyễn Hữu Thọ bào chữa cho dược sư Phạm Hữu Hạnh, Chủ
tịch Hội Liên Việt Sài Gòn - Chợ Lớn cùng với 21 nhà trí thức trong Ban Chấp
hành Hội bị thực dân Pháp đưa ra tòa. Bằng lời lẽ đanh thép và lập luận sắc bén,
luật sư buộc thực dân Pháp phải hoãn việc xét xử vô thời hạn 22 nhà trí thức của
Hội Liên Việt Sài Gòn - Chợ Lớn. Giới trí thức Sài Gòn phấn khởi, tin tưởng
truyền tai nhau: "Chủ tịch Hội Liên Việt công khai" (tức Trưởng Phái đoàn đại
biểu các giới) đấu tranh thắng lợi cho Chủ tịch Hội Liên Việt bí mật. </p>
<p class="style9">Phong trào bảo vệ hòa bình của trí thức Sài Gòn đòi thực dân
Pháp thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ gắn liền với biệt danh "Ông Hòa Bình" của luật
sư Nguyễn Hữu Thọ. </p>
<p class="style9">Từ năm 1950 đến 1961, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ bị thực dân
Pháp, đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Ðình Diệm bắt giam, quản thúc nhiều lần ở
Sài Gòn, Lai Châu (Bản Giẳng - nơi "rừng thiêng nước độc" lúc bấy giờ); Sơn Tây,
Hải Phòng, Phú Yên. Kẻ thù dùng mọi thủ đoạn từ áp bức, tra khảo dã man đến dụ
dỗ, mua chuộc... suốt 9 năm tù đày đồng chí vẫn không hề nao núng, một lòng, một
dạ trung kiên với nước, trung hiếu với dân, kiên trì con đường cách mạng. Cứ mỗi
lần được trả tự do hay có điều kiện hoạt động là đồng chí lao vào công việc với
quyết tâm và niềm tin sắt đá của người chiến sĩ cách mạng kiên cường. Năm 1960,
các giới, các chính đảng, các tôn giáo, các dân tộc ... toàn miền nam tham dự
Ðại hội thành lập MTDTGPMNVN đều nhất trí bầu luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ
tịch Mặt trận ngay giữa lúc luật sư đang còn bị chính quyền Mỹ - Diệm quản thúc
ở Phú Yên. (3) </p>
<p class="style9">Cuối tháng 11-1961, đồng chí được cách mạng giải thoát khỏi
nơi quản thúc của địch ở Phú Yên và về vùng giải phóng. Tại Ðại hội lần thứ I
MTDTGPMNVN, tháng 2-1962, đồng chí được bầu làm Chủ tịch MTDTGPMNVN. Tháng
3-1964, tại Ðại hội lần thứ hai MTDTGPMNVN, đồng chí được bầu lại làm Chủ tịch
Ðoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTDTGPMNVN. Tháng 6-1969, tại Ðại hội đại biểu Quốc dân
miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được
thành lập, đồng chí được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn. </p>
<p class="style9">Sau khi miền nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống
nhất, tại Ðại hội lần thứ nhất, thống nhất ba tổ chức Mặt trận thành Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam (MTTQVN) năm 1977 và Ðại hội lần thứ hai (1983), đồng chí được cử
làm Ủy viên Ðoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQVN. Tháng 11-1988, tại Ðại hội lần thứ
ba MTTQVN, đồng chí được cử giữ chức vụ Chủ tịch Ðoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương
MTTQVN và được suy tôn là Chủ tịch danh dự Ðoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQVN tại
Ðại hội lần thứ tư MTTQVN, tháng 8-1994. </p>
<p class="style9">Năm 1976, đồng chí được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa VI và
giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tháng 4-1980,
đồng chí được giao Quyền Chủ tịch nước, đến tháng 7 -1981 được Quốc hội khóa VII
bầu làm Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước CHXHCN Việt
Nam. </p>
<p class="style9">Khi là một trí thức có tầm cỡ, giải thích hành động yêu nước
của mình, luật sư Nguyễn Hữu Thọ nói một cách giản dị: "Ai cũng có một quê hương
để yêu, một đất nước để bảo vệ và xây dựng, một dân tộc để phụng sự. Nhà trí
thức không thể nghĩ khác, làm khác". Khi là người lãnh đạo của đất nước, là Chủ
tịch Ðoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQVN, đồng chí luôn trăn trở và làm hết sức mình
để góp phần thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Lo lắng trước tệ nạn quan liêu,
mất dân chủ làm trì trệ sự nghiệp đổi mới mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta đang
quyết tâm thực hiện, đồng chí nhắc nhở mọi người: "Ðừng có ảo tưởng rằng những
người quan liêu, bảo thủ sẽ tự giác trao cho nhân dân quyền dân chủ, tự giác cụ
thể hóa để thực hiện sự nghiệp đổi mới. Vấn đề tùy thuộc rất nhiều vào sự đấu
tranh của các tổ chức đại diện cho nhân dân là Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể..." (4). Và khẳng định: "Dân chủ không thể có bằng sự
ban ơn mà bằng sự đấu tranh" (5).</p>
<p class="style9">Ðồng chí Nguyễn Hữu Thọ qua đời tại TP Hồ Chí Minh năm 1996 để
lại niềm tiếc thương vô hạn cho Ðảng, Nhà nước, Mặt trận, đồng bào, chiến sĩ cả
nước và bạn bè quốc tế. Ðồng thời, đồng chí đã để lại tấm gương sáng ngời về
nhân cách, phẩm chất của người trí thức yêu nước, người chiến sĩ cộng sản chân
chính và người lãnh đạo Mặt trận tiêu biểu. Nhận xét về đồng chí Nguyễn Hữu Thọ,
Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã viết: "Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là một trí thức yêu nước,
một nhà hoạt động chính trị và xã hội mà tiếng tăm vươn khỏi ranh giới quốc gia,
là một luật sư tài năng, một ngọn cờ tập hợp quần chúng đầy uy tín, một người
Việt Nam trung hiếu, một nhân cách khả kính" (6).</p>
<p class="style9">(1) Hồ Chí Minh. Toàn tập. NXB CTQG, Hà Nội, 1995, T.5, Trg.
131. </p>
<p class="style9">( 2) Hồ Chí Minh. Sđd. Trg. 156. </p>
<p class="style9">(3) Theo Tô Lâm. Vị Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam Việt Nam. Ðăng trong tác phẩm: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Con người tận trung
với nước, tận hiếu với dân. NXB CTQG, HN, 1998, trg. 227. </p>
<p class="style9">(4) Luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Gắn bó với dân tộc, với nhân dân,
với cách mạng. NXB CTQG, HN, 1996, Trg.284. </p>
<p class="style9">(5) Luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Sđd. Trg.286. </p>
<p class="style9">(6) Trần Bạch Ðằng (chủ biên). Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Người
con tận trung với nước, tận hiếu với dân. NXB CTQG, HN, 1998. Trích lời ghi Sổ
tang Luật sư Nguyễn Hữu Thọ của đồng chí Võ Văn Kiệt.</p>
<p class="style12" style="line-height: 11.25pt;"><em><strong>
<span class="style7">Theo Website Đảng Cộng sản Việt Nam</span></strong></em></p>
</body>
</html>