<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta content="en-us" http-equiv="Content-Language" />
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type" />
<title>Khánh thành khu tưởng niệm căn c</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
}
.style3 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: center;
}
.style5 {
text-align: right;
}
.style6 {
text-align: right;
background-color: #E8F3FF;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style4"><b style=""><span class="style3" style="color: blue;">Khánh
thành khu tưởng niệm căn cứ Thành Đoàn tại Núi Dinh</span></b></p>
<p class="style1"><b style=""><span class="style2"><font size="2">Công trình cải
tạo Khu tưởng niệm liệt sĩ Thành Đoàn tại di tích lịch sử căn cứ cách mạng Núi
Dinh (xã Tân Hòa, Huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chính thức hoàn
thành sau 5 tháng triển khai xây dựng, tổng diện tích hơn 2.000 m</font><sup><font size="2">2</font></sup><font size="2">,
trong đó khuôn viên bia tưởng niệm rộng 800 m</font><sup><font size="2">2</font></sup></span>.<br class="style3" />
<br class="style3" />
</b><span class="style3">Sáng ngày 25/7, Thành Đoàn TP.HCM tổ chức lễ khánh
thành công trình với sự tham gia của đồng chí Võ Văn Thưởng - UV dự khuyết BCH
Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, nguyên Bí thư Thành Đoàn; đồng
chí Nguyễn Văn Đua - Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Nguyên Bí thư Thành Đoàn;
đồng chí Phạm Chánh Trực - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống Thành Đoàn, Nguyên
Bí thư Thành Đoàn; đồng chí Nguyễn Hoàng Năng - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy
Quận Tân Phú, Nguyên Bí thư Thành Đoàn; đồng chí Nguyễn Thành Phong - Phó Bí thư
Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre, Nguyên Bí thư Thành Đoàn; đồng chí Nguyễn Văn Hiếu - Thành
ủy viên, Bí thư Thành Đoàn và đại diện lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhiều
đồng chí nguyên là cán bộ Thành Đoàn và đông đảo các bạn trẻ thành phố. </span>
<o:p><br class="style3" />
<br class="style3" />
</o:p>
<span class="style3">Khu tưởng niệm liệt sĩ Thành Đoàn tại núi Dinh là công
trình của tuổi trẻ thành phố nhằm thể hiện sự biết ơn và tưởng nhớ những cán bộ
Khu Đoàn Sài Gòn - Gia Định kiên trung, bất khuất đã ngã xuống vì độc lập, tự do
của Tổ Quốc.</span><o:p><br class="style3" />
<br class="style3" />
</o:p>
<b style=""><span class="style3">Công trình của lòng biết ơn</span><o:p><br class="style3" />
<br class="style3" />
</o:p>
</b><span class="style3">Núi Dinh đang vào mùa mưa. Những cơn mưa dai dẳng mang
theo cái lạnh và sương mù của núi rừng nhưng không làm những bước chân của các
cô, chú cựu cán bộ Thành Đoàn và mỗi bạn trẻ chùn bước. Ai cũng nóng lòng muốn
chiêm ngưỡng công trình bằng mồ hôi và nhiệt huyết của tuổi trẻ khi suốt 5 tháng
qua, hơn 300 lượt đoàn viên, thanh niên, sinh viên đã thay nhau chuyền những
tảng đá, những bao cát nặng trĩu để góp sức xây dựng khu tưởng niệm này. Vào năm
2003, bia tưởng niệm liệt sĩ Thành Đoàn được xây dựng và để nơi đây trở thành
địa điểm giáo dục truyền thống cho bao lớp đoàn viên, thanh niên thành phố, cho
thế hệ cán bộ Thành Đoàn, ngày 28/2/2010, Hội Sinh viên TP, Đoàn cơ quan Thành
Đoàn đã thực hiện công trình mở rộng khu tưởng niệm. Nhiều hạng mục công trình
như khuôn viên khu sinh hoạt truyền thống và bia tưởng niệm đã hoàn thành đúng
vào dịp cả nước ta kỉ niệm 63 năm Ngày thương binh liệt sĩ. </span></p>
<p class="style4">
<img alt="" class="style3" height="334" src="test.jpg" width="500" /></p>
<p class="style1"><span class="style3">Với tổng kinh phí trên 1,5 tỉ đồng trong
đó sinh viên thành phố tham gia đóng góp 300 triệu đồng, công trình hoàn thành
như một lời tri ân sâu sắc của tuổi trẻ với những cán bộ Thành Đoàn đã quyết tử
cho Tổ quốc quyết sinh. Họ nằm lại mãi mãi trên mảnh đất thiêng và lịch sử mãi
gọi tên những đồng chí Lê Văn Năm (bí danh Hai Tùng), đồng chí Trần Văn Phen (bí
danh Hai Hùng), đồng chí Nguyễn Hữu Minh (Bí danh Hai Sơn)… và nhiều liệt sĩ vô
danh của Khu Đoàn Sài Gòn - Gia Định xưa.</span><b style=""><span class="style3" style=""><br class="style3" />
<br class="style3" />
<span class="style3">“Tôi như trở về nhà”</span><o:p><br class="style3" />
<br class="style3" />
</o:p>
</span></b><span class="style3">Đó là cảm xúc đầu tiên của chú Mười Phát (Nguyễn
Văn Quyền), thành viên Câu lạc bộ truyền thống Thành Đoàn, khi trở về với núi
Dinh. Trong ánh mắt của người chiến sĩ Thành Đoàn đã gần 70 tuổi này vẫn còn
đong đầy hình ảnh của những đồng đội đã từng học tập và sinh hoạt tại vùng cứ
này. Chú cho biết: “Nơi các cháu xây dựng bia tưởng niệm là nơi các anh đã ngã
xuống, còn căn cứ mà ngay xưa các chú học thì phải đi thêm nữa. Hồi đó núi rừng
hoang vu, hiu quạnh, tất cả đồng chí đến đây học phải nghi trang, ngăn cắt nhau,
tuyệt đối không biết mặt nhau để bảo đảm bí mật hoạt động. Nơi rừng thiêng này,
khó khăn thì nhiều lắm nhưng tình cảm anh em, đồng đội với nhau cũng nhiều”.
Công tác huấn luyện khó khăn và căn cứ tại núi Dinh được thành lập là một “công
trình” vĩ đại, mỗi lớp học quy tụ từ 40 - 50 đồng chí, căn cứ núi Dinh đáp ứng
yêu cầu vừa được học tập chính trị vừa được huấn luyện võ trang cho anh em chiến
sĩ. Cứ còn có cả một sân bóng chuyền để các anh em tập luyện. Những tháng ngày
sống cùng đồng đội trở thành kỉ niệm không thể nào quên. </span>
<o:p></o:p>
<br class="style3" />
<br class="style3" />
<span class="style2"><font size="2">Chú Trần Quang Sơn (bí danh Ba Đức), cựu tù
chính trị Côn Đảo, cựu cán bộ Thành Đoàn thì đã từng trải qua những khó khăn khi
học tập tại cứ Thị Vải - Núi Dinh. Kỉ niệm còn đọng lại trong lòng người cán bộ
Thành Đoàn này là những lần được nghỉ học tập cùng các anh em hậu cần đi bắt cá,
kiếm thêm nguồn thức ăn, cãi thiện bữa ăn cho đơn vị. Rồi những lần bị địch bắt,
tra khảo, khai cung nhưng vẫn giữ bí mật cho đồng đội. Căn cứ núi Dinh cũng là
nơi học tập về đường lối cách mạng Việt </font>
<st1:country-region w:st="on">
<st1:place w:st="on"><font size="2">Nam</font></st1:place></st1:country-region><font size="2">,
phương pháp công tác, các lớp học có kết hợp giảng một số điều về triết học để
giải quyết một số quan điểm, tư tưởng của học sinh, sinh viên đô thị. Chú Mười
Phát nói: “Chúng tôi lớn lên từ nền giáo dục Mỹ - ngụy, và khi giác ngộ lí tưởng
cách mạng là cả một sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng. Khi chiến đấu, những
điều đó như đã ngấm vào máu!”</font></span><o:p><br class="style3" />
<br class="style3" />
</o:p>
<span class="style3">Núi Dinh còn gọi là “vùng đất thiêng” vì căn cứ này tồn tại
trong sự tận tụy hi sinh cao cả của đồng đào, của Phật tử và những tăng ni đã
đùm bọc, che chở, chăm sóc. Đó cũng là nơi rèn luyện, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ
phong trào, là chỗ dựa của tuổi trẻ thành phố qua nhiều thế hệ.</span><o:p></o:p><b style=""><br class="style3" />
<br class="style3" />
<span class="style3">Góp sức giữ gìn</span><br class="style3" />
<br class="style3" />
</b><span class="style3">Đồng chí Phạm Chánh Trực - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền
thống Thành Đoàn phát biểu tại lễ khánh thành cho biết: Núi Dinh là một trong
những địa chỉ đỏ mang dấu ấn sâu đậm trong toàn thể học sinh, sinh viên. Nhiều
thế hệ cán bộ Đoàn đã về đây học tập, rèn luyện, chỉ đạo phong trào. “Chúng ta
về lại nơi đây là thăm lại căn cứ và biết ơn những đồng đội xưa đã chiến đấu và
hi sinh, nhớ ơn người dân vùng đất này đã chở che, nuôi giấu cho cán bộ Thành
Đoàn”.</span></p>
<p class="style4"><img alt="" height="334" src="test1.jpg" width="500" /></p>
<p class="style1"><span class="style3">Đồng chí Nguyễn Văn Đua - Phó bí thư
Thường trực Thành ủy đánh giá cao sự nỗ lực của Hội Sinh viên thành phố, đông
đảo sinh viên các trường đã chung tay góp công, góp của tôn tạo khu tưởng niệm.
Đồng chí cũng yêu cầu Thành Đoàn ngày càng đổi mới các phương pháp giáo dục
truyền thống, phương pháp huấn luyện cho đội ngũ Bí thư Đoàn cơ cở, tổ chức
nhiều trại huấn luyện dài ngày, nhiều hình thức khác nhau. Không chỉ riêng ngày
27/7, trong những dịp lễ, Tết, Mùa hè xanh, Thành Đoàn nên sử dụng nơi này cho
công tác huấn luyện thanh niên.</span><o:p><br class="style3" />
<br class="style3" />
</o:p>
<span class="style3">Công trình cũng đã nhận được sự hỗ trợ về vật chất, tinh
thần của nhiều đơn vị hỗ trợ. “Thành quả” của tuổi trẻ cần phải được giữ gìn và
chăm sóc để nơi đây thật sự là nơi đào tạo, huấn luyện những thế hệ cán bộ Đoàn
của thành phố và các tỉnh, thành lân cận. Chú Ba Đức tâm sự: “Tụi con có đủ điều
kiện để học tập và sinh hoạt, công tác thì phải cố gắng nhiều hơn thời của các
cô, chú. Các con phải hướng những bạn trẻ khác nhớ về tổ tiên, truyền thống dân
tộc mình”. </span></p>
<table class="style6" style="width: 100%;">
<tr>
<td class="style1">
<p class="style1"><b style=""><span style=""><span class="style3">Căn cứ
Thành Đoàn tại Núi Dinh</span></span></b></p>
<p class="style1"><span style=""><span class="style3">Trong cuộc đấu
tranh chống Mỹ, cứu nước của Thành Đoàn Sài Gòn - Gia Định giai đoạn
1960 - 1975, song song với các hoạt động đấu tranh công khai tại đô thị
là sự hình thành và phát triển của hệ thống căn cứ kháng chiến của Thành
Đoàn. Chỉ trong 15 năm hình thành và phát triển, với sự lãnh đạo của Khu
ủy và sự sáng tạo của Thành Đoàn Sài Gòn - Gia Định, Thành Đoàn đã thành
lập và đưa vào hoạt động gần 40 căn cứ tại 12 tỉnh thành trải dài từ
miền Đông, miền Tây Nam bộ đến cả đất bạn Campuchia. </span></span></p>
<p class="style4"><span style=""><o:p>
<img alt="" class="style3" height="334" src="test2.jpg" width="500" /></o:p></span></p>
<p class="style1"><span style=""><span class="style3">Trong hệ thống các
căn cứ Thành Đoàn, vùng căn cứ Thị Vải, Núi Dinh thuộc huyện Tân Thành,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những căn cứ quan trọng và có tính
độc đáo. Hình thành trong khoảng thời gian từ 1963 - 1966, căn cứ Núi
Dinh được xây dựng trong vùng núi hiếm hoi của miền Đông Nam bộ, với vị
trí thuận lợi, gần trung tâm đô thị Sài Gòn, có thể hòa vào dòng người
đi du lịch Vũng Tàu hay đi chùa Đại Tòng Lâm vào núi là an toàn. Căn cứ
Núi Dinh là một trong những căn cứ quan trọng và điển hình trong hệ
thống các căn cứ Thành Đoàn thời chống Mỹ. Tại đây, với sự hỗ trợ của
Thị ủy Bà Rịa và Tỉnh ủy Đồng Nai, Thành Đoàn từng bước gây dựng phong
trào, tổ chức các khóa huấn luyện cán bộ, tiếp nhận vũ khí, nuôi quân,
hình thành một hậu phương vững chắc cho mặt trận đấu tranh công khai tại
Sài Gòn.</span><o:p></o:p><span class="style3" style=""><br class="style3" />
<br class="style3" />
<span class="style3">Nhằm góp phần giúp thanh niên, sinh viên tìm về
truyền thống, tri ân các anh hùng, liệt sĩ của Thành Đoàn đã hy sinh cho
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Ban Thường
vụ Thành Đoàn đã có chủ trương và Đại hội </span>
<span class="style3" style="color: black;">Đại biểu Hội sinh viên Việt
Nam thành phố lần IV (2010 - 2015), đã đề ra nghị quyết thực hiện công
trình “Sinh viên Thành phố tham gia cải tạo, mở rộng khu căn cứ cách
mạng Núi Dinh”, với sự hỗ trợ và tư vấn của Câu lạc bộ Truyền thống
Thành Đoàn, sự tham gia của Đoàn cơ quan Thành Thành Đoàn và sự đóng góp
của của các quan, đơn vị, các anh chị nguyên là lãnh đạo thành Đoàn. Đặc
biệt, bằng phương thức “Ngày lao động cộng sản”, Hội Sinh viên thành phố
và Đoàn cơ quan Thành Đoàn đã tổ chức 3 đợt lao động cộng sản với hơn
300 lượt đoàn viên, sinh viên tham gia thực hiện công trình.</span></span></span></p>
</td>
</tr>
</table>
<p class="style5">
<o:p><span class="style3" style=""><strong>THIÊN THANH</strong></span></o:p><span class="style3" style=""><strong>
- ảnh: T.M</strong></span></p>
</body>
</html>